Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 97 đến tiết 140

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 97 đến tiết 140

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢCẢNH VIẾT Ở NHÀ

A/ Mục tiêu bài day:

- Giúp học sinh nhận rõ những ưu điểm trong bài viết của mình.

- Củng cố, sữa chữa thêm một lần nữa những kiến thức về văn miêu tả.

- Luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét sữa chữa bài làm của mình và của bạn.

B/ Chuẩn bị:

- Chấm chữa bài chu đáo.

- Chuẩn bị những bài văn hay, những đoạn văn mắc một số lỗi để đọc và chữa cho học sinh.

C/ Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 Kiểm tra đoạn văn bài tập 2, dàn ý bài tập 3 tiết 96.

3. Bài mới.

* Giáp viên ghi lại bài.

Đề ra:

- Tả quang cảnh dòng sông Nhật Lệ vào một ngày đẹp trời.

* Học sinh đọc lại đề, xác định yêu cầu đề.

* Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm.

 

doc 59 trang Người đăng thu10 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 97 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tuần 25 : Bài 24: Tiết 97: 
 Kiểm tra văn
(Đề và đáp án chung của Trường)
Day: Bài 24: Tiết 98: 
trả bài tập làm văn tảcảnh viết ở nhà
A/ Mục tiêu bài day:
- Giúp học sinh nhận rõ những ưu điểm trong bài viết của mình.
- Củng cố, sữa chữa thêm một lần nữa những kiến thức về văn miêu tả.
- Luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét sữa chữa bài làm của mình và của bạn.
B/ Chuẩn bị:
- Chấm chữa bài chu đáo.
- Chuẩn bị những bài văn hay, những đoạn văn mắc một số lỗi để đọc và chữa cho học sinh.
C/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
	Kiểm tra đoạn văn bài tập 2, dàn ý bài tập 3 tiết 96.
3. Bài mới.
* Giáp viên ghi lại bài.
Đề ra: 
- Tả quang cảnh dòng sông Nhật Lệ vào một ngày đẹp trời.
* Học sinh đọc lại đề, xác định yêu cầu đề.
* Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm.
a) ưu điểm:
	+ Nội dung:
- Bài viết đã tả lại được quang cảnh sông Nhật Lệ trong các (ngày đi) thời điểm khác nhau của một ngày đẹp trời.
- Các đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, một số bài viết có cảm xúc( Linh Trang, Hà Nguyên).
	+ Hình thức:
- Bố cục 3 phần rõ ràng, cụ thể, các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
- Viết câu đúng, một vài em sử dụng tốt các biện pháp NT; nhân hóa, rõ.
b) Nhược điểm:
- Một số em chưa nắm được yêu cầu đề.
- Một số em tả cảnh sơ sài, chưa đầy đủ ( Hoan, Ngọc Dương).
- Bố cục chưa rõ ràng.
- Mở bài kết bài sơ sài, cứng nhắc.
- Diễn đạt lúng túng, không thoát ý.
- Một số bài viết cẩu thả ( Nam, Thành Phát).
* Chữa một số bài, lỗi tiêu biểu.
* Đọc một số bài viết hay.
* Trả bài: 
Học sinh đọc, xem lại bài mình và lời phê để tự chữa.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm phương pháp làm 1 bài văn tả cảnh.
- Chuẩn bị bài viết văn tả cảnh.
Day: Bài 24: Tiết 99, 100 
 Lượm 
 (Hướng dẫn đọc thêm) 
 Mưa
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẽ đẹp, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
- Cảm nhận được sự sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ "Mưa"
- Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật kể và tả trong bài thơ có yếu tố tự sự.
B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp:
	+ Tiếng việt: Phép nhân hóa, so sánh, từ láy.
	+ Tập làm văn: Thơ tự sự, thơ 4 chữ.
C/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
	Đọc thuộc lòng bài "Đêm nay Bác không ngủ" Em thích câu thơ, đoạn thơ nào? Vì sao?
3. Bài mới.
A- Lượm: 
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu?
2. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó?
3. Học sinh đọc nhận xét.
- Học sinh đọc thầm những từ khó ở SGK.
4. Em hiểu như thế nào là ngày Huế đổ máu? Đi liên lạc. hiểm nghèo, đường ra.
1. Đối tượng được kể đến trong bài thơ là ai?
2. Bài thơ được kể theo ngôi thứ mấy? Có điểm nào khác bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
3. Dựa vào trình tự của lời kể em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- Học sinh đọc lại năm khổ thơ đầu.
4. Hình ảnh của Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể chuyện? (Trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)
- Em có nhận xét gì về NT miêu tả nhân vật Lượm của tác giả qua 5 khổ thơ trên: (chuyển ra sau câu hỏi tiếp theo)
5. Trong những chi tiết miêu tả hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
6. Em hiểu gì về chi tiết miêu tả Lượm: "Như con chim chít
Nhảy trên đường vàng"
7. Em có nhận xét gì về NT miêu tả nhân vật Lượm của tác giả qua 5 khổ thơ trên.
8. Sự miêu tả đó đã làm nổi bật ở Lượm những nét đáng yêu, đáng mến nào?
9. Gọi học sinh đọc 7 khổ thơ tiếp. Những khổ thơ vừa đọc miêu tả gì?
10. Khi nghe tin Lượm hi sinh tác giả đã thể hiện thái độ của mình bằng câu thơ nào?
11. Em có nhận xét gì về cấu trúc của câu thơ này? Cấu trúc như vậy nhằm diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
12. Từ nỗi đau bàng hoàng đó nhà thơ hình dung ra sự hi sinh của Lượm. Em hãy cho biết Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào?
13. Nhận xét cách dùng từ và kiểu câu của tác giả ở khổ thơ này?
14. Học sinh đọc lại khổ thơ "Bỗng loè ... Lượm hi sinh trong tư thế như thế nào? Tư thế đó gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì?
15. "Lượm ơi, còn không" Câu thơ đặt cuối bài thơ như 1 câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại 2 câu thơ ở đoạn đầu?
16. Trong bài thơ tác giả đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau. Sự thay đổi cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
17. Cảm nhận chung của em P về hình ảnh Chú bé Lượm trong bài thơ?
18. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
I/ Đọc tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả.
- Nguyễn Kim Thành - Sinh năm 1920; quê Thừa Thiên Huế => Nhà C/M, nhà thơlớn của thơ ca hiện đại Việt nam.
2. Bài thơ.
- Thơ 4 tiếng, xuất hiện từ xa xưa được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, nhịp thơ 2/2 chẵn, ngắn thích hợp với lối kể chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Nhịp điệu chung là nhanh, ngắn, đoạn đầu giọng vui tươi nhí nhảnh, nhấn giọng vào các từ tạo hình và các từ láy tượng hình.
 Những câu cảm thán và câu hỏi tu từ tách riêng thành khổ thơ đặc biệt nhịp thơ chậm lại cần đọc lắng xuống, chậm ngừng nghỉ giữa các dòng thơ. Đoạn cuối buồn.
- Giải nghĩa: Ngày Huế đổ máu (SGK)
Hiểm nghèo: Nguy hiểm, gay go.
Đường ra: TH từ Huế ra MB theo sự phân công của T W.
II/ Tìm hiểu văn bản:
- Chú bé Lượm.
- Ngôi kể thứ ba nhưng khác với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" ở chỗ tác giả vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật trực tiếp liên quan đến nhân vật chính.
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu ... xa dần: Hình ảnh của Lượm trong cuộc gặp tình cờ giữa hai chú cháu.
+ Tiếp ... giữa đồng: Chuyến công tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
+ Đoạn còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.
1. Hình ảnh của lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của 2 chú cháu.
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh
 Cái mũ đội lệch
-> Đây là trang phục của các chiến sĩ vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp vì Lượm cũng là một chiến sĩ thật sự Lượm còn bé nên cái xắc bên mình chí "xinh xinh". Cái mũ đội lệch => Đang hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ.
- Hình dáng: Loắt choát, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân => Nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Cử chỉ: Như con chim chích, miệng huýt sáo => Hồn nhiên, yêu đời
- Lời nói: Cháu đi liên lạc, vui hơn ở nhà => Tự nhiên, chân thật.
- Tác giả quan sát Lượm bằng mắt nhìn, tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sinh động.
- Dùng nhiều từ láy gợi hình, sử dụng phép so sánh.
- Cười híp mí, má đỏ bồ quân => cười hồn nhiên, ngây thơ, dễ thương.
- Lời nói của Lượm: Cháu đi ...
=> Lới nói quá đỗi ngây thơ, trong sáng, những lời chú nói khiến cho những trái tim nhạy cảm phải đau nhói. Chú đã coi việc đánh giặc (vốn là việc nguy hiểm) là một trò chơi con trẻ.
=> Hình ảnh so sánh do tưởng tượng của nhà thơ, chim chít là một loại chim nhỏ hiền lành có ích. Còn đường vàng ở đây không còn là hình ảnh hoàn toàn cụ thể mà là hình ảnh trong hồi tưởng của nhà thơ. đó có thể là con đường cát vàng, con đường nắng vàng, con đường bên cánh đồng vàng, con đường đầy lá vàng ... có thể là tập hợp tất cả những chất liệu vàng ấy để tạo thành một màu vàng ấm áp, cách so sánh thật giản dị mà thích hợp. Vì nó giúp ta hình dung cả dáng điệu hài hòa, cả hoàn cảnh của chú bé đi liên lạc mà như đi học hàng ngày.
(Nhận xét NT miêu tả, theo câu hỏi 4* ở phần trên) 
-> Một em bé liên lạc, nhanh nhẹn nhỏ nhắn, hồn nhiên say mê tham gia công tác kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
- Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
- Chia tay: tác giả gọi Lượm bằng đồng chí thật trang nghiêm nhưng ông cũng không thể ngờ rằng lần chào ấy là một lời tiển biệt.
- Ra thế
Lượm ơi!
- Câu thơ 4 chữ bị ngắt làm đôi dòng -> diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ.
- Chuyến đi liên lạc cuối cùng
"Vụt qua .....
Sợ chi hiểm nghèo" 
- Động từ, tính từ, câu hỏi tu từ.
ĐT "vụt", tính từ "vèo vèo" miêu tả chính xác hành động dũng cảm, và sự ác liệt của cuộc chiến tranh.
- Tư thế hi sinh:
"Cháu nằm...
Hồn bay giữa đồng"
=> Cái chết đổ máu nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên -> Thanh thản, nhẹ nhàng -> Sự bất tử.
- Suy nghĩ: Xót thương cảm phục.
3. Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.
- Mở đầu đoạn cuối là câu thơ "Lượm ơi còn không" như một câu hỏ vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin Lượm không còn nữa.
- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khẳng định Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ, còn mãi với quê hương đất nước.
- Thay đổi cách xưng hô:
+ Chú bé: Cách gọi người lớn với một em nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải gần giủ, thân thiết.
+ Cháu: Biểu lộ tình cảm gần giủ, thân thiết như quan hệ ruột thịt.
+ Chú đồng chí nhỏ, thân thiết, trừu mến, trang trọng.
+ Lượm ơi!: Tình cảm, cảm xúc lên đến cao độ, kèm theo những từ cảm thán
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK
B- Hướng dẫn đọc thêm: Mưa
- Học sinh đọc phần chú thích*
- Học sinh đọc bài thơ.
1. Bài thơ tả cảnh gì? Thử chia đoạn và nhận xét trình tự miêu tả của bài thơ?
2. Cảnh vật trước khi mưa được miêu tả như thế nào?
3. Những hình ảnh đó giúp em liêu tưởng đến điều gì?
4. Cảnh vật trong cơn mưa được miêu tả như thế nào?
I/ Đọc tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả.
- Trần Đăng Khoa - sinh năm 1958 có năng khiếu thơ từ nhỏ.
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Rút từ tập thơ đầu tay "Góc sân và khoảng trời" của tác giả.
II/ Tìm hiểu bài thơ:
- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào vào mùa hạ ở vùng Bắc Bộ.
- Hai đoạn:
+ Cảnh vật trước khi mưa.
+ Cảnh vật trong cơn mưa.
- Trình tự miêu tả: Trình tự thời gian tự nhiên.
1. Cảnh vật trước khi mưa.
 -> Trẻ => Bay cao
- Đàn mới
 -> Già => Bay thấp
- Đàn kiến ...
- Ông trời ...
- Cây mía ...
-> Cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với tư thế mạnh mẽ, khẩn trương.
2. Cảnh vật trong cơn mưa.
- Mưa rào ù ù.
- Cóc nhảy chồm chồm.
=> Miêu tả chính xác, phù hợp
5. Hình ảnh con người cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
- Lớn lao vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội.
III/ Tổng kết:
	(SGK)
D/ Hướng dẫn , dặn dò:
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Học thuộc bài thơ Lượm.
- Soạn bài Cô Tô.
- Tiết sau học: Hoán dụ.
Day: Tuần 26: Bài 24 - 25: Tiết 101: 
 Hoán dụ
A/ Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của hoán dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng vi ...  ghi điểm vào sổ.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm phần kiến thức về văn sáng tạo.
- Chuẩn bị bài Tổng kết phần văn và tập làm văn
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 133- 134: 
Tổng kết phần văn và tập làm văn
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó.
- Hiểu và cảm thụ được 1 số vẻ đẹp của 1 số hình tượng văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước, truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.
- Nắm được các phương thức biểu đạt và đặc điểm nổi bật của các phương thức đó.
B/ Chuẩn bị:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
- Tích hợp toàn bộ kiến thức đã học ở lớp 6.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Bài mới.
1. Em hãy ghi lại tên các văn bản đã học?
2. Đọc lại các chú thích sau và trả lời các câu hỏi ở SGK?
3. Lập bảng thống kê văn bản là truyện theo bảng ở SGK.
4. Trong các nhân vật chính kể trên em thích 3 nhân vật nào nhất? Vì sao em lại thích các nhân vật đó?
5. So sánh sự giống nhau về phương thức biểu đạt của 3 thể loại truyện trên?
6. Liệt kê những văn bản đã học ở học kỳ II thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc.
7. Tra từ điển những từ Hán Việt khó hiểu ở sau sách ngữ văn 6?
1. Hãy dẫn ra một số bài văn đã học từ đó phân loại các phương thức biểu đạt? Thống kê theo mẫu ở SGK?
2. Xác định phương thức biểu đạt trong một số văn bản sau?
3. Đánh dấu x vào bảng ở SGK?
1. So sánh sự khác nhau giữa tự sự miêu tả đơn từ về mục đích, nội dung, hình thức trình bày?
2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần. Hãy nêu nội dung 
I/ Tổng kết phần văn:
1. Tên các văn bản đã học.
(Học sinh ghi vào giấy nháp, giáo viên gọi học sinh trình bày -> bổ sung ghi vào vở)
2. Khái niệm về các thể loại.
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhật dụng
(Học sinh trả lời và ghi đúng các khái niệm về các thể loại trên)
3. Bảng thống kê văn bản là truyện.
(Giáo viên dựa vào sách thiết kế bài giảng để giúp học sinh lập bảng thống kê chính xác)
4. Cảm nghĩ về nhân vật.
(Tùy học sinh lựa chọn nhưng phải giải thích rõ ràng lý do yêu thích)
5. Điểm giống nhau giữa các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại, về phương thức biểu đạt như sau:
 Đều phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể và trả.
6. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc từ học kỳ II:
- Truyền thống yêu nước: Lượm; Cây tre...; Lòng yêu nước; Buổi học cuối cùng...; Cầu Long Biên; Bức thư của TLDĐ, Động Phong Nha.
- Tinh thần nhân ái
 Đêm nay Bác không ngủ, DMPLK; Bức tranh của em gái tôi; Lao xao.
7. Ghi vào sổ tay các từ khó hiểu, tra nghĩa trong từ điển.
(Giáo viên kiểm tra xác suất) 
III/ Tổng kết phần tập làm văn:
1. Các loại văn bản những phương thức biểu đạt đã học.
a) Tự sự: Các truyện dân gian.
b) Miêu tả: SNCM; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao Xao; CTVN; ĐPN.
c) Biểu cảm:Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Mưa; Bức thư ...
d) Nghi luận: Bức thư ...
đ) Thuyết minh:ĐPN; Cầu Long Biên ...
h) Hành chính, công cụ: Đơn từ
* Xác định phương thức biểu đạt trong 1 số văn bản sau:
- Thạch Sanh: Tự sự
- Lượm: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Mưa: Miêu tả.
- BHĐĐĐT: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Tự sự: Đã làm.
- Miêu tả: Đã làm
- Biểu cảm: Không
2. Đặc điểm và cách làm.
* Tự sự:
- Thông báo, giải thích, nhận thức.
- Nhân vật, Sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
- Văn xuôi tự do.
* Miêu tả:
- Cho hình dung cảm nhận.
- Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
- Văn xuôi tự chọn.
* Đơn từ:
- Đề đạt yêu cầu.
- Lý do và yêu cầu.
- Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.
* Tự sự:
a) Mở bài.
	Giới thiệu nhân vật tình huống sự việc.
b) Thân bài.
	Diễn biến tình tiết a; b; c; đ.
c) Kết bài.
	Kết quả sự việc, suy nghĩ.
* Miêu tả:
a) Mở bài.
	Giới thiệu đối tượng miêu tả.
b) Thân bài.	
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể trên xuống dưới.
c) Kết bài.
	Cảm xúc, suy nghĩ.
3. Luyện tập.
	Phân 3 nhóm làm 3 đề:
- Gọi đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung nhận xét.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm tất cả những kiến thức đã ôn về văn và tập làm văn.
- Chuẩn bị tiết tổng kết về tiếng việt.
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 135: 
 Tổng kết phần tiếng việt
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh ôn tập 1 cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6.
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép ... so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ ...
- Phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp các kiến thức đã học về phần tiếng việt ở lớp 6.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Em hãy nêu các từ loại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6?
2. Nêu định nghĩa các từ loại lấy ví dụ?
3. Em hãy nêu các phép tu từ đã học?
? Thế nào là phép so sánh?
? thế nào là phép nhân hóa?
? Thế nào là phép ẩn dụ?
? Thế nào là nghĩa gốc? Lấy ví dụ.
? Thế nào là nghĩa chuyển? Lấyví dụ.
1. Thế nào là câu trần thuật đơn?
2. Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
3. Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
1. Nêu các dấu câu đã học? Lấy ví dụ.
I/ Các từ loại đã học:
- Danh từ - Cụm DT.
- Động từ - Cụm ĐT.
- Tính từ - Cụm TT
- Số từ.
- Lượng từ.
- Chỉ từ.
- Phó từ.
II/ Các phép tư từ đã học:
- Phép so sánh.
- Phép nhân hóa.
- Phép ẩn dụ.
- Phép hoán dụ.
III/ Nghĩa của từ:
- Nghĩa gốc: Xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển: Được hình thành từ nghĩa gốc.
IV/ Các kiểu cấu tạo đã học:
- Câu trần thuật đơn: Do 1 cụm C-V tạo thành.
- C-V -> là + cụm DT hoặc CTT; CĐT.
- C-v (ĐT; CĐT)
V/ Các dấu câu đã học:
- Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
- Dấu chấm than: Kết thúc câu cầu khiến, câu cảm.
- Dấu phẩy.
IV/ Luyện tập:
Bài 1:
- Giáo viên ghi bảng phụ.
 Cho các từ sau: Đất đai, đất cát, đền đài, đền chùa, tim tím, đo đỏ, sang sáng, tôi tối, đêm đêm, trưa trưa, chiều chiều, người người, ngành ngành, nhà nhà, ruộng rẫy, ruộng nương, ruộng vườn, làm việc, làm ăn, làm nên, làm lụng, làm lẽ, làm lành...
	=> Xác định từ ghép, từ láy.
Bài 2:
Xác định CN, VN trong các ngữ cảnh sau:
a) 	Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
b) 	Chồng gì anh, vợ gì tôi
 Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
(Ca dao)
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình.
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 136: Ôn tập tổng hợp
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.
- Học sinh nắm vững kiến thức cả 3 phần.
	+ Đọc, hiểu văn bản.
	+ Phần tiếng việt.
	+ Phần tập làm văn.
- Luyện kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, ghi nhớ.
B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình 1 năm học.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Chương trình văn học lớp 6 đã học những loại văn bản gì?
2. Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản?
3. Hệ thống hóa các kiến thức về tiếng việt đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.
1. Nêu các thể loại đã học?
2. Thế nào là văn miêu tả? Mục đích và tác dụng của văn miêu tả?
3. Nêu các thao tác cơ bản của văn miêu tả?
4. Cách làm 1 bài văn miêu tả?
5. Nêu sự khác biệt và liên quan giữa 1 bài văn miêu tả và một bài văn miêu tả tưởng tượng, sáng tạo?
? Có mấy loại đơn? Nêu đặc điểm từng loại?
I/ Hệ thống hóa những nội dung cơ bản:
1. Phần đọc - hiểu văn bản.
- Truyện dân gian.
- Truyện trung đại.
- Truyện, kí, thơ tự sự, trữ tình hiện đại.
- Văn bản nhật dụng.
2. Phần tiếng việt.
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Từ mượn.
- DT và cụm DT.
- ĐT và cụm TT.
- Số từ, lượng từ, chỉ định từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
- Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Tập làm văn.
a) Văn tự sự.
- Đặc điểm.
- Dàn bài.
- Ngôi kể.
- Thứ tự kể.
- Cách làm
b) Văn miêu tả.
- Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất ...
- Quan sát, tưởng tượng liên tưởng, so sánh...
c) Về văn đơn từ.
- Hai loại.
II/ Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh tập giải đề kiểm tra tổng hợp SGK.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập tất cả các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 6.
Day: Bài 33- 34: Tiết 139- 140:
 chương trình ngữ văn địa phương
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong ngữ văn 6, để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
B/ Chuẩn bị:
- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương.
- Tích hợp các văn bản nhật dụng.
C/ Hoạt động dạy - học:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Liên hệ phần văn bản nhật dụng.
Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường ... trong sách giáo khoa ngữ văn 6?
2. Kể tên tác giả, nội dung chính của các văn bản đó?
I/ Giới thiệu mục đích, yêu cầu, và ý nghĩa của bài học:
- Biết được 1số danh lam thắng cảnh.
II/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung:
(Trao đổi nhóm)
- Cầu Long Biên. Chứng nhận lịch sử.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Động phong Nha.
* Chia lớp 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Tổ 1;2
 => Thảo luận 2 nội dung, trình bày trước lớp.
+ Nhóm 2: Tổ 3;4
* Nội dung 1:
 . Tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị ...) quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, những di tích lịch sử nào?
- Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh? ở đâu?
- Di tích, danh lam thắng cảnh có từ bao giờ, hoặc được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hoặc danh lam thắng cảnh đó? 
- ý nghĩa lịch sử.
- Giá trị kinh tế du lịch của di tích và danh lam thắng cảnh?
* Nội dung 2:
Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em:
- Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không?
- Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?
- Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
III/ Học sinh trình bày:
- Học sinh đại diện cho nhóm trình bày kinh nghiệm tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh.
	******************Hết chương trình******************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25 van 6.doc