1. Kiến thức: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vât và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. Nêu được phương và chiều của trọng lực
Nêu được đơn vị của lực
2. Kĩ năng : Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .
Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng
3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Một bộ TN như của nhóm
2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 Giá treo, 1 Lò xo, 1 Quả nặng 100g có móc treo, 1 Dây dọi, 1 khay nước, 1 Chiếc thước êke
Ngày soạn: TIẾT 07 TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vât và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. Nêu được phương và chiều của trọng lực Nêu được đơn vị của lực 2. Kĩ năng : Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm . Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng 3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Một bộ TN như của nhóm 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 Giá treo, 1 Lò xo, 1 Quả nặng 100g có móc treo, 1 Dây dọi, 1 khay nước, 1 Chiếc thước êke D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: (1’) + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: (4’) HS1: Trình bày những kết quả tác dụng của lực? Ví dụ HS2: Trình bày những kết quả tác dụng của lực? Ví dụ III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: GV: (1’) Trái đất có hình gì? (hình cầu). Con người phân bố ở đâu trên trái đất? (Ở đâu củng có) GV: Treo hình vẽ minh hoạ vị trí của con người trên trái đất: Nhờ đâu mà con người đứng vững được trên mặt đất? 2. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu trọng lực là gì? (14’) GV: Hướng dẫn HS làm TN + Bố trí TN như hình 8.1. Quan sát và trả lời C1 + Cầm một viên phấn trên cao rồi đột nhiên buông tay ra. Quan sát, trả lời C2 HS: Hoạt động nhóm + Bố trí và tiến hành TN + Trả lời C1, C2 GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN HS: Các nhóm cử đại diện trình bày Nhóm nhận xét kết quả nhóm khác GV: Nhận xét và chốt GV: Yêu cầu HS cá nhân làm C3 HS: Cá nhân làm C3, Trao đổi trong nhóm về kết quả I. Trọng lực là gì? 1. Thí nghiệm C3: (1): cân bằng (2): trái đất (3): biến đổi (4): lực hút (5): trái đất 2. Kết luận - Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là trọng lực - Độ lớn của trọng lực tác dụng lên mọi vật gọi là trọng lượng của vật. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực (10’) GV: Cho HS quan sát dây dọi . Yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo của dây dọi HS: Dây dọi gồm một vật nặng treo vào một đầu sợi dây GV: Thông báo phương của dây dọi là phương thẳng đứng HS: Nhận biết dây dọi và phương của dây dọi GV: Yêu cầu HS cá nhân làm C4 và trao đổi với bạn trong bàn về kết quả HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Nhận xét và chốt GV: Phương và chiều của trọng lực? HS: Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống II. Phương và chiều của trọng lực Phương và chiều của trọng lực Phương của dây dọi là phương thẳng đứng 2. Kết luận Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng từ trên xuống dưới HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đơn vị lực (6’) GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết: + Đơn vị của lực là gì ? + Kí hiệu là gì ? + Trọng lượng của quả cân 100g được tính là bao nhiêu Niutơn? HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV GV: Nhận xét và chốt câu trả lời GV: Trọng lượng của quả cân 1kg? HS: 1kg = 1000g = 10. 100g = 10N III. Đơn vị lực Đơn vị của trọng lực là Niutơn , kí hiệu là N Trọng lượng của quả cân 100g đợc tính tròn là 1N Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (4’) GV: Làm thí nghiệm dùng êke để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và phương nằm ngang HS: Quan sát và nêu nhận xét về mối quan hệ giữa phương dây dọi và phương mặt nước? HS:Phương dây dọi vuông góc với mặt nước IV. Vận dụng Phương vuông góc với phơng dây dọi là phơng nằm ngang IV. Củng cố: (3’) HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết V. Dặn dò : (2’) Ôn tập từ bài 1 đến bài 7 tiết sau kiểm tra 1 tiết
Tài liệu đính kèm: