Giáo án Vật lí lớp 9 - Tiết 53, tiết 54

Giáo án Vật lí lớp 9 - Tiết 53, tiết 54

A – MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:: Kiểm tra các kiến thức đã học trong đầu học kì 2 đến giờ

 2. Kỹ năng : Kiểm tra việc vận dụng kiến thức trên vào giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản trong cuộc sống

 3. Thái độ: Trung thực, tự giác và nghiêm túc

B – CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Ra đề và phô tô cho mỗi HS

 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức trong HK 2 đến giờ

C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 1. ổn định tổ chức

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 9 - Tiết 53, tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53
 Ngày soạn :
 Ngày giảng:
 Kiểm tra 
A – Mục tiêu 
 1. Kiến thức::
Kiểm tra các kiến thức đã học trong đầu học kì 2 đến giờ 
 2. Kỹ năng :
Kiểm tra việc vận dụng kiến thức trên vào giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản trong cuộc sống 
 3. Thái độ:
Trung thực, tự giác và nghiêm túc 
B – Chuẩn bị
 1. Giáo viên:
Ra đề và phô tô cho mỗi HS 
 2. Học sinh:
Ôn tập các kiến thức trong HK 2 đến giờ 
C – Tiến trình dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
Phần I: Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu1: Trong một máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính bố trí 
 như sau:
A: NC vĩnh cửu và cuộn dây dẫn nối 2 cực nam châm 
B: NC điện và dây dẫn nối hai cực của nam châm 
C: Một NC có thể quay quanh 1 trục vuông góc với trục của cuộn dây dẫn 
D: Một cuộn dây dẫn kín có thể quay quanh trục của nó trước một NC
Câu 2: Nếu tăng HĐT ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì 
 toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ
A: Tăng lên 100 lần B: Giảm đi 100 lần 
C: Tăng lên 200 lần D: Giảm đi 10 000 lần 
Câu 3: Đặt một vật trước 1 thấu kính phân kì , ta sẽ thu được:
A: Một ảnh ảo lớn hơn vật B: Một ảnh ảo nhỏ hơn vật
C: Một ảnh thật lớn hơn vật D: một ảnh thật nhỏ hơn vật 
Câu 4: Trong hình vẽ bên, SI là tia tới.
 Tia khúc xạ của tia này trùng S N
 với1trong số các đường IH, 
 IE, IG, IK .Hãy điền dấu mũi
 tên vào tia khúc xạ đó P không khí I Q
 nước 
 H
 K N' G E 
Phần II: Tự luận 
Câu5: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm
a, Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính ?
b, Đó là ảnh thật hay ảnh ảo ?
c, ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm ?
3. Đáp án - Biểu điểm 
Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm )
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
C
1 điểm 
2
D
1 điểm 
3
B
1 điểm 
4
Tia IG
1 điểm 
Phần II: Tự luận (6 điểm ) 
a, 
 B I
 B'
 O 2 điểm 
 A F A' 
b, A'B' là ảnh ảo 1 điểm 
c, Vì A trùng với F nên BO và AI là 2 đường chéo của hình chữ nhật BAOI
 Điểm B' là giao điểm của hai đường chéo , A'B' là đường trung bình của 
 giác ABO :
 Ta có OA' = OA = 10 (cm ) 3 điểm 
 ––––––––––––––– — * – ––––––––––––– Ngày soạn :
Tiết 54 
 Ngày giảng:
Mắt
A – Mục tiêu 
 1. Kiến thức::
Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới 
Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới và so sánh được với các bộ phận của máy ảnh 
 2. Kỹ năng :
Biết cáh thử mắt và tìm hiểu bộ phận quan trọng của mắt theo khía cạnh của Vật lí , biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn 
 3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, ..
B – Chuẩn bị
 1. Giáo viên:
Bảng phụ, mô hình mắt 
 2. Học sinh:
Đọc trước bài mới 
C – Tiến trình dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
Nêu cấu tạo cuả máy ảnh ?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Tạo tình huống học tập
Gv tổ chức HS đọc và nêu nhận xét về mẩu hội thoại SGK 
HS đọc và nêu nhận xét 
Gv nhận xét và nêu : Đó chính là 2 con mắt của chúng ta, nó có cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao ?
HS nắm bắt 
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt
1. Cấu tạo của mắt 
Y/C HS đọc tài liệu SGK và trả lời câu hỏi 
+ Hai bộ phận qaun trọng của mắt là gì?
HS đọc SGK và trả lời :
+ Bộ phận nào của mắt đóng vai tròn như TKHT ?Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào ? 
+ Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới 
+ ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu ?
+ Thuỷ tinh thể là 1 TKHT, nó phồng lên hay dẹp xuống để thay đổi tiêu cự f 
GV y/c HS yếu nhắc lại 
+ Màng lưới ở đáy mắt tại đó ảnh hiện lên rõ nét 
Gv tổ chức HS so sánh mắt và máy ảnh 
HS thảo luận trả lời câu C1:
+ Giống nhau: Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT; phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh 
+ Khác nhau: Thể thuỷ tinh có f thay đổi nhưng vật kính có f không thay đổi 
HĐ3: Tìm hiểu sự điều tiết cảu mắt
HS đọc SGK và trả lời :
Y/C HS nghiên cứu tài liệu và trả lời :
+ Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì? 
+ Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự cảu thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới 
+ Sự điều tiết của mắt là gì? 
+ Y/C 2 HS lên vẽ ảnh của vật lên võng mạc khi vật ở xa và gần Ž f của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào ?
GV nhận xét và sửa cách vẽ cho HS 
HS: Vật càng xa thì tiêu cự càng lớn 
HĐ4: Điểm cực cận và điểm cực viễn
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
1. Cực viễn 
Y/C HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi :
HS đọc và báo cáo :
+ Điểm cực viễn là gì ?
+ CV là điểm rất xa mà mắt còn nhìn thấy vật 
Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt 
+ Khoảng cực viễn là gì? 
Tương tự GV y/c HS đọc và trả lời tiếp : 
+ CC là điểm gần nhất mà mắt ta còn nhìn rõ vật 
Khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt gọi là khoảng cực cận 
+ Điểm cực cận là gì ?
2. Cực cận 
+ Khoảng cực cận là gì? 
Y/C HS tự xác định điểm cực viễn và điểm cực cận của mình 
HS tự xác định điểm cực viễn và điểm cực cận của mình
HĐ5: Vận dụng - củng cố
HS trả lời câu C5:
Gv y/c HS trình bày trên bảng, các HS khác làm vào vở 
+ Tóm tắt
+ Dựng hình 
+ Chứng minh 
Gv y/c HS trả lời câu C6 
HS: trả lời câu C6
+ Cực viễn là f dài nhất 
+ Cực cận là f ngắn nhất 
Y/C 2 HS nhắc lại toàn bộ kiến thức của bài 
2HS nhắc lại kiến thức cảu bài 
D – Hướng dẫn về nhà 
Đọc mục có thể em chư biết 
Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài học
Bài tập về nhà: 48.1 - 48.4 (SBT)
Đọc trước bài mới : Mắt cận và mắt lão 

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 9 T 53,54.doc