Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường

Câu I. (3 điểm)

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, xã hội để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu II. (2 điểm)

Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Câu III. (2,5 điểm)

Trình bày đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số nước ta. Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.

Câu IV. (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)

 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0

Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5

Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5

1. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.

2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I. (3 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, xã hội để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu II. (2 điểm)
Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.
Câu III. (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số nước ta. Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
Câu IV. (2,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp - xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
1. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.
2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 
MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2011 - 2012
	Câu I. (3 điểm)
	1. Thuận lợi (2 điểm):
	a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: (1 điểm)
	- Tài nguyên đất: Vùng ĐBSH có diện tích khoảng 1,5 triệu ha đất phù sa châu thổ màu mỡ, độ pH trung tính, lượng đạm và lượng mùn cao, thích hợp sản xuất nông nghiệp thâm canh với nông sản đa dạng. (0,2đ)
	- Khí hậu - thuỷ văn: Do có mùa đông lạnh nên ngoài cây trồng nhiệt đới, vùng ĐBSH còn thích hợp sản xuất nhiều loại nông sản cận nhiệt, ông đới trong vụ đông. Vùng ĐBSH có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa hàng năm khá lớn nên nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú, thuận lợi để tăng vụ, cải tạo đất và nuôi trồng thuỷ sản. (0,2đ)
	- Khoáng sản: Có trữ lượng lớn về đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên, vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí, tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp. (0,2đ)
	- Tài nguyên biển: Do tiếp giáp với vùng biển giàu nguồn lợi thuỷ sản nên vùng ĐBSH có điều kiện phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sản xuất muối, vận tải, thương mại và du lịch biển. (0,2đ)
	- Du lịch: Vùng ĐBSH có tiềm năng lớn về du lịch, với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Văn Miếu; nhiều thắng cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Tam Cốc- Bích Động, Đồ Sơn; nhiều lễ hội và làng nghề truyền thống; đặc biệt Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhờ vậy có điều kiện phát triển du lịch. (0,2đ)
	b. Về dân cư – xã hội: (1 điểm)
	- Dân cư và nguồn lao động: 
	+ ĐBSH có dân cư đông đúc, mật độ dân số cao và có nguồn lao động dồi dào. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh cây lúa nước và các nghề thủ công truyền thống. (0,25đ)
	+ Vùng ĐBSH tập trung đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao nhất cả nước. (0,25đ)
	- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị:
	+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Có mạng lưới giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp điện, nước phát triển hơn các vùng khác. Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. (0,25đ)
	+ Tập trung hàng loạt các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,Vùng ĐBSH nằm ở địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. (0,25đ)
	2. Khó khăn: (1 điểm)
	- Do mặt độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2, năm 2002), quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh gây nhiều sức ép đến tài nguyên và môi trường. (0,25đ)
	- Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất cả nước (0,05ha/người) và sẽ tiếp tục giảm, đã ảnh hưởng đến tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Các tài nguyên thiên nhiên khác cũng suy giảm, nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. (0,25đ)
	- Thời tiết biến động, nhiều thiên tai, dịch bệnh gây trở ngại cho hoạt động sản xuất và đời sống người dân. (0,25đ)
	- Vấn đề giải quyết việc làm trở nên gay gắt, nhất là cho số lao động không có chuyên môn, nghiệp vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn. (0,25đ)
	Câu II. (2 điểm)
	1. Các nhân tố tự nhiên: (1 điểm)
	- Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở về nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. (0,2đ)
	- Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Nhiên liệu (than, dầu, khí); kim loại (sắt, mangan, crôm, đồng, thiếc, chì - kẽm,); phi kim (apatit, pirit, photphorit,); vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,) tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp năng lương, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, (0,2đ)
	- Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông có giá trị lớn về thuỷ năng tạo điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện). (0,2đ)
	- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển nước ta rất đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. (0,2đ)
	- Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ tạo ra các thế mạnh khác nhau của các vùng. (0,2đ)
	2. Các nhân tố kinh tế - xã hội: (1 điểm)
	- Dân cư và lao động: (0,25đ)
	+ Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, tạo nên thị trường trong nước rộng lớn.
	+ Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.
	- Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và hạ tầng cơ sở: (0,25đ)
	+ Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Trình độ công nghệ của nhiều ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.
	+ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước, đang từng bước được cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.
	- Chính sách phát triển công nghiệp: (0,25đ)
	+ Chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
	+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
	- Thị trường: (0,25đ)
	+ Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
	+ Hàng công nghiệp nước ta có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng, Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
	Câu III (2,5 điểm)
	1. Dân số và sự gia tăng dân số nước ta: (1 điểm)
	a. Dân số nước ta: (0,25 điểm)
	Việt Nam là nước đông dân, năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người. Với số dân này, nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới.
	b. Sự gia tăng dân số: (0,75 điểm)
	- Dân số nước ta tăng nhanh dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân số” từ cuối những năn 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX, trong 25 năm 1960 đến 1985 dân số nước ta tăng gấp đôi (từ 30 triệu lên 60 triệu người). (0,25đ)
	- Do nước ta làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Hiện nay dân số nước ta hiện nay đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Tuy nhiên, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. (0,25đ)
	- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với nông thôn và miền núi. (0,25đ)
	2. Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh: (1,5 điểm)
	a. Nguyên nhân: (0,75 điểm)
- Do tỉ suất sinh của dân số nước ta ở nửa sau thế kỉ XX vẫn còn cao (1979 là 32,5‰, 1989 là 30‰, 1999 là 19,9‰) nhưng đã giảm mạnh. Trong khi tỉ suất tử cũng giảm nhanh (1979 là 7,2‰, 1999 là 5,6‰). Do vậy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao. (0,25đ)
	- Tỉ suất sinh cao là do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số; nhiều người chưa thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình; tập quán kết hôn sớm, sinh con nhiều; nhu cầu của nền sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động; (0,25đ)
	- Từ nửa sau thế kỉ XX, nước ta bước vào thời kì bùng nổ dân số do những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm, dẫn tới tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và dân số tăng nhanh. (0,25đ)
	b. Hậu quả: (0,75 điểm)
	- Tác động tới sự phát triển kinh tế: Dân số tăng nhanh tạo ra thị trường trong nước rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, nhưng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được. (0,25đ)
	- Tạo sức ép lên tài nguyên môi trường: Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của nhân dân như tài nguyên đất, rừng, khoáng sản, nước,  (0,25đ)
	- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng; khó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục; tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khó được giải quyết; các tệ nạn xã hội gia tăng; (0,25đ)
	Câu IV. (2,5 điểm)
	1. Vẽ biểu đồ: (1,5 điểm)
	Biểu đồ miền với yêu cầu:
	- Biểu đồ là hình chữ nhật. Trục tung có trị số là 100%. Trục hoành là các năm, khoảng cách giữa các điểm trên trục hoành dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm. (0,5đ)
	- Vẽ lần lượt từng tiêu chí: nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có ghi chú cho từng tiêu chí. (0,5đ)
	- Biểu đồ có đủ tên và bảng chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ và chính xác. (0,5đ)
	2. Nhận xét: (1 điểm)
	- Cơ cấu GDP nước ta năm 1991 với nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (40,5%), công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (23,8%). Tuy nhiên, đến năm 2002, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,5%), thấp nhất là nông, lâm, ngư nghiệp (23,0%). Như vậy, cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. (0,25đ)
	- Nông, lâm, ngư nghiệp giảm 17,5% (từ 40,5% năm 1991 xuống 23,0% năm 2002). Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh đã phản ánh quá trình phát triển của nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp là chính thành một nước công nghiệp. (0,25đ)
	- Công nghiệp – xây dựng tăng 14,7% (từ 23,8 năm 1991 lên 38,5% năm 2002). Đây là khu vực kinh tế tăng nhanh nhất, do chính sách đổi mới - mở cửa, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn với mục tiêu phấn đấu đến những năm 20 của thế kỉ XXI, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. (0,25đ)
	- Dịch vụ tăng 2,8% (từ 35,7 năm 1991 lên 38,5% năm 2002) và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 - 2002. (0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI.doc