Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I năm học 2010-2011- Lê Thị Hồng Vân

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I năm học 2010-2011- Lê Thị Hồng Vân

I- MỤC TIÊU : Giúp HS

 Cảm nhận tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.

II- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

On định lớp.

Kiểm tra bài cũ. GV ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài Cổng trường mở ra là gì?

Bài mới.

GV- Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế

 

doc 182 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I năm học 2010-2011- Lê Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 08/08/2010
Bài 1:	Ngày dạy: 09->14/08/2010
Tiết 1	 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	 (Lí Lan)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
Thấy đươc ý nghiã lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
CHUẨN BỊ:
Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn.
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh ( bảng phụ), sách giáo khoa.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : 
 HS 1: Văn bản nhật dụng là gì ? trong chương trình lớp 6 em đã học những văn bản nhật dụng nào ? tác giả là ai ?
HS 2: Văn bản nhật dụng ấy đề cập đén những vấn đề gì trong cuộc sống của con người chúng ta hiện nay? Em thích văn bản nào ? Vì sao ? 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV. Đọc mẫu một đoạn, hs đọc tiếp.
-GV. Uốn nắn những chỗ sai chưa chuẩn xác.
-? Những từ ngữ nào trong bài các em chưa hiểu? 
-? Từ văn bản đã đọc em hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một vài câu ngắn gọn?
-? Bài văn được chia làm mấy đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn?
-? Tự sự làkể người, kể việc còn biểu cảm là bộc lộ trực tiếp tình cảm của con người. Vậy Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản nào?
-? Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
-?Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau?
-? Theo em những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của đứa con?
-? Những chi tiết nào diễn tả nỗi vui mừng, hy vọng của mẹ?
-? Theo em tại sao người mẹ không ngủ được?
-? Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
-? Hãy chỉ ra những từ ghép trong đoạn văn?
-? Em cảm nhận như thế nào về tình mẫu tử đưởc thể hiện trong đoạn văn?
-? Trong đêm không ngủ tâm trí của mẹ đã sống lại những quá khứ kỉ niệm nào?
-? Nhận xét cách dùng liên tiếp các từ láy. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy?
-? Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
-? Tất cả những ý trên đã cho em hình dung về người mẹ như thế nào?
-? Theo dõi phần cuối bài và cho biết trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì?
-? Em có nhận thấy ngày khai trường ở nước ta như là ngày lễ của toàn xã hội?
-? Em hãy miêu tả miệng quang cảnh khai trường ở trường em?
-? Theo em câu văn nào trong đoạn văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
-? Câu nói của người mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? 
? Đoạn thâu tóm nội dung văn bản là đoạn nào?
-? Theo em đoạn ấy mẹ dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai?
-? Văn bản sử dụng những loại từ nào? Kiểu văn bản gì?
HS tự tìm đọc một số chú thích
-Bài văn viết về tâm trạng của một người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
-Bài văn gồm hai đoạn:
 + Từ đầu đến thế giới mà mẹ bước vào( Nỗi lòng người mẹ).
 + Phần còn lại ( Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường)
-Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
- Đêm trước ngày con vào lớp 1
- HS nêu lên những biểu hiện cụ thể
+ Tâm trạng của người con:
thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
- “Niềm vui háo hức như uống một li sữa”.
“Hôm nay mẹ không tập trung được mẹ tin đứa con của mẹ”
- HS nêu. Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi cho con
- Thiết giáp, khai trường, gầm ghế, chân bàn
- Lấy giấc ngủ con làm niềm vui cho mẹ. Đức hy sinh thầm lặng của mẹ.
- Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1.
- Khi nhớ những kỉ niệm đó lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng, xao xuyến.
- HS thảo luận nhóm.
( Làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm thầm kín khó nói bằng những lời trực tiếp).
- Một lòng vì con
- HS nêu.
- HS nói miệng.
-“ Sai một li đi một dặm”
-Không được sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định một tương lai của đất nước.
-HS thảo luận nhóm trả lời.
( Nhà trường sẽ mở ra cho em những gì về tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò)
-“ Đêm nay, mở ra”
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc.
 2. Tìm hiểu chú thích.
 ( Sgk)
 II. Tìm hiểu nội dung văn bản
1/ Nỗi lòng của người mẹ.
 -Đêm trước ngày khai trường.
 + Tâm trạng của người mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
+ Mừng vì con đã lớn:
 + Một lòng vì con
- Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1.
- Rạo rực những bâng khuâng, xao xuyến.
 Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, nhớ, thương.
 Tin tưởng ở tương lai con cái.
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
 - Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường.
- Khẳng định vai trò của nhà trường đối với con người.- Tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường.
 III. Tổng kết.
 1. Nội dung.
 Mẹ dành tình yêu và lòng tin cho con, cho nhà trường và cho xã hộị tốt đẹp.
Nghệ thuật.
 Dùng nhiều từ ghèp, từ láy và kiểu văn bản biểu cảm.
4, CỦNG CỐ. GV cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
 	 Hướng dẫn làm bài tập.
 5. DẶN DÒ. Về nhà học bài và làm các bài tập.
 Đọc bài đọc thêm.
 Đọc và soạn bài “Mẹ tôi”.
Ngày soạn: 08/08/2010
	Ngày dạy: 09->14/08/2010
Tiết 2 	MẸ TÔI.
 Eùt – môn – đô – đơ A – mi – xi.
I- MỤC TIÊU : Giúp HS
 Cảm nhận tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
II- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ. GV ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài Cổng trường mở ra là gì?
Bài mới.
GV- Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV gọi hs đọc.
Hướng dẫn cách đọc.
- GV sửa chữa những chỗ sai.
- GV từ ngữ nào trong bài không hiểu, thống kê trên bảng và cho hs đọc kỹ phần chú thích
- GV trong các phương thức sau, đâu là phương thức chính được dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi?
+ Kể chuyện người mẹ
+ Kể chuyện người con .
+ Biểu hiện tâm trạng của người cha.
- GV nhân vật chính trong văn bản này là ai?
- GV tại sao tác giả lại đăït tên 
cho nhan đề là “Mẹ tôi”?
GV em hãy chỉ ra văn bản này gồm mấy đoạn và nội dung chính của từng đoạn ?
GV hình ảnh người mẹ của En-
 ri-côhiện lên qua chi tiết nào
 trong văn bản ?
- GV phẩm chất cao quý nào của người mẹ được hiện lên từ những chi tiết đó ?
- GV phẩm chất đó được thể
 hiện như thế nào ở mẹ em?
Em hãy tìm những câu nói,nói lên sự xúc động của người bố khi biết En-ri-cô hỗn láo với người mẹ?
Phân tích từ ghép nhát dao vàso sánh nỗi đau của người bố? 
Nhát dao hỗn láo của con có làm đau trái tim người mẹ không?
Nếu là bạn En-ri-cô em sẽ làm gì về việc này?
Hãy quan sát đoạn 2 trong văn bản và cho biết đâu là lời khuyên sâu sắc của người cha đối với En-ri-cô?
Em hiểu như thế nào qua những lơì khuyên sâu sắc của người cha?
Qua bài văn em thấy thái độ của bố như thế nào đối với En-ri-cô?
Lời nói nào của người cha trong đoạn cuối văn bản?
Trong những lời nói đó giọng nói của người cha có gì đặc biệt?
Em hiểu gì về câu nói “Con phải xin lỗi mẹ không phải vì sợ bố trong lòng”?
 Em hiểu gì về người cha qua câu nói “Bố rất yêu con thấy con bội bạc”?
Em có đồng tình với người cha như thế không?
Nêu nội dung chính của văn bản này?
Theo em có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản?
-HS đọc cần thể hiện được tâm tư, tình cảm buồn, khổ của người cha trước lỗi lầm của người con và sự trân trọng của ông với vợ mình(mẹ của En- ri- cô)
- Biểu hiện tâm trạng của người cha là phương thức chính của văn bản“Mẹ tôi”.
-Người cha là nhân vật chính.
- Tác giả không để người mẹ xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Hơn nữa tác giả dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hy sinh mà ngưòi mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình.
- Bố cục gồm 3 đoạn:
 + Từ đầu đến sẽ là ngày con mất mẹ( Hình ảnh người mẹ).
 + Tiếp theo đến chà đạp lên tình yêu thương đó( Những lời nhắn nhủ dành cho con)
 + Phần còn lại(Thái độ dứt khoát của cha trước những lỗi lầm của con). 
-HS nêu chi tiết SGK.
- Thức suốt đêm. Sẵn sàng vì con. Hy sinh tính mạng để cứu
Con. Dành hết tình thương cho con. Quên mình vì con.
- HS tự tìm trong văn bản
- HS tự bộc lộ.
- Càng làm đau trái tim người mẹ, đau gấp bội lần.
- HS tự tìm trong văn bản.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự bộc lộ.
- Thái độ tức giận, buồn bã.
- Dù con có khôn lớn, đã làm cho mẹ buồn phiền như bị khổ hình
- Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại như khuyên nhủ
- Con hãy xin lỗi mẹ
- Hãy cầu xin mẹ hôn con
- Thà rằng bố không thấy con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
- HS tự bộc lộ.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Đọc yêu cầu bài tập.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu chú thích.
 ( Xem sgk)
II- Tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Hình ảnh người mẹ.
- Thức suốt đêm.
- Sẵn sàng vì con.
- Hy sinh tính mạng để cứu
con 
- Dành hết tình thươ ... g của lớp.
II/ Nhận xét kết quả sưu tầm của học sinh:
Tuỳ vào từng lớp GV có thể nhận xét khác nhau.
Động viên, khuyến khích các em sưu tầm nhiều hơn nữa.
III/ Rút kinh nghiệm:
- Cần chuẩn bị bài tốt hơn.
- Khi sưu tầm nhớ ghi rõ từng câu, từng bài.
- Nên sắp xếp theo thứ tự ABC.
- Cần tích cực hơn trong việc sưu tầm ca dao,tục ngữ.
- Không được nhầm lẫn giữa tục ngữ với thành ngữ.
- Cần chú ý sưu tầm nhiều hơn nữa ca dao tục ngữ ơ quê hương mình để thấy được bản sắc văn hoá dân tọc riêng của nơi mình đang sống.
4,Củng cố:
- HS đọc lại những bài đã sưu tầm.
- Hãy giải thích một bài ca dao tục ngữ mà em cho là có ý nghĩa nhất với mình.
- Em có thích sưu tầm ca dao tục ngữ không? Vì sao?
- Ca dao tục ngữ đã để lại cho em những suy nghĩ gì về cha ông ta ngày xưa? Em sẽ làm gì để ca dao và tục ngữ mãi mãi còn lưu truyền và vốn ca dao tục ngữ ở địa phương mình càng ngày càng phong phú?
5, Dặn dò:
- Học thuộc các câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm.
- Tiếp tục sưu tầm các câu ca dao tục ngữ ở địa phương.
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2
Ngày soạn: 29/12/08
Ngày dạy: 02/01 -> 06/01/09
TIẾT 79, 80:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo. Chuẩn bị để tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản này.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp:
2, Kiểm tra bài cũ: Hỏi về kiến thức văn biểu cảm.
3, Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
I/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận trong cuộc sống:
Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK.
Trong đời sống em có thường gặp những câu hỏi như thế không?
Em hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự như vậy?
GV: Những câu hỏi đó rất hay nó cũng chính là những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày khiến người ta phải bận tâm và tìm cách giải quyết.
Nhu cầu nghị luận nảy sinh khi nào?
Gặp những câu hỏi đó em trả lời bằng những kiểu văn bản đã học được hay không? Vì sao?
Ví dụ: Thế nào là sống đẹp thì các em giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?
GV: Cần phải biết cách lập luận, đưa ra lí lẽ, nêu dẫn chứng xác thực khiến người đọc, người nghe hiểu rõ và đồng tình.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục c SGK?
Văn nghị luận thường gặp trong những kiểu văn bản nào?
- HS đọc.
- Có, rất thường gặp.
- HS ghi ra giấy, GV thu lại và đọc.
- Như: Vì sao em thích đọc sách? Xem phim? Ca nhạc? Thể thao? Làm thế nào để học giỏi môn Ngữ văn? Nếp sống văn minh là gì?...
- HS trả lời.
- Không: Vì tự sự là kể, thuật lại câu chuyệnluôn mang tính chất cụ thể, hình ảnh chưa thể có sức khái quát, khả năng thuyết phục người đọc, người nghe làm cho họ thấu tình đạt lí.Còn miêu tả: Chỉ dựng lại chân dung cảnh vật, người, sự vật, sinh hoạt một cách cụ thể. Biểu cảm thì có dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm nó mang tính chủ quan và cảm tính nên không có khả năng giải quyết vấn đề một cách chu đáo, toàn diện và triệt để.
- Trả lời lần lược các câu hỏi: Sống là gì? Đẹp là gì? Sống đẹp là sống vì mục đích gì? Khác với sống không đẹp như thế nào?...
- Xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình: Tạp chí văn học, ngôn ngữ, văn học và tuổi trẻ.
- HS nêu.
- Đó chính là những câu hỏi nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày khiến người ta phải bận tâm và tìm cách giải quyết.
- Văn nghị luận thường gặp dưới dạng các ý kiến trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí,
2. Thế nào là văn bản nghị luận? 
Yêu cầu HS đọc văn bản: “Chống nạn thất học”.
Bác viết bài đó nhằm mục đích gì?
Bác viết cho ai đọc? Ai thực hiện?
Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra ý kiến nào?
Ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm (ý chính) nào? Tìm những câu mang tính luận điểm (ý chính) đó?
Những câu ấy là luận điểm bởi chúng mang quan điểm của tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi ngườiû.
Câu luận điểm có đặc điểm gì?
Để ý kiến có sức thuyết phục, Bài viết nêu lên những lí lẽ (lời giải thích) nào?
Gợi ý: Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho người dân nước ta như thế nào?
Muốn tham gia xây dựng nước nhà tốt thì người dân cần phải có gì?
Cách làm nhanh chóng để biết chữ quốc ngữ?...
Theo em tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng các văn bản: Tả, kể, biểu cảm được không?
Qua văn bản , em hiểu thế nào là văn bản nghị luận?
Muốn xác định được tư tưởng va quan điểm cho người đọc và người nghe thì luận điểm ở văn nghị luận phải như thế nào?
Muốn cho quan điểm, tư tưởng có ý nghĩa thì nó phải hướng đến vấn đề gì?
- HS đọc.
- Chống nạn giặc dốt, nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại.
- Quốc dân Việt Nam – toàn thể nhân dân Việt Nam (rất đông và rộng rãi).
- HS tìm và nêu.
- Một trong những công viện phải thực hiện cấp tốc  trí
- Mọi người phải hiều biết quyền lợi của mình
- Khẳng định một quan điểm, một ý kiến.
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng tám.
- Những điều cần phải có để người dân tham gia, xây dựng nước nhà.
- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Không: Vì các văn bản đó khó vận dụng để thực hiện mục đích đó, khó giải quyết vấn đế kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ,rõ ràng, đầy đủ như vậy. 
- HS nêu.
Rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- HS đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ SGK trang 9.
 4/ Củng cố:
- Nhu cầu của nghị luận là gì?
- Thế nào là văn bản nghị luận?
Cho học sinh làm luyện tập.
Hãy xác định quan điểm, luận điểm, lập luận, lý lẽ trong bài viết: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Quan điểm: thói quen tốt và xấu.
- Luận điểm: + Thói quen tốt: Thức dậy sớm, đọc sách...
	+ Thói quen xấu: xả rác bừa bãi...
- Lập luận, lý lẽ: Học sinh tìm các câu văn trong văn bản.
 5/ Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận ( tt). 
Ngày soạn: 29/12/08
Ngày dạy: 02/01 -> 06/01/09
 Tiết 80: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN ( TT)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Thấy được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo. Chuẩn bị để tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản này.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1/Ổn định lớp:
 2/Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhu cầu của nghị luận là gì?
 - Thế nào là văn bản nghị luận?
 3/ Bài mới:
 Luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc đề, xác định yêu cầu đề, thảo luận nhóm, trình bày.
Đó chính là bài văn nghị luận vì: 
Vấn đề đưa ra bàn luận, giải quyết là một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen tốt Một vấn đề thuộc lối sống đạo đức.
Để giải quyết vấn đề trên tác giả sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.
Văn bản đó từ phần nhan đề đến nội dung (mở bài, thân bài, kết bài) đều thể hiện rõ tính nghị luận.
Tác giả đề xuất ý kiến:
Cần phân biệt thói quen tốt và xấu. 
Cần tạo ra thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu trong đời sống hằng ngày từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ.
Những câu văn thể hiện ý kiến đó là:
Có thói quen tốt và xấu
Có biết phân biệt thói quen tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quennên rất khó bỏ.
Thói quen thành tệ nạn.
Tạo thói quen tốt thì khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ cho xã hội.
Tác giả nêu ra dẫn chứng và lí lẽ:
+ Những câu trên củng chính là lí lẽ.
+ Dẫn chứng trong bài HS đọc lên, GV sửa.
Bài văn này nhằm giải quyết những vấn đế có thực trong thực tế.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? HS nêu GV sửa.
Bài tập 2: HS nêu giáo viên sửa.
Bài tập 3: Hướng dẫn HS về nhà làm.
Bài tập 4: Yêu cầu HS đọc và trả lời tại lớp.
4. CỦNG CỐ:
1. Thế nào là văn bản nghị luận? Văn bản nghị luận có những đặc điễm nào?
2. Vấn đề mà văn nghị luận hướng tới là vấn đề gì?
3. Các trường hợp sau đây trường hởp nào phải dùng văn bản nghị luận? Vì sao?
a. Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
b. Giới thiệụ về người bạn của mình.
c. Trình bày quan điểm về tình bạn
4. Để chuẩn bị tham dự cuộc thi: “Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên” do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phụ trách phần hùng biện. An dự định thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Kể về một câu chuyện nói về mối quan hệ giửa con người với môi trường thiên nhiên.
Cách 2: Dùng văn bản biểu cảm làm thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của thiên nhiên môi trường với con người.
Cô giáo nói cả hai cách ấy đều không đạt? Theo em vì sao như vậy? Muốn thành công, An phải chuẩn bị hùng biện theo kiểu văn bản nào?
5. DẶN DÒ:
 1. Học bài và làm bài tập cho hoàn chỉnh.
 2. Tập viết một đoạn văn nghị luận có đề tài về ý thức bảo vệ của công.
 3. Sưu tầm thêm nhiều đoạn văn nghị luận trong sách báo ghi vào vở bài tập.
 4. Soạn bài: “Tục ngữ về con người và xã hội”
>->->->->->->->->->->->->->

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 HKI.doc