Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng

MỤC TIÊU:

- Hs kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên.

- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

- Mô tả được TN và xử lý được bảng kết quả TN chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc và m, độ tăng nhiệt độ và chất làm vật.

- Hs có kỹ năng phân tích bảng số liệu về kết quả TN có sẵn.

- Rèn cho Hs kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá.

- Hs có thái độ nghiêm túc trong học tập.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 28
Công thức tính nhiệt lượng
A- Mục tiêu:
- Hs kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được TN và xử lý được bảng kết quả TN chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc và m, độ tăng nhiệt độ và chất làm vật.
- Hs có kỹ năng phân tích bảng số liệu về kết quả TN có sẵn.
- Rèn cho Hs kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá.
- Hs có thái độ nghiêm túc trong học tập.
B- Chuẩn bị:
 - Đồ dùng 
+ Gv: 2 giá TN, 2 lưới đốt, 2 đèn cồn, 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, 2 kẹp, 2 nhiệt kế.
+ Mỗi nhóm Hs: Kẻ sẵn 3 bảng kết quả TN: 24.1; 24.2; 24.3 vào vở.
 - Những điểm cần lưu ý:
+ Các dụng cụ được lắp theo hình 24.1 chỉ để dùng minh hoạ các TN trong bài. Không yêu cầu làm TN.
+ Nhiệt lượng và năng lượng được đo bằng cùng 1 đơn vị nhưng khác nhau về bản chất.
- Nhiệt lượng là đại lượng biểu thị số đo năng lượng được truyền đi. Đại lượng này chỉ xuất hiện khi có sự truyền năng lượng.
- Năng lượng là hàm số đơn giá của trạng thái, ứng với mỗi trạng thái xác định của vật chỉ có 1 giá trị năng lượng.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 8A:. ; 8B:.. 
II- Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Nêu định nghĩa nhiệt lượng. Kể tên các cách truyền nhiệt.
Hs2: Trả lời BT 23.1 ; BT 22.2 và BT 22.3
BT 23.1: C
BT 23.2: C
BT 23.3: Đốt ở đáy ống để tạo nên các dòng đối lưu
III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hs: Đọc – nghiên cứu SGK
-? Dự đoán xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Gv: Để kiểm tra sự phụ thuộc 3 yếu tố trên ta làm TN như thế nào?
Hs: Đọc – nêu cách tiến hành TN.
Gv: Lắp dụng cụ theo hình 24.1 – Giới thiệu bảng kết quả 24.1
Hs: Phân tích kết quả trả lời C1; C2. 
Hs: Nghiên cứu SGK – nêu cách tiến hành TN.
- Thảo luận nhóm trả lời C3; C4. 
Hs: Phân tích bảng số liệu 24.2 rút ra kết luận.
Hs: Nghiên cứu – hoạt động nhóm thảo luận trả lời C6; C7. 
- Phân tích kết quả bảng 24.3 – rút ra kết luận. 
- Qua các TN vừa phân tích em cho biết nhiệt lượng của 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Gv: Giới thiệu khái niệm về nhiệt dung riêng, bảng nhiệt dung riêng của 1 số chất.
Hs: Giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của 1 số chất trong bảng 24.4 SGK
Hs: Nêu những điểm cơ bản cần nắm trong bài.
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
Hs: Vận dụng trả lời C8; C9; C10. 
Hs: Đọc bài –tóm tắt.
- áp dụng công thức nào để tính nhiệt lượng?
I- Nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
- Dự đoán: Phụ thuộc 3 yếu tố:
 + Khối lượng của vật
 + Độ tăng nhiệt độ của vật
 + Chất cấu tạo nên vật.
Quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
C1:
 Độ tăng t0 và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2: Kết luận:
 Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 
2.Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
C3:
 Giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng một lượng nước.
C4:
 Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau nghĩa là nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau, thời gian đun khác nhau.
C5: Kết luận:
 Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
C6: 
 Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
C7: Có
* Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
Q = m.c. t
II- Công thức tính nhiệt lượng:
Q: Nhiệt lượng thu vào - đơn vị là J
m: Khối lượng của vật - . . . . . . . Kg
 t = t2 - t1 là độ tăng nhiệt độ - . . . 0C
C: Nhiệt dung riêng - . . . . . . J/Kg.K
 Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10c.
- ý nghĩa của nhiệt dung riêng:
VD: Khi nói nhiệt dung riêng của rượu là 2 500 J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1 kg rượu nóng lên thêm 10c cần truyền cho rượu một nhiệt lượng là 2 500 J.
III- Vận dụng:
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C8:
 Tra bảng để biết nhiệt dung riêng, cân để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ.
C9:
 Tóm tắt: m = 5Kg
 t1 = 200C
 t2 = 500C
 C = 380 J/Kg.K
 Q = ?
Giải
Nhiệt lượng cần truyền cho 5 Kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là:
- áp dụng công thức:
 Q = m.c.(t2- t1)
 = 5.380.(50 – 20) 
 = 57 000J = 57 KJ
C10: Tóm tắt:
m1= 0,5 kg
m2 = 2 kg
t1= 25 0C
t2= 100 0C
C1= 880 J/kg.K
C2= 4 200 J/kg.K
Q1= ?
Q2 = 
Q = ?
Giải
- Nhiệt lượng ấm nhôm cần thu vào :
Q1= m1.c1.(t2- t1 )
= 0,5. 880. 75 = 33 000J = 33 KJ
- Nhiệt lượng nước cần thu vào:
Q2= m2.c2. (t2- t1 )
= 2. 4 200. 75 = 630 000 J = 630 KJ
- Nhiệt lượng cần đun sôi ấm nước là:
Q = Q1 + Q2= 33 000 + 630 000
= 663 000 J = 663 KJ
IV- Củng cố:
- Nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
- Công thức tính nhiệt lượng? Nêu rõ tên, đơn vị từng đại lượng trong công thức?
V- Hướng dẫn học ở nhà:
	- Họ thuộc phần ghi nhớ – Nắm vững công thức tính nhiệt lượng.
	- Làm bài tập 24.1 -> 24.7 (SBT).
	- Đọc “Có thể em chưa biết” và đọc trước bài “Phương trình cân bằng nhiệt”.
D- Rút kinh nghiệm:
+

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc