Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 37 đến 66 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 37 đến 66 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu

Kiến thức:- Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều. Chỉ rõ ra được rôto và stato của mỗi loại máy.

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

Kĩ năng:- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục .

- Quan sát mô tả trên hình vẽ. Thu thập thông tin từ SGK

Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập

II. Đồ dùng dạy học

Mô hình máy phát điện xoay chiều

III. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

IV. Tiến trình lên lớp:

Kiểm tra bài cũ

Mục tiêu:Củng cố kiến thức cũ đẻ vận dụng vào kiến thức mới

Thời gian:5p

Cách tiến hành:

Gv: Nêu câu hỏi kiểm tra

H1: Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

H2: Nêu hoạt động của đinamô xe đạp? Dùng đinamô xe đạp có thể dùng để thắp sáng được không?

.ĐVĐ:Giáo viên ĐVĐ như trong SGK

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

Mục tiêu:Mắm được máy phát điện gồm hai phần: Cuộn dây và nam châm

Thời gian: 15p

Cách tiến hành:

 

doc 61 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 37 đến 66 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/01/2010
Ngày giảng: 07/01/2010
Tiết 37 Bài 33. dòng điện xoay chiều
I. Mục tiêu:
 	 Kiến thức: + Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
 + Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
 	Kĩ năng: + Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay.
 + Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
 	Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập 
	II.Đồ dùng dạy học
Cuộn dây dẫn kín, điện kế nhạy, nam châm vĩnh cửu.
III. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp
IV. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Tìm hiểu chiều của dòng điện cảm ứng
Mục tiêu: Nhận biết được chiều của dòng điiện cảm ứng
Thời gian:15p
Cách tiến hành:
Hoạt động Gv
Hoạt động HS
Bước 1:
Gv: Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Gv: Yêu cầu hs các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Bước 2:
Gv: Khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào? Từ đó các em có thể rút ra kết luận gì về chiều của dòng điện và số đường sức từ xuyên qua cuộn dây.
Gv: Gọi hs đọc phần kết luận trong SGK.
Bước 3:
Gv: Thông báo: Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi như trên gọi là dòng điện xoay chiều. Trong thực tế chúng ta thường sử dụng dòng điện xoay chiều.
Hs: tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra.
Hs: Đại diện các nhóm trả lời: 
- Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì đèn thứ nhất sáng, khi đưa nam châm từ trong ra ngoài thì đèn thứ hai sáng.
- Chiều của dòng điện trong hai trường hợp là ngược nhau.
Hs: Trả lời như phần kết luận trong SGK.
Hs: Đọc phần kết luận trrong SGK
-Hs theo dõi
* Kết luận: Đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
Mục tiêu: Biết được cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Thời gian:15p
Cách tiến hành:
Bươc 1:
Gv: Chúng ta đã biết chiều của dòng điện phụ thuộc vào số đường sức xuyên qua tiết diện của cuộn dây. Vậy có những cách nào để tạo ra dòng điện xoay chiều?
Bước 2:
Gv: Có hai cách để tạo ra dòng điện xoay chiều, bây giờ chúng ta đi tìm hiểu các cách đó
Gv: Yêu cầu hs hoàn thành câu hỏi C2
Gv: Gọi hs trả lời
Bước 3:
Gv: Đưa hình 33.3 lên bảng phụ, giới thiệu
Gv: Yêu cầu hs thảo luận trả lời C3
Hs: Thảo luận trả lời C3
Gv: Gọi đại diện hs trả lời
Hs: Trả lời
Gv: Qua đó các em có thể rút ra kết luận gì?
Hs: Nêu phần kết luận trong SGK
Gv: Nhắc lại phần kết luận
Yêu cầu hs ghi kết luận vào vở
Hs: Có thể không trả lời
Hs: Hoàn thành C2
C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
Hs: Quan sát 
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
 C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây quay từ vị trí 2 sang vị trí 1 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Vậy dòng cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
 Kết luận ( SGK)
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức trên vào giải bài tập
Thời gian:12p
Cách tiến hành:
Gv: Yêu cầu hs nhắc lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs hoàn thành C4
Hs: Hoàn thành C4 
C4: Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng, Trên nửa vòng tròn sau số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều đèn thứ hai sáng.
Tổng kết và hướng dẫn về nhà(3p)
-Gv chốt lại kiến thức cơ bản của bài học 
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc
-Đọc trước bài 34
NS:6/01/2010
ND:8/01/2010
Tiết 38
Bài 34. máy phát điện xoay chiều
I. Mục tiêu 
Kiến thức :- Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều. Chỉ rõ ra được rôto và stato của mỗi loại máy.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Kĩ năng :- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục .
- Quan sát mô tả trên hình vẽ. Thu thập thông tin từ SGK
Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
Mô hình máy phát điện xoay chiều
III. Phương pháp 
Vấn đáp, thuyết trình
IV. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu:Củng cố kiến thức cũ đẻ vận dụng vào kiến thức mới
Thời gian:5p
Cách tiến hành:
Gv: Nêu câu hỏi kiểm tra
H1: Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
H2: Nêu hoạt động của đinamô xe đạp? Dùng đinamô xe đạp có thể dùng để thắp sáng được không?
.ĐVĐ:Giáo viên ĐVĐ như trong SGK
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Mục tiêu :Mắm được máy phát điện gồm hai phần : Cuộn dây và nam châm
Thời gian : 15p
Cách tiến hành :
Hoạt động Gv
Hoạt động HS
Bước 1 :
Gv: Trong bài trước các em đã biết nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. Dựa vào cơ sở đó người ta chế tạo ra hai loại máy phát điện xoay chiều. Trong hình 34.1 và 34.2 là mô hình hai loại máy phát đó, các em hãy quan sát và chỉ ra các bộ phận chính của từng loại máy
Bước 2 :
Gv: Yêu cầu cá nhân hs hoàn thành C2.
Gv: Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt?
Gv: Hai loại máy phát điện có cấu tạo khác nhau những nguyên tắc hoạt động có khác nhau không?
Bước 3:
Gv: Như vậy máy phát điện xoay chiều gồm mấy bộ phận?
Gv: Một trong hai bộ phận đứng yên gọi là stato bộ phận còn lại có thể quay gọi là rôto.
Hs: Quan sát mô hình, chỉ ra các bộ phận chính của máy.
C1: Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
Hs: Hoàn thành C2
C2: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Hs: Các cuộn dây được quấn quanh lõi sắt để làm tăng từ trường của nam châm điện.
Hs: Nguyên tắc hoạt động của hai máy phát là giống nhau vì đều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hs: Trả lời theo phần kết luận trong SGK
*Kết luận : Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện trong kĩ thuật và trong sản xuất.
Mục tiêu: Nắm được một số đặc tính của máy phát điện trong kỹ thuật
Thời gian:10
Cách tiến hành:
Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin trong SGK.
Gv: Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật có những đặc điểm gì?
Gv: Thông báo như trong SGK
Hs: Tìm hiểu thông tin trong SGK
Hs: Trả lời
- Cường độ dòng điện đến 2000A
- Hiệu điện thế xoay chiều đến 2500V
- Tần số 50Hz
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: So sánh được cấu tạo và hoạt động của máy phát điện với đI na mô ở xe đạp
Thời gian:10
Cách tiến hành:
Gv: Hệ thống nội dung kiến thức
Yêu cầu hs hoàn thành C3
Hs: Hoàn thành C3
C3: 
Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Khác nhau: Đinamô có kích thước nhỏ, công suất phát điện nhỏ, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà(5p)
-Gv chốt lại kiến thức cần nhớ
- Học bài theo phần ghi nhớ trong SGK
- Đọc phần có thể em chưa biết
NS:9/01/2010
ND:11/01/2010
Tiết 39
Bài 35. các tác dụng của dòng điện xoay chiều - đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều 
I.Kiến thức
Kiến thức: Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
Kĩ năng: + Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
+ Nhận biết được kí hiệu ampe kế và vôn kế xoay chiều. Biết cách sử dụng chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
- Sử dụng dụng cụ đo điện, mắc được mạch điện theo sơ đồ
Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong hcọ tập
II.Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs
 1 nam châm điện, 1nam châm vĩnh cửu, 1nguồn điện 1 chiều 3V -6V, 1nguồn điện xoay chiều.
 III. Phương pháp:
	Thuyết trình, vấn đáp
 IV. Tổ chức thực hiện 
Kiểm tra bài cũ (3p):
Gv: Nêu câu hỏi kiểm tra
H1: Dòng điện xoay chiều có đặc điển gì khác với dòng điện một chiều? Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
H2: Dòng điện một chiều có những tác dụng gì? Đo dòng điện một chiều như thế nào?
Hoạt động 1: Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Mục tiêu: Nắm được 3 tác dụng của dòng điện xoay chiều
Thời gian:15p
Cách tiến hành:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bước 1:
GV làm TN H35.1 và yêu cầu HS cho biết tác dụng của dòng điện trong mỗi TN.
Bước 2:
? Dòng điện 1 chiều còn có tác dụng sinh lí, vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí không ? Tại sao em biết ?
GV thông báo thêm về dòng điện xoay chiều thờng dùng có hiệu điện thế 220V nên tác dụng sinh lí rất mạnh và nguy hiểm
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng quang
- Tác dụng từ
HS trả lời câu hỏi của GV và C1
Kết luận: Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng quang
Hoạt động 2: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Mục tiêu: Nắm được tác dụng từ của dòng điện lên nam châm
Thời gian:15p
Cách tiến hành:
Bước 1:
* Nhóm HS dự đoán hiện tợng xảy ra và làm TN kiểm tra theo H35.2
Bước 2:
* GV mắc mạch điện H35.4 dùng V và A để đo hiệu điện thế ở 2 cực nguồn điện và cờng độ dòng điện trong mạch.
? Nếu đổi chiều dòng điện thì chiều quay của kim trên dụng cụ đo thay đổi như thế nào?
? Nêu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều đối với nam châm
-Hs thực hiện
HS: dự đoán hiện tợng xảy ra với thanh nam châm có gì khác so với trờng hợp dùng nguồn điện 1 chiều.
Kết luận : Khi dòng điện đổi chiều thi lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
Kết luận: Khi dòng điện đổi chiều thi lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều :
Mục tiêu: Biết tíên hành thí nghiệm đo cương độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều
Thời gian:10p
Cách tiến hành:
GV: Làm mẫu thí nghiệm, yêu cầu hs quan sát để trả lời câu hỏi sgk
Gv nêu kết và cho học sinh ghi vở
HS: Quan sát thí nghiệm, trã lời câu hỏi sgk
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà(2p)
-Gv chốt lại nội dung cần học
-Đọc mục “Có thể em chưa biết”
-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
NS:12/01/2010
ND:14/01/2010
Tiết 40: Truyền tải điện năng đi xa
I. Mục tiêu:
Kiến thức:- ... h TN của HS.
HĐ2: Làm TN phân tích ánh sáng mầu do nguồn sáng mầu phát ra. (15)
- HS làm TN theo nhóm:
+) Dùng đĩa Cd để phân tích ánh sáng mầu do những nguồn sáng khác nhau phát ra.
+) Quan sát mầu sắc của ánh sáng thu được, rút ra nhận xét.
- GV giao dụng cụ TN cho từng nhóm vàg hướng dẫn HS làm TN.
- Hướng dẫn HS nhận xét và ghi lại nhận xét.
HĐ3: Làm báo cáo thực hành. (15)
- Cá nhân HS ghi lại các câu trả lời vào báo cáo và kết quả TN vào bảng 1.
- Ghi kết luận chung về kết quả TN.
- Nộp báo cáo thực hành cho GV.
- GV hướng dẫn HS làm báo cáo và đánh giá kết quả.
HĐ4: Đánh giá giờ thực hành và hướng dẫn về nhà. (5)
- Nghe GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành và kết quả đạt được.
- GV nhận xét, đánh giáhìơ thực hành:
+) Ưu điểm, kết quả.
+) Tồn tại ( nhóm, cá nhân)
- Hướng dẫn HS học ở nhà:
+) Trả lời câu hỏi phần I – SGK/ 151.
+) Trả lời câu hỏi 17 – 23 (phần II – SGK/ 152)
Ngày soạn: 21/4/2010
Ngày giảng: 23/4/2010
Tiết64:
Tổng kết chương III – quang học.
I. Mục tiêu: HS cần:
Kiến thức: Trả lời được các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
Kĩ năng: Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được để giảI thích và giảI được các bài tập trong phần vận dụng.
Thái độ: cẩn thận, nghiêm túc trong học tập
II. đồ dùng dạy học
GV giải sẵn các bài tập trong phần vận dụng.
HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong bài tổng kết chương III.
II. Phương pháp
IV. Tổ chức thực hiện:
HĐ1: Trả lời các câu hỏi trong phàn tự kiểm tra. (25)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cá nhân trình bày câu trả lời cho các câu hỏi tự kiểm tra.
- HS khác phát biểu, đánh giá câu trả lời của bạn.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra và chỉ định từng HS trả lời.
- Gọi HS khác phát biểu, đánh giá các câu trả lời của bạn.
- GV phát biểu nhận xét và hợp thức hoá kết luận cuối cùng. (nên cho HS trả lời khoảng 10 câu: Trừ các câu 2, 5, 8, 12, 14, 16.)
HĐ2: Làm một số bài tập vận dụng. (20)
- Cá nhân tìm hiểu nội dung và trả lời các câu 20, 21, 22:
Câu 20: D
Câu 21: a – 4; b – 3; c – 2; d – 1.
Câu 22a: 
 B I
 B/
 AF A/ 0
b) A/B/ là ảnh ảo.
c) 0A/ = 0,5 0A = 10 cm. 
 B I
 40
 120 0 8 F A/
 A
 B/
- Từng HS làm phần a,
- Từng HS làm phần b, theo hướng dẫn của GV: (biến đổi các tỉ số từ cá cặp tam giác đồng dạng để lập được phương trình ẩn A/B/).
- Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi 20, 21, 22.
- Gọi HS trả lời từng câu hỏi và yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, hợp thứchoá câu trả lời.
- Yêu câud từng HS trình bày bài tạp 22.
- Gọi 1HS lên bảng làm phần a.
- Hướng dẫn HS làm phần c: A/B/ là đường trung bình của tam giác AB0.
- Yêu cầu từng HS làm bài tập 23a.( có thể gọi HS nêu cách vẽ)
- Gv vẽ hình lên bảng theo các bước HS nêu.
- Hướng dẫn HS làm phần b:
+) Xét các cặp tam giác đồng dạng:
 (1)
 và 0I = AB
(2)
Từ (1) và (2) tính được A/B/ = 2,86 (cm) 
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà
Ôn lại các kiến thức trên ở chương III.
Làm bài tập 24, 25, 26 SGK/ 152.
Tìm hiểu bài 59.
Ngày soạn: 24/4/2010
Ngày giảng: 26/4/2010
Chương IV. Sự bảo toàn và chuyển hoá 
năng lượng
Tiết 65:
Bài 59. năng lượng và sự chuyển hoá
năng lượng
I. Mục tiêu: HS cần:
Kiến thức: Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.
	- Nhận biết được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.
Kĩ năng: Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng. Mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Thái độ: Cẩn thận, nghiem túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị cho cả lớp:
 	Tranh vẽ hình 59.1.
Đi na mô xe đạp có bóng đèn (nếu có)
Máy sấy tóc (nếu có)
Bóng đèn Pin và Pin
Gương cầu lõm và đèn chiếu.
II. Phương pháp
Vấn đáp, hoat động nhóm
IV. Tổ chức thực hiện
HĐ1: Ôn lại các kiến thức để nhận biết cơ năng và nhiệt năng. (5)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cá nhân tự nghiên cứu để trả lời C1, C2.
- Trả lời câu hỏi của GV và rút ra kết luận về những dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng.
- GV gọi một vài HS trả lời C1, C2 và trả lời câu hỏi:
+) Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết một vật có cơ năng hay có nhiệt năng?
+) Nêu ví dụ về trường hợp vật có cơ năng, vật có nhiệt năng?
HĐ2: Ôn lại các dạng năng lượng đã biết. (8)
- Nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi của GV.
- Thảo luận và nêu cách nhận biết từng dạng năng lượng một cách gián tiếp nhờ chúng đã chuyển thành cơ năng hay nhiệt năng.
- GV nêu câu hỏi:
+) Hãy nêu tên các dạng năng lượng khác?
+) Làm thế nào mà ta nhận biết mỗi dạng năng lượng đó?
- GV cho HS thảo luận cách nhận biết từng dạng năng lượng một:
+) Điện năng.
+) Quang năng.
+) Hoá năng.
HĐ3: Chỉ ra sự biến đổi năng lượng giữa các dạng..ở hình 59.1 – SGK. (12)
- Quan sát hình vẽ 59.1 – SGK tìm hiểu nội dung câu hỏi.
- Trả lời C3.
- Thảo luận chung về những biến đổi về hiện tượng quan sát được trong mỗi thiết bị, nhận biết có dạng năng lượng nào xuất hiện và do đâu mà có.
- Trả lời C4.
- Rút ra kết luận 2 trong SGK.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- GV treo tranh vẽ phóng to hình 59.1 lên bảng yêu cầu HS nghiên cứu trả lời C3.
- Nếu có các thiết bị GV có thể biểu diễn các TN tương ứng để cho HS thấy rõ dạnh năng lượng nào có thể nhận biết trực tiếp được, dạng năng lượng nào phải nhận biết gián tiếp.
- Yêu cầu HS mô tả diễn biến của hiện tượng trong từng thiết bị, căn cứ voà đó để xác định dạng năng lượng trong từng bộ phận.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+) Dựa vào đâu mà ta nhận biết được điện năng?
+) Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo một sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác?
HĐ4: vận dụng, củng cố. (15)
- Cá nhân tìm hiểu câu hỏi C5.
- Thảo luận chung, lập luận để trả lời C5:
Vì bình cách nhiệt nên phần nhiệt lượng nước nhận được để tăng 200c lên 800c chính là phần nhiệt lượng do điện năng chuyển hoá thành:
A = Q = mC(t2 – t1)
= 2.4200.60 = 504 000 (J) = 0,14(KW.h)
- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
GV gợi ý:
+) trong C5, điều gì chứng tỏ nước nhận thêm nhiệt năng?
+) Dựa vào đâu mà ta biết được nhiệt năng mà nước nhận được là do điện năng chuyển hoá thành?
- GV nêu câu hỏi củng cố:
+) Dựa vào dấu hiệu nào mà ta nhận biết được cơ năng và nhiệt năng?
+) Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được?
Tổng kết và hướng dẫn học tậpở nhà ( 3p ) 
Học bài theo SGK.
Trả lời câu hỏi 
Tìm hiểu nội dung bài 60.
Ngày soạn: 24/4/2010
Ngày giảng:26/4/2010
Tiết 66:
Bài 60. định luật bảo toàn năng lượng.
I. Mục tiêu: HS cần:
Kiến thức: Qua TN, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu. Năng lượng khong tự sinh ra.
Kĩ năng: Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó, thừa nhận phần năng lượng bị giảm đI bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
-Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giảI thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng.
Thái độ: cẩn thận, ngêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại (nếu có).
III. Phương pháp
Vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức thực hiện
HĐ1: Nhận thức vấn đề bài học. (5)
Mục tiêu: Tạo tình huống học tập cho hs
Cách tiến hành: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV, đưa ra dự đoán.
GV nêu câu hỏi: vì sao loài người không thực hiện được mơ ước chế tạo động cơ vĩnh cửu không cần cung cấp năng lượng mà vẫn hoạt động được?
HĐ2: Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng, phát hiện sự hao hụt năng lượng và xuất hiện dạnh năng lượng mới.
Mục tiêu: Biết được các cách chuyển hoá năng lượng
Cách tiến hành: 
- Quan sát TN của GV.
- HS thảo luận, trả lời C1, C2, C3.
- Trong khi lập luận, chỉ rõ dấu hiệu nào chứng tỏ vật có thế năng, động năng, nhiệt năng.
- Làm việc cá nhân tìm hiểu thông báo trong SGK.
- Rút ra kết luận.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- GV làm TN như hình 60.1 – SGK, yêu cầu HS quan sát TN để trả lời C1, C2, C3.
- Gọi một số HS trình bày những điều quan sát được và lập luận để chứng tỏ có sự biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, có sự hao hụt cơ năng, có sự xuất hiện nhiệt năng.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+) Điều gì chứng tỏ năng lượng không tự sinh ra được mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành?
+) Trong quá trình biến đổi, nếu thấy một dạng năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là do nó đã biến đi mất không? tại sao?
HĐ3: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. (12)
- Tìm hiểu TN như ở hình 60.2 – SGK.
- Quan sát TN GV làm.
- Trả lời C4, C5.
- Thảo luận chung ở lớp về câu trả lời của C4, C5.
- Rút ra kết luận 2 trong SGK.
- Cá nhân tự đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- GV nêu dụng cụ TN.
- Tiến hành TN, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+) Hãy phân tích quá trình biến đổi qua lại giữa cơ năng và điện năng trong TN trên?
+) So sánh năng lượng ban đầu cung cấp cho quả nặng A và năng lượng cuối cùng mà quả nặng B nhận được?
- Gọi vài HS trình bày câu trả lời của C4, C5 – thảo luận chung ở lớp.
+) Trong TN trên, ngoài cơ năng và điện năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? phần năng lượng mới xuất hiện này do đâu mà có?
HĐ4: Tiếp thu định luật. (3)
Cá nhân nghe thông báo của GV, tự đọc mục “ định luật bảo toàn năng lượng” trong SGK.
- Chỉ ra được nhiệt năng đã truyền đi đâu và không trái với định luật bảo toàn năng lượng.
- Cá nhân suy nghĩ, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
- GV thông báo nội dung định luật.
+) Trong các kết luận thu được ở TN trên, thì nhiệt năng đã truyền đi đâu?
+) Trong TN đun nóng nước bằng điện, khi để nguội nước thì có phải nhiệt năng đã tự mất đi không? tại sao?
HĐ5: Vận dụng, củng cố. (10)
- Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
- Tự đọc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưabiết”.
GV nêu câu hỏi:
+) ý định chế tạo động cơ vĩnh cửu trái với định luật ở chỗ nào?
+) Khi đun bếp, nhiệt năng bị hao hụt, có phải là ở đây định luật bảo toàn năng lượng không đúng nữa không?
+) Trong các quá trình biến đổi năng lượng, cơ năng thường bị hao hụt, vậy điều đó có trái với định luật không? tại sao?
- GV cho HS đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
Tổng kết và hưóng dẫn học tập ở nhà ( 2p )
Học bài theo SGK.
Trả lời các câu hỏi 
Tìm hiểu bài 61.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat li 9 ki 2.doc