Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 24 - Bài 20: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 24 - Bài 20: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Chuẩn bị:

 - 1 băng kép, 1 giá TN để lắp băng kép,1 đèn cồn , diêm.

 - 1 dụng cụ thí nghiệm H21.1,cồn , bông , diêm

 - 1 chậu nước , khăn, hình vẽ lớn 21.2,21.3,21.5

II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 24 - Bài 20: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn19/02/2011
Tiết:24 Ngày dạy:21 /02/2011
BÀI 20:MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 
 I: Chuẩn bị:
 - 1 băng kép, 1 giá TN để lắp băng kép,1 đèn cồn , diêm.
 - 1 dụng cụ thí nghiệm H21.1,cồn , bông , diêm
 - 1 chậu nước , khăn, hình vẽ lớn 21.2,21.3,21.5
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ
3/ Nghiên cứu bài mới.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kỹ năng
Kỹ năng và PPDH
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Kiến thức: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
[Thông hiểu]
· Thí nghiệm:
 Một thanh thép được đặt trên giá đỡ, một đầu thanh thép có gen vặn ốc và đầu kia có lỗ để cài chốt bằng gang. Lắp chốt ngang rồi vặn ốc siết chặt thanh thép vào giá đỡ:
 Khi chốt và ốc nằm trong giá đỡ, ta đốt nóng thanh thép bằng bông tẩm cồn, ta thấy chốt ngang cong dần và bị gẫy.
 Khi chốt và ốc nằm ngoài giá đỡ, ta vừa đốt nóng thanh thép bằng bông tẩm cồn, vừa siết chặt thanh thép vào giá đỡ. Rồi làm lạnh thanh thép bằng khăn tẩm nước lạnh. Ta thấy, chốt gang bị gẫy.
 · Thí nghiệm trên chứng tỏ, khi một vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
Hỏi đáp, thí nghiệm,hoạt động nhóm
- GV tiến hành TN theo hướng dẫn SGK
-Điều khiển cả lớp trả lời câu hỏi C1,C2
- Hướng dẫn HS đọc câu hỏi C3, quan sát H21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra,nêu nguyên nhân.
- GV làm TN kiểm tra dự đoán .
- Điều khiển HS hoàn thành kết luận C4.
 * GV thông báo :
 + Trong xây dựng ( đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu  ) cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó giãn nở .
 + Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh .
Dự đoán được sự co giãn vì nhiệt của chất rắn ,con người đã hạn chế được những tác động xấu đồng thời cũng biết ứng dụng vào thực tế đó là băng kép.
- Giới thiệu cấu tạo của băng kép 
- Hướng dẫn HS đọc SGK và lắp TN ,điều chỉnh vị trí của băng kép sao cho vị trí của băng kép ở vào khoảng 2/3 ngọn lửa đèn cồn 
- Lần 1 :Mặt đồng ở dưới. 
- Lần 2 : Mặt đồng ở phía trên .
- Cho HS thảo luận các câu hỏi C7,C8,C9,C10.
- Một HS đọc các bước tiến hành TN.
- Quan sát hiện tượng xảy ra. 
- Đọc và tr3 lời các câu hỏi C1;C2;
-C1:Thanh thép nở ra.
-C2:Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn.
- Đọc câu hỏi C3
- Nêu dự đoán 
- Quan sát thí nghiệm 
- Nêu kết luận 
- Hoàn thành C4 trong sách 
(1)-nở ra
(2)-lực
(3)-vì nhiệt 
(4)- lực
HS chú ý lắng nghe và ghi bài.
- Quan sát tìm hiểu cấu tạo của băng kép 
- Học làm việc theo nhóm 
- Tiến hành TN
- Ghi lại hiện tượng xảy ra 
- Thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
-C7:Khác nhau.
-C8:Cong về phía thanh thép.Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép, nên đồng dài hơn và nằm phía ngoài vồng cung
-C9:Có và cong về phía thanh đồng.Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngoài vồng cung.
-C10:Khi đủ nóng, băng kép cong lên phía trên,đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện.Thanh đồng nằm dưới.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
[Vận dụng]
 Dựa vào về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng trong thực tế thường gặp, ví dụ như:
- Trên đường xe lửa, chỗ nối các đường ray phải để cách nhau một khe hở nhỏ, vì về mùa hè đường ray xe lửa nóng lên, do sự nở vì nhiệt đường ray dài ra, nếu ghép khít nhau đường ray sẽ bị cong lên, gây tai nạn cho tàu hỏa.
 - Ở các cầu sắt người ta cho một đầu cầu gối lên một con lăn là đề phòng về mùa hè cầu sắt bị đốt nóng dài ra. Nếu cố định cả hai đầu cầu thì cầu sẽ bị cong lên gây tai nạn cho tàu xe qua lại.
Hỏi đáp
- GV treo tranh 21.2 nêu C5 chỉ định HS trả lời .
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết Tr67 để HS thấy được lực do sự co giãn vì nhiệt gây ra là rất lớn .
-Treo tranh 21.3 nêu C6 , chỉ định HS trả lời .
- Cho điểm HS trả lời đúng .
-Các nhóm thảo luận quan sát tranh trả lời câu hỏi C5,C6.
C5:Có một khe hở. Khi trời nóng,đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gay ra lực lớn làm cong đường ray.
-C6:Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
 III:Củng cố - dặn dò:
1.Củng cố :
 - HS đọc ghi nhớ SGK.
2. Dặn dò :
 - HS xem lại các kiến thức đã học .
 IV:Rút kinh nghiệm 
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 24.doc