Giáo án Vật lý 6 - Tiết 2: Đo độ dài (Tiếp) - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 2: Đo độ dài (Tiếp) - Năm học 2009-2010

I – MỤC TIÊU

Kỹ năng: + Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước

 + Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.

 + Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả.

 + Biết tính giá trị trung bình của độ dài.

Thái độ: Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3.

Các nhóm: + Thước đo có ĐCNN: 0,5 cm.

+ Thước có ĐCNN: mm.

+ Thước dây, thước cuộn.

III – PHƯƠNG PHÁP:

Đàm thoại, phát vấn câu hỏi.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 2: Đo độ dài (Tiếp) - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2009
Ngày giảng: 08/9/2009
Tiết 2. Đo độ dài (tiếp)
I – Mục tiêu
Kỹ năng: + Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước
 + Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
 + Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả.
 + Biết tính giá trị trung bình của độ dài.
Thái độ: Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.
II - Đồ dùng dạy học
GV: hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3.
Các nhóm: + Thước đo có ĐCNN: 0,5 cm.
+ Thước có ĐCNN: mm.
+ Thước dây, thước cuộn.
III – Phương pháp:
Đàm thoại, phát vấn câu hỏi.
IV – Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
Lớp 6A:........., vắng:.........., lý do vắng................................................................................
Lớp 6B:........., vắng:..........., lý do vắng................................................................................
2. Khởi động vào bài: (3 phút)
Mục tiêu:
Làm thế nào để biết một vật có độ dài là bao nhiêu ?
ứng dụng của việc đo độ dài vào cuộc sống như thế nào ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1. Kiểm tra (10 phút)
 Mục tiêu: Học sinh tái hiện lại kiến thức đổi đơn vị độ dài.
 Tiến hành:
- Yêu cầu học sinh 1: Hãy kể đơn vị đo độ dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính.
Đổi đơn vị sau:
1 km =.............m, 1m = ........................km
0,5 km = .........m, 1m = ........................cm
1 mm = ...........m, 1m = ........................mm
1 cm = ............m, 
- Yêu cầu học sinh 2: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ?
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét phần trả lời của bạn trên bảng
- Giáo viên kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước.
 Hoạt động 2. (15 phút) Cách đo độ dài
 Mục tiêu: Học sinh biết đo thành thạo độ dài một số vật dụng.
 Tiến hành:
 * Hoạt động theo nhóm (nhóm nhỏ theo bàn) và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
- Học sinh thảo luận ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên kiểm tra các phiếu học tập của nhóm, đánh giá độ chính xác cảu từng nhóm.
- GV chốt: Cần ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chon dụng cụ đo cho phù hợp.
- Qua kết quả trên các em rút ra kết luận gì ?
- Học sinh rút ra kết luật ghi vào vở.
 Hoạt động 3. (10 phút) Vận dụng
 Mục tiêu: Rèn kỹ năng lựa chọn dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài.
 Tiến hành:
- Từng em làm câu hỏi C7, C8, C9, C10.
- Nhắc lại cách đo độ dài.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
hoạt động 4. (10 phút) Củng cố – Hướng dẫn về nhà)
- Đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và chon dụng cụ đo có độ chia nhỏ nhất là gì ?
- Chữa bài tập 1 – 2 – 8.
 Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời các câu hỏi C1 đến C10.
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập 1 – 2 – 9
- Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích vào vở trước.
I - Cách đo độ dài
Kết luận: (1): Độ dài, (2): GHĐ, (3): ĐCNN, (4): Dọc theo, (5): Ngang bằng với, (6): Vuông góc, (7): Gần nhất
II – Vận dụng
C7: c), C8: c), C9: (1), (2), (3): 7cm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 6 tiet 1.doc