Kiến thức :
- Nhận biết được sự cấu tạo của lực kế ,GHĐ và ĐCNN của một lực kế
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của
cùng một vật để tính trọng lượng của vật
Kĩ năng:
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm.
Ngày soạn: 05/11/2008 Ngày dạy: 6A: 08/11/2008 6B: 08/11/2008 Tiết 11 Bài 10 . LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I/.Mục đích , yêu cầu Kiến thức : - Nhận biết được sự cấu tạo của lực kế ,GHĐ và ĐCNN của một lực kế - Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật Kĩ năng: - Sử dụng được lực kế để đo lực. Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm. II/. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: + Một lực kế lò xo. một sợi dây mảnh ,nhẹ , một quả nặng III/. Các bước lên lớp 1/. Ổn định lớp; 2/. Kiểm tra bài cũ: + Làm bài tập trong SBT + Lực đàn hồi là gì ? Đặc điểm của lực đàn hồi ? 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) - GV yêu cầu HS quan sát 2 hình vẽ ở đầu bài và đưa ra câu hỏi làm thế nào để đo được lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên . GV để cho HS thảo luận và đưa ra các dự đoán . - GV khẳng định câu trả lời của HS là đúng hay sai từ đó dẫn dắt HS vào bài học . Hoạt động 2: Tìm hiểu một lực kế (10’) - Thông qua hình vẽ đầu bài và câu trả lòi của HS mà GV đặt ra câu hỏi :Lực kế là gì? - GV thông báo về lực kế như : loại lực kế, công dụng đo lực kéo hay đo lực đẩy - GV phát lực kế cho mỗi nhóm .Cho HS tìm hiểu cấu tạo của lực kế ? - GV: Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung nếu thiếu. - GV: Để hiểu rõ tác dụng các bộ phận của lực kế. GV cho HS làm câu C1/SGK . - GV: Cho HS xác định GHĐ và ĐCNN của hai lực kế khác loại. - GV : Phát cho mỗi nhóm một quả nặng . Cho HS tìm cách đo trọng lượng của quả nặng. => tình huống nhóm HS đo sai . - GV: nhận xét cách đo của mỗi nhóm . Đi vào tìm hiểu cách đo một lực bằng lực kế Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo một lực bằng lực kế (10’) - GV cho HS thảo luận nhóm câu C3 , cho hai nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét. - GV: Nhận xét - GV cho các nhóm thực hành đo lực của quả nặng và cuốn SGK Vật lí 6.So sáng kết quả của các nhóm với nhau. - GV quan sát và nhận xét nhóm đo chính xác nhất ( điều chỉnh lực kế ,cách đo ,lấy kết qủa..) - GV cho các nhóm thảo luận câu C5 và trả lời . Cho nhóm khác nhận xét. Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng(10’) - GV hỏi lại bài cũ :trọng lượng của một quả cân 100g bằng bao nhiêu niutơn? - GV đặt ra một số câu hỏi: * Khối lượng của quả cân 1 kg có trọng lượng là bao nhiêu N ? * Khối lượng của chiếc xe 45 kg có trọng lượng là bao nhiêu N * Khối lượng của hộp sữa 10 kg có trọng lượng là bao nhiêu N - GV: Gọi trọng lượng P ,khối lượng là m . Em nào có thể cho biết sự liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ? - GV: Cho HS làm câu C6: Hoạt động 5: vận dụng - GV yêu cầu HS lần lượt nghiên cứu và làm các câu C7 và C9 vào phiếu học tập nộp . - GV chấm điểm 5 HS làm nhanh nhất và 3 HS bất kì - Gọi 2 HS lên bảng giải - GV nhận xét cho điểm HS:. _ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. _ Cấu tạo của lực kế gồm :lò xo, vỏ lực kế , kim chỉ thị, bảng chia độ, móc. HS : Trả lời câu C1 : lò xo ; (2 ) kim chỉ thị (3)bảng chi độ HS: C3: vạch 0 lực cần đo phương C5: Khi đo, cần phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế , nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng. HS: Được tính tròn là 1N HS: P = 10m C6: (1)1 ; (2)200 ;(3)10 C7: Vì trọng lượng của vật luôn tỷ lệ với khối lượng nên trong bảng chia đôï người ta ghi khối lượng.Thực chất “cân bỏ túi”là một lực kế lò xo. C9:P=10m = 10x3200 = 3200N I/ Tìm hiểu lực kế 1/ Lực kế là gì? Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. 2/ Mô tả một lực kế lò xo đơn giản C1: II/ Đo một lực bằng lực kế C3: III/Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật : P= 10m . P : là trọng lượng (N) m : là khối lượng (kg) IV/ Vận dụng C7: C9: P = 10m = 10 x 3200 = 32000 N 4./ Củng cố : GV cho HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết . Gọi HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm trong bài . 5./ Dặn dò : Về nhà học thuộc phần ghi chú , đặc biệt là các công thức Cho HS về nhà làm bài tập trong SBT và tìm hiểu bài 11 Xem trước bài 11 : “KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG”
Tài liệu đính kèm: