Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

A- MỤC TIÊU:

- Hs nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.

- Biết sự đối lưu chỉ xảy ra trong môi trường chất lỏng và chất khí. Không xảy ra trong môi trường chất rắn, chân không.

- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.

- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.

- Hs có kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ TN đơn giản: đèn cồn

 + Lắp đặt TN theo hình vẽ.

 + Sử dụng khéo léo 1 số dụng cụ TN dễ vỡ.

- Có thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 27
Đối lưu - bức xạ nhiệt
A- Mục tiêu:
- Hs nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết sự đối lưu chỉ xảy ra trong môi trường chất lỏng và chất khí. Không xảy ra trong môi trường chất rắn, chân không.
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
- Hs có kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ TN đơn giản: đèn cồn 
 + Lắp đặt TN theo hình vẽ.
 + Sử dụng khéo léo 1 số dụng cụ TN dễ vỡ.
- Có thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
+ Gv: ống nghiệm thuỷ tinh, bình thuỷ tinh bầu tròn có phủ muội đèn, nút có 1 ống thuỷ tinh hình L xuyên qua, tấm gỗ nhỏ, đèn cồn
- Tranh vẽ hình 26.3
+ Mỗi nhóm Hs: Giá TN, lưới sắt, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, thuốc tím, nhiệt kế.
 - Cốc thuỷ tinh có tấm bìa ngăn giữa, nến hương, diêm.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy ác-si-mét: Khi đun nóng lớp chất lỏng ở dưới nóng lên nở ra . Như vậy nếu đun nước trên con tàu vũ trụ ở trạng thái “không trọng lượng” thì sẽ không có hiện tượng đối lưu và nước không thể sôi nhanh như đun ở trạng thái có trọng lượng.
+ Cơ chế của bức xạ nhiệt là sự phát và thu năng lượng của các nguyên tử khi êlêctrôn chuyển động từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác. Bức xạ nhiệt có cùng bản chất với bức xạ thẳng, phản xạ, khúc xạ 
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số: 8A:.; 8B: 
II- Kiểm tra bài cũ:
	 Hs1: So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí? 
	 - Trả lời bài tập 22.3 : Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ. Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
Hs2: Trả lời bài 22.4; 22.5
- Bài 22.4: Trong ấm nhôm
- Bài 22.5: Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ 
Gv: ĐVĐ:
	 - Bố trí TN hình 23.1. Hs quan sát nêu hiện tượng.
Gv: Trong bài trước ta đã biết nước dẫn nhiệt kém. Trong TN này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? -> vào bài.
	III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hs: Nghiên cứu TN – nêu dụng cụ cần có. Cách tiến hành TN.
Gv: Hướng dẫn Hs làm Tn hình 23.2
Dùng thìa thuỷ tinh nhỏ đưa hạt thuốc tím xuống đáy cốc cho từng nhóm.
- Lưu ý: Thuốc tím khô, dạng hạt không cần gói.
Hs: Hoạt động nhóm làm TN: Đặt ngọn đèn cồn ngay phía dưới bình có đặt viên thuốc tím.
Hs: Quan sát hiện tượng xảy ra – thảo luận trả lời C1 -> C3.
Gv: Hiện tượng này gọi là sự đối lưu.
- ? Sự đối lưu có xảy ra trong chất khí hay không? -> TN3
Gv: Hướng dẫn Hs làm TN 23.3
Hs: Hoạt động nhóm làm TN 23.3
- Đốt nhiều nén hương để dễ quan sát. Yêu cầu quan sát hiện tượng và giải thích – trả lời C4.
-? Khói hương ở đây có tác dụng gì?
Gv: Nhấn mạnh: Hiện tượng đối lưu chỉ xảy ra trong chất lỏng và chất khí.
- Thế nào gọi là sự đối lưu?
* GDMT: Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
Hs: Đọc – Trả lời C5; C6.
Hs: Nhận xét - bổ xung.
Gv: Trong khoảng chân không giữa trái đất và mặt trời không có dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng của mặt trời đã truyền xuống trái đất bằng cách nào? -> II,
Hs: Tìm hiểu TN hình 23.4; 23.5. Dự đoán hiện tượng xảy ra với giọt nước màu trong 2 trường hợp.
Gv: Làm TN.
Hs: Quan sát trả lời C7; C8.
Gv: Hiện tượng đó gọi là bức xạ nhiệt. Vậy bức xạ nhiệt là gì?
* GDMT: Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và 
các vật trong phòng.
Hs: Tóm tắt nội dung cần nắm trong bài.
- Vận dụng trả lời C10; C11; C12.
- Liên hệ sử dụng màu sắc trong thực tế.
Gv: Treo bảng phụ 23.1
Hs: Điền kết quả vào bảng.
I- Đối lưu:
 1- Thí nghiệm:
2- Trả lời câu hỏi:
C1:
 Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2:
 Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3:
 Nhờ nhiệt kế.
3- Vận dụng:
C4: Khói hương giúp ta quan sát hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn.
- Hiện tượng xảy ra: thấy khói hương cũng chuyển động thành dòng.
- Giải thích: Lớp không khí ở dưới được đốt nóng nhẹ hơn chuyển động đi lên, lớp không khí lạnh ở trên nặng hơn chuyển động đi xuống. Cứ như vậy tạo thành dòng đối lưu.
* Sự truyền nhiệt nhờ tạo thành các dòng chất lỏng hay chất khí gọi là sự đối lưu.
* Biện pháp GDMT: 
+ Tại các nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng ( bằng các ống khói).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
C5:
 Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để phần ở phía dưới nóng lên trước (d giảm) đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6:
 Trong chân không và chất rắn không xảy ra đối lưu vì trong chân không, trong chất rắn không thể tạo ra các dòng đối lưu.
II- Bức xạ nhiệt:
1.TN:
2.Trả lời câu hỏi
C7:
 Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu về phía đầu B.
C8:
 Không khí trong bình lạnh đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển về đầu A, miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt đến bình. Chứng tỏ nhiệt được truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng.
C9:
 Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
* Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không.
* Biện pháp GDMT: 
+ Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa thủy tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+ Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
III- Vận dụng:
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C10: Để làm tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11:
 Mùa hè thường mặc áo màu trắng để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
Chất rắn là: Dẫn nhiệt
Chất lỏng và chất khí là: Đối lưu
Chân không là: Bức xạ nhiệt
IV- Củng cố:
	- Khái quát nội dung bài dạy.
	Gv: Treo hình vẽ 23.6. Hs đọc “Có thể em chưa biết”.
Hs: Vận dụng giải thích vì sao với cấu tạo của phích có thể giữ được nước nóng lâu dài?
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Hs học thuộc phần ghi nhớ. Liên hệ giải thích các hiện tượng dẫn nhiệt trong thực tế.
- Làm bài tập 23.1 -> 23.7 (SBT).
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc