Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên

A- MỤC TIÊU:

- Hs giải thích được chuyển động Bơ-rao

- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số Hs xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao.

- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh.

- Hs có thái độ kiên trì trong việc tiến hành TN, yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 23
Nguyên tử - phân tử
chuyển động hay đứng yên?
A- Mục tiêu:
- Hs giải thích được chuyển động Bơ-rao
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số Hs xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. 
- Hs có thái độ kiên trì trong việc tiến hành TN, yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị:
 - Đồ dùng:
	+ Gv: Làm trước TN về hiện tượng khuyếch tán của dung dịch CuSO4
	 - Tranh vẽ hình 20.1; 20.2; 20.3; 20.4
 - Những điểm cần lưu ý: 
+ Dùng hiện tượng khuyếch tán để chứng minh các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, song hiện tượng này không phản ánh trực quan chuyển động hỗn độn của các phân tử bằng chuyển động hỗn độn của các hạt phấn hoa trong TN bơ-rao.
+ chuyển động Bơ-rao được coi là cơ sở thực nghiệm đầu tiên của thuyết động học phân tử.
+ Nhiệt độ của 1 vật liên hệ với động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
 - Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 8A:.. ;8B:.. 
II- Kiểm tra bài cũ:
	 Hs1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Mô tả 1 hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
Hs2: Tại sao các chất trông có vẻ liền 1 khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ những hạt riêng biệt?
Hs3 trả BT 19.3; 19.4
Gv: ĐVĐ
 - Treo hình vẽ 20.1 – Hs quan sát
	 - ĐVĐ như SGK
III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Gv: Treo hình vẽ 20.2 – Hs quan sát
Gv: Thông báo: Năm 1827 – nhà thực vật học (người Anh) Bơ-rao quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng có chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Khi bị giã nhỏ hoặc luộc chín, các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.
- TN đó gọi là TN Bơ-rao.
Hs: Đọc – nghiên cứu SGK
Thảo luận nhóm trả lời C1; C2; C3 
Gv: Dựa vào sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng HS trả lời C3.
Gv: Treo tranh vẽ 20.2; 20.3
Hs: Quan sát - đọc SGK cho biết:
-? Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơ-rao là gì?
- GV thông báo về nhà Bác học
Gv: Trong TN Bơ-rao nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa sẽ thay đổi như thế nào? -> III,
Hs: Đọc SGK. Cho biết:
-? Khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào?
(Các phân tử nước chuyển động càng nhanh, va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm cho các hạt phấn hoa chuyển động càng mạnh).
Gv: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
- Em hãy nêu nội dung cơ bản cần nắm trong bài?
Gv: Cho Hs quan sát khay TN hiện tượng khuyếch tán của dung dịch CuSO4 đã được chuẩn bị trước.
Hs: Thảo luận nhóm giải thích hiện tượng: Sau 1 thời gian mặt phân cách mờ dần rồi mất hẳn, trong bình chỉ còn 1 chất lỏng màu xanh nhạt.
Hs: Vận dụng kiến thức trả lời C5; C6 
Hs: Đọc C7 – dự đoán hiện tượng xảy ra.
Gv: Tổ chức cho Hs làm TN C7
Hs: Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
Gv: Chốt lại: chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.
I- Thí nghiệm Bơ-rao:
- TN: Quan sát các hạt phấn hoa chuyển động trong nước bằng kính hiển vi thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa.
C2:
 Các HS tương tự phân tử nước.
C3:
 Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong trong TN Bơ-rao là do các phân tử nước không ngừng đứng yên mà chuyển động không ngừng.
* Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
III- Chuyển động phân tử và nhiệt độ:
* Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
IV- Vận dụng:
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C4: Các phân tử nước và CuSO4 đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử CuSO4 có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước đã chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử CuSO4. Cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và CuSO4 mờ dần, cuối cùng trong bình chỉ còn 1 chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.
C5:
 Trong nước hồ, ao, sông, biển có không khí là do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C6:
 Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn -> các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn.
C7:
 Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
IV- Củng cố:
	- Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?
- Làm BT 20.1; 20.2
BT 20.1- C
BT 20.2- D
V- Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Đọc “Có thể em chưa biết”.
	- Làm bài tập: 20.3 -> 20.6 (SBT).
	- Đọc trước bài “Nhiệt năng”.
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc