Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Ròng rọc

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Ròng rọc

. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của ròng rọc động là giảm lực kéo và đổi hướng của lực, tác dụng của ròng rọc cố định là làm đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

 2. Kĩ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của chúng.

3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
TIẾT16 
RÒNG RỌC
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của ròng rọc động là giảm lực kéo và đổi hướng của lực, tác dụng của ròng rọc cố định là làm đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 
 2. Kĩ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức suy nghĩ và bảo vệ những việc làm đúng đắn. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CUẢ GV VÀ HS
 1. Giáo viên: Mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ là 3N , 1 quả nặng có móc có trọng lượng 2N, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động , 1 sợi dây kéo, 1 giá thí nghiệm .
 Cả lớp: Tranh vẽ phóng to các hình 16.1 ; 16.2 và 16.7 SGK, bảng 16.1 ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm.
 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập. Nghiên cứu trước bài mới.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 I. Ổn định: (1’)	
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bãi cũ: (4’)
 HS1: Hãy kể tên những loại máy cơ đơn giản?
 HS2: Làm cách nào để làm giảm lực kéo khi sử dụng đòn bẩy?
 III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (1’)
Như chúng ta đã biết máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn, trong đó có ròng rọc. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc (8’)
GV: Treo bảng phụ h.16.2(a,b) lên bảng. Bố trí trên bàn GV 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động.
HS: Quan sát hình vẽ và mô hình. Trả lời C1
GV: Hướng dẫn HS trao đổi thống nhất về cấu tạo của các loại ròng rọc
HS: Trả lời C1
GV: Chốt câu trả lời
I. Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc
 + Ròng rọc cố định
 + Ròng rọc động
HOẠT ĐỘNG 2: Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn ntn? (15’)
GV: Để xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào, ta xét 2 y/t sau của lực kéo vật:
 + Hướng của lực
 + Cường độ lực
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết về mục đích, dụng cụ và cách tiến hành TN
HS: Đọc SGK và trả lời 
GV: Hướng dẫn HS lắp TN và các bước tiến hành lắp TN.
HS: Quan sát hướng dẫn của GV
 Tiến hành TN theo nhóm và ghi kết quả
GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm TN
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN
GV: Nhận xét về kết quả TN các nhóm
GV: Tổ chức cho HS rút ra nhận xét và kết luận
HS: Rút ra nhận xét và kết luận
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1.Thí nghiệm
2. Nhận xét
3. Rút ra kết luận
(1) - cố định
(2) – động
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng (10’)
HS: Cá nhân trả lời C5,C6,C7 
GV: Tổ chức chức cả lớp cùng trao đổi thống nhất các câu trả lời
III. Vận dụng
 IV. Củng cố (4’)
GV: Qua bài học này em rút ra được những kiến thức gì?
HS: Trả lời
GV: Gọi HS đọc to ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK
HS: Đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết.
 V. Dặn dò: Lấy VD về việc sử dụng ròng rọc (2’)
- Học bài cũ. Làm các TB 16.4,16.2,16.3,16.4
- Trả lời các câu hỏi bài ôn tập phần tự kiểm tra, tiết sau ôn tập chương I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16.doc