Giáo án Vật lý 11 - Bài 18: Thực hành Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito

Giáo án Vật lý 11 - Bài 18: Thực hành Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC

1. Về kiến thức

- Thông qua tiết thực hành để củng cố kiến thức lí thuyết đã học trong chương, xác lập mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế.

- Khảo sát được đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn.

- Vẽ được đường đặc trưng Vôn – Ampe của điôt bán dẫn.

- Khảo sát được đặc tính khuếch đại của tranzito

- Xác định hệ số khuếch đại dòng của tranzito

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng li thuyết vào các hoạt động thực tế: Kĩ năng lắp ráp thí nghiệm, kĩ năng đo đạc, kĩ năng thu số liệu và kĩ năng tính toán trên các số liệu thực nghiệm.

- Lập được báo cáo, tính được các sai số và tìm ra nguyên nhân.

3. Về thái độ

- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính cộng đồng.

- Rèn luyện tính trung thực và khách quan, cách nhìn nhận vấn đề khoa học để có thái độ nghiêm túc trong khoa học.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị trước về kiến thức.

- Kiểm tra hoạt động của các thí nghiệm.

- Xem lại cơ sở lí thuyết về tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn.

- Đặc tính khuếch đại của tranzito và cách xác định hệ số khuếch đại dòng của tranzito.

- Cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Cách tiến hành đo và lấy kết quả.

- Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành.

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 11 - Bài 18: Thực hành Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: Thực hành
Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Thông qua tiết thực hành để củng cố kiến thức lí thuyết đã học trong chương, xác lập mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế.
- Khảo sát được đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn.
- Vẽ được đường đặc trưng Vôn – Ampe của điôt bán dẫn.
- Khảo sát được đặc tính khuếch đại của tranzito
- Xác định hệ số khuếch đại dòng của tranzito
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng li thuyết vào các hoạt động thực tế: Kĩ năng lắp ráp thí nghiệm, kĩ năng đo đạc, kĩ năng thu số liệu và kĩ năng tính toán trên các số liệu thực nghiệm.
- Lập được báo cáo, tính được các sai số và tìm ra nguyên nhân..
3. Về thái độ
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính cộng đồng.
- Rèn luyện tính trung thực và khách quan, cách nhìn nhận vấn đề khoa học để có thái độ nghiêm túc trong khoa học.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị trước về kiến thức.
Kiểm tra hoạt động của các thí nghiệm.
Xem lại cơ sở lí thuyết về tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn.
Đặc tính khuếch đại của tranzito và cách xác định hệ số khuếch đại dòng của tranzito.
Cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Cách tiến hành đo và lấy kết quả.
Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Phần A. Khảo sát tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn.
Hoạt động 1: Cơ sở lí thuyết
GV gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n- p của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
Một học sinh khác nhận xét mối quan hệ giữa U và I khi sử dụng điốt thuận và điốt ngược và dự đoán đồ thị U(I) trong hai trường hợp đó.
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ đo
Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa năng hiện số.
Kết hợp hình vẽ 18.3; 18.4; 18.7 và 18.8 SGK với các dụng cụ bố trí trên hình để tiến hành thí nghiệm và lấy số liệu.
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm
 + Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 18.1. Chỉ rõ từng thiết bị và chức năng của từng thiết bị. 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp đo U và I khi mắc điốt thuận
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách mắc mạch điện như hình 18.3 SGK (chú ý cách đặt các thang đo ampe kế và vôn kế trong hai cách mắc).
- Bước 2: Bấm nút “ON” rồi đọc các chỉ số trên A và V rồi ghi vào bảng thực hành 18.1 SGK.
- Làm lại nhiều lần.
2) Phương pháp đo U và I khi mắc ngược điốt
- Mắc sơ đồ như hình 18.4 SGK.
- Tiến hành thí nghiệm và lấy kết quả ghi vào bảng 18.1 SGK.
- Gọi học sinh đứng dậy trả lời các câu C3 SGK.
HS theo dõi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của giáo viên.
- Trả lời các câu hỏi do giáo viên đề ra.
- Thử lắp lại thí nghiệm theo nhóm.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét câu trả lời và mạch lắp xong của nhóm 1, ý kiến bổ sung.
- Học sinh tiếp nhận thông tin.
- HS theo dõi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của giáo viên.
- Mỗi tổ nhận 1 bộ thí nghiệm. Dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng tiến hành lấy số liệu.
- Theo dõi và cùng làm theo giáo viên để lấy số liệu ghi chép vào vở về nhà tính toán.
- Trả lời câu hỏi do giáo viên đề ra.
Phần B. Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito
Hoạt động 2: Cơ sở lí thuyết 
Giáo viên gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n – p - n của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
Một học sinh khác nhận xét về cách phân cực cho tranzito (hình 18.7)
Hoạt động 3. Giới thiệu dụng cụ đo – Tiến hành thí gnhiệm.
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 18.1. Chỉ rõ từng chi tiết thiết bị và chức năng của từng thiết bị.
Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa nhiệm hiện số.
Kết hợp hình vẽ 18.7 và 18.8 SGK với các dụng cụ bố trí trên hình để tiến hành thí nghiệm và lấy số liệu.
Mắc sơ đồ mạch điện
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách mắc tranzito và các thiết bị khác theo hình 18.8.
Lưu ý một số vấn đề cho học sinh.
+ Cách mắt
+ Nguồn 
+ Trở
+ Tranzito
+ Mắc sơ đồ 18.8 theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chú ý:
+ Vị trí của bộ nguồn 6V một chiều.
+ Mắc biến trở R theo kiểu phân áp.
+ Mắc microampe kế A1 ở vị trí DCA 200nối tiếp với R = 300 k và cực B của tranzito.
+ Mắc microampe kế A2 ở vị trí DCA 20m nối tiếp với R = 820 và cực C của trazito.
- Hướng dẫn trả lời câu C5
Tiến hành các bước thí nghiệm
+ Hướng dẫn tiến hành bốn bước như trong sách giáo khoa.
+ Thực hiện các bước thí nghiệm theo sách giáo khoa và hướng dẫn giáo viên.
+ Thực hiện các bước lấy số liệu ghi vào bảng số liệu 18.2.
Hoạt động 4: Hướng dẫn báo cáo thí nghiệm
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mỗi học sinh làm một bản báo cáo ghi đầy đủ các mục:
+ Họ, tên, lớp.
+ Mục tiêu thí nghiệm.
+ Cơ sở lí thuyết.
+ Cách tiến hành.
Dặn học sinh về nhà làm báo cáo.
Trình bày kết quả: Ghi đầy đủ số liệu và tính toán vào các bảng 113 SGK
- Nhận xét:
+ Độ chính xác.
+ Nguyên nhân.
+ Cách khắc phục.
+ Trả lời phần nhận xét và kết luận
IV. Củng cố
- Nắm, hiểu và biết sử dụng các công thức, các dụng cụ thành thạo để lấy số liệu chính xác.
V. Bài tập về nhà
- Làm báo cáo để tuần sau nộp.
- Mỗi HS 1 bản trong giờ tới nộp lại cho GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docly hoang nga.doc