Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (tiếp)

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (tiếp)

v Kiến thức:

 Thể tích của chất lỏng tăng lên khi nóng lên , co lại khi lạnh đi.

 Các chất lỏng khác nhau, giãn nở vì nhiệt khác nhau.

 Tìm được thí dụ cụ thể, thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 Giải thích được một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

v Kỹ năng:

 Làm được thí nghiệm hình 19.1; 19.2 SGK chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 – Ngày soạn: 07/ 02/ 2009
TCT: 22 Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG.
I/ Mục tiêu: Học sinh cần:
Kiến thức:
Thể tích của chất lỏng tăng lên khi nóng lên , co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau, giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Tìm được thí dụ cụ thể, thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Giải thích được một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm hình 19.1; 19.2 SGK chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
II/ Phương tiện dạy học:
Một bình thuỷ tinh đáy bằng.
Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày.
Một nút cao su có đục lỗ.
Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa.
Nước có pha màu.
Một phích nước nóng.
Một chậu nước thường.
Một miếng bìa trắng có vẽ vạch chia
III/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: ổn định và đặt vấn đề:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Chất rắn giãn nở vì nhiệt như thế nào? Em hãy hoàn thành câu C5. Tại sao ly thuỷ tinh dày lại dễ vỡ hơn ly thuỷ tinh mỏng khi rót nước nóng.
Đặt vấn đề:
Chúng ta đã biết chất rắn có sự giãn nở vì nhiệt vậy chất lỏng có giãn nở vì nhiệt hay không và nếu có thì giãn nở như thế nào? Để biết được điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài 19.
Học sinh trả lời.
Nghe giáo viên đặt vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
a/ Thí nghiệm 1:
Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 19.1; 19.2 rồi mô tả thí nghiệm.
Nhận xét câu trả lời của học sinh. Giáo viên cần lưu ý thêm cho học sinh khi gắn nút cao su sao cho không để bọt không khí còn trong bình.
Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả.
Mực nước dâng lên như vậy chứng tỏ điều gì?
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.
Yêu cầu các nhòm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Giáo viên giải thích thêm cho học sinh hiểu đó là do khoảng cách giữa các phân tử nước giãn ra nên thể tích của nước tăng lên chứ không phải là do lượng nước được sinh ra thêm.
Như vậy là thể tích của chất lỏng tăng lên, như vậy thì khối lượng và trọng lượng chất lỏng có tăng không? Tại sao?
Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
Như vậy chất lỏng nở ra khi nóng lên vậy gặp lạnh thì như thế nào chúng ta cùng làm tiếp thí nghiệm câu C2.
Yêu cầu học sinh sự đoán kết quả.
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Như vậy chất lỏng sẽ như thế nào khi làm lạnh?
Không phải bất cứ chất lỏng nào cũng giãn nở vì nhiệt như nhau để biết các chất lỏng giãn nở vì nhiệt như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu thí nghiệm 3.
Yêu cầu học sinh đọc SGK và nhận xét sự giãn nở vì nhiệt của các chất.
Qua 3 thí nghiệm yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Yêu cầu học sinh làm câu C 4.
Đọc SGK và mô tả thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
Mực nước trong ống dâng lên.
Thể tích nước trong bình dâng lên.
Làm thí ngiệm.
Báo cáo kết quả thí nghiệm ( mực nước trong ống thuỷ tinh lên).
Nghe giáo viên giải thích thêm.
Không tăng lên vì không có phân tử nào được sinh ra nên không có sự tăng lên về lượng.
Trả lời câu C1.
Mực nước trong ống sẽ tụt xuống.
Co lại.
Làm câu C 4. 
Làm thí nghiệm.
a/ thí nghiệm 1:
Mực nước trong ống thuỷ tinh tăng lên à chất lỏng nở ra khi nóng lên.
b/ Thí nghiệm 2:
Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
c/ Thí nghiệm 3:
rượu giãn nở vì nhiệt nhiều nhất. Nước giãn nở vì nhiệt ít nhất.
à các chất khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Rút ra kết luận:
C4.
Hoạt động 3: Vận dụng: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Như vậy con người ứng dụng tính chất này của chất lỏng vào thực tế cuộc sống như thế nào? Yêu cầu học sinh hoàn thành các câu C5; C6; C7.
Yêu cầu học sinh cho thêm một số ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Ngoài ra người ta còn ứng dụng để chế tạo ra nhiệt kế chúng ta sẽ được làm quen qua bài 22.
Học sinh hoạt động cá nhân.
Làm bài theo yêu cầu của giáo viên
Vận dụng:
C5.
C6.
C7.
Hoạt động 4: Củng cố hướng dẫn về nhà.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 19.1; 19.2 SBT.
Yêu cầu học sinh về nhà học phần ghi nhớ và làm các bài còn lại trong SBT

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc