Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết một đến tiết 35

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết một đến tiết 35

MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

 2. Kĩ năng: - Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

3. Thái độ: Có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm, tinh thần học tập cao.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị SGK, SBT, sách tham khảo, giáo cụ lên lớp cho các nhóm:

- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. một thước dây có ĐCNN đến 0,5cm.

- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và có độ chia nhỏ nhất là 2mm. tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài.

 

doc 96 trang Người đăng levilevi Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết một đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17.8.2012 
Ngày giảng: 20.8.2012 lớp 6A
23.8.2012 lớp 6B
25.8.2012 lớp 6C
Tiết: 1
Bài: ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
 2. Kĩ năng: - Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
3. Thái độ: Có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm, tinh thần học tập cao.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị SGK, SBT, sách tham khảo, giáo cụ lên lớp cho các nhóm:
- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. một thước dây có ĐCNN đến 0,5cm.
- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và có độ chia nhỏ nhất là 2mm. tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài.
2. Chuẩn bị của HS : - Chuẩn bị SGK, SBT, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập thông thường, ôn lại kiến thức về cách đổi đơn vị đã được học ở lớp dưới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1, Kiểm tra bài cũ ( lồng ghép trong bài)
2, Dạy nội dung bài mới.
HĐ THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
GV
HS
 Đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS cách làm để giả quyết mâu thuẫn giữa hai chị em?
HS dự đoán: 
- HS1: Hai chị em phải đo cùng một loại gang tay của chị hoặc em.
- HS 2: Hai chị em phải dùng thước để đo.
- HS 3: Thước đo phải đổi ra cùng đơn vị.
Hoạt động 2: Đo độ dài ( 20’)
GV
HS
GV treo tranh vẽ hình 1.1 a, b, c rồi đọc câu hỏi C4 để HS trả lời.
C4:
- HS1 trả lời: 1.1 a là thước dây.
- HS2 trả lời : 1.1 b là thước kẻ HS 9 thước thẳng.
- HS3 trả lời: 1.1 c là thước mét ( thước thẳng)
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
- Thước dây, thước thẳng 
GV
HS
GV ba loại thước trên có đặc điểm gì khác nhau?
Một HS trả lời: Ba loại thước trên khác nhau về cách sử dụng. một loại thước thẳng, một loại là thước dây.
GV
HS
GV khi sử dụng thước ta cần chú ý điều gì?
Một HS trả lời: 
* chú ý: khi sử dụng thước thước đo ta cần chú ý đến GHĐ và ĐCNN của thước.
GV
HS
GV gọi HS đọc thông tin trong SGK từ 2 đến 3 lần để nắm được khái niệm về GHĐ và ĐCNN của một thước là gì? 
HS đọc thông tin trong SGK:
- Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
GV
HS
GV gọi một HS đứng tại chỗ trả lời câu C5 trong SGK?
Một HS trả lời được ( biết xác định GHĐ và ĐCNN của thước mà mình đang sử dụng).
GV
HS
GV đọc câu hỏi C6 rồi yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời?
- C6
HS1 trả lời: Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm dùng để đo chiều dài bàn học.
 + Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN là 1mm dùng để đo chiều rộng cuốn sách vật lí.
+ Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm dùng để đo chiều dài cuốn sách vật lí. 
GV
HS
GV yêu cầu một HS đọc thông tin và trả lời câu C7 trong SGK.
Một HS trả lời được câu C7 trong SGK
2. Đo độ dài
a, Chuẩn bị; thước đo độ dài.
Bảng kê kết quả đo độ dài.
Độ dài vật cần đo
Độ dài ước lượng
chọn dụng cụ đo độ dài
Kết quả đo (cm)
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
lần 1
lần 2
lần 3
Chiều dài bàn học của em
cm
Bề dày cuốn sách vật lí
.cm
(HS đã chuẩn bị bảng trước khi đến lớp)
B, Tiến hành đo: 
Gv quan sát các em tiến hành đo độ dài và có thể hướng dẫn các em nếu còn lúng túng trong thao tác đo để HS thu được kết quả như mong muốn.
HS tiến hành thao tác thực hành rồi ghi lại kế quả vào trong bảng, cử đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm minh trên bảng lớn.
GV quan sát khi các nhóm báo cáo kết quả đây đủ trên bảng thì tiến hành nhận xét các nhóm trong quá trình thao tác thực hành, kết quả đo.
Hoạt động 3: Vận dụng (15’)
GV
HS
GV
HS
GV yêu cầu HS hoàn thành câu C6 trong SGK?
HS trả lời câu C6:
- HS1: a, Ước lượng độ dài cần đo.
- HS2: b, Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
- HS3: c, Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số không của thước.
- HS4: d, Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- HS5: e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Treo hình vẽ 2.1 và 2.2 lên bảng yêu cầu HS suy nghĩ lên bảng trình bày ý kiến của mình.
HS1 trả lời câu C7: c, Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số không ngang bằng với một đầu bút chì.
HS2 trả lời câu C8: c, Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
HS3 trả lời câu C9: Cả a, b, c đọc xấp xỉ là 7cm.
2. Vận dụng
3, Củng cố, luyện tập : - (2’) Qua bài học hôm nay cho ta biết điều gì trong quá trình tiến hành đo độ dài của một vật ?
HS trả lời: Nội dung ghi nhớ trong SGK.
4, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(3’)
- HS phải làm dự đoán trước bài 2 ở nhà.
- Đọc bài 2, làm bài tập, chuẩn bị dầy đủ vở ghi cho môn học.
`
Ngày soạn: 25.8.2012 
Ngày giảng: 27.8.2012lớp 6A
 30.8.2012 lớp 6B
 1.9.2012 lớp 6C
Tiết: 2
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1, Về kiến thức: - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Đơn vị đo thể tích chất lỏng.
- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
2, Về kĩ năng: Biết xác định GHĐ và ĐCNN của thiết bị đo thể tích.
3, Về thái độ: Có thái độ trung thực trong cách đo thể tích, đoàn kết xây dựng bài học sôi nổi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1, Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK, SBT, STK, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp, tranh vẽ phóng to hình 3.2; 3.3; 3.4; 3.5 SGK.
Chuẩn bị cho nhóm HS:
- Bình 1:Đựng đầy nước chưa biết dung tích.
- Bình 2: Đựng một ít nước.
- Một bình chia độ, một vài loại ca đong.
2, Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán và chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
* Hệ thống câu hỏi: Cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước là gì? xác định ĐCNN và GHĐ của thước mà em dùng? 
* Đáp án - GHĐ của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 - ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước đó.
 - Tuỳ theo thước của HS có. 
2. Dạy nội dung bài mới.
HĐ THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3’)
GV
HS
Đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS nêu dự đoán của mình vào trong phiếu học bài.
HS ghi nội nung dự đoán của mình vào trong vở phiếu học bài sau đó gấp lại chao đổi cho bạn bên cạnh mình
Hoạt động 2: Đo thể tích chất lỏng( 35’)
GV
HS
Đọc câu hỏi C2 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời: - Ca đong to có GHĐ là một lít và ĐCNN là 0,5 lít.
- Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
- Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
Dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, bơm tiêm, ca đong, chai lọ.
GV
HS
GV đọc câu hỏi C3 trong SGK yêu câu HS trả lời?
HS trả lời được
GV
HS
Đọc câu hỏi C4 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời:
- Bình a: GHĐ là 100ml và ĐCNN là 2ml.
- Bình b: GHĐ là 250ml và ĐCNN là 50ml.
- Bình c: GHĐ là 300ml và ĐCNN là 50ml.
GV
HS
Đọc câu hỏi C5 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời: 
GV
HS
GV dựa vào cách đo độ dài của của một vật hãy suy nghĩ để vận dụng tìm hiểu cách đo thể tích. 
Thảo luận trước khi trả lời. 
2. Tìm hiểu cách đo thể tích.
GV
HS
Đọc câu hỏi C6 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời: Đặt bình thẳng đứng.
GV
HS
Đọc câu hỏi C7 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời: Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
GV
HS
GV đọc câu hỏi C8 trong SGK yêu câu HS trả lời?
Một HS trả lời: a, 70cm3; b, 50cm3; c, 40cm3.
GV treo bảng phụ lên bảng để HS hoàn thành trước tập thể lớp.
Rút ra kết luận: (hoàn thiện vào vở ghi)
GV
HS
Yêu cầu HS hoàn thành nội dung kết luận trong SGK, sau đó gọi HS hoàn thành trên bảng phụ.
HS1 trả lời: 
a, Ước lượng thể tích cần đo.
b,Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c, Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d, Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
GV
HS
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận nội dung thực hành trong 3’ sau đó giao dụng cụ cho các nhóm thực hành.
GV quan sát các nhóm thực hành trực tiếp uốn nắn HS để có kết quả chính xác tương đối.
HS sau khi thảo luận tiến hành thực hành
3. Thực hành 
A, Chuẩn bị:
B,Thực hành 
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (lít)
Thể tích đo được (m3).
GHĐ
ĐCNN
Nước trong bình 1
Nước trong bình 2.
3, Củng cố, luyện tập: (2’) Đo thể tích chất lỏng ta dùng dụng cụ nào?
- HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.
4, Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà.(2’)
- Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới,làm dự đoán, đọc có thế em chưa biết trong SGK.
* Điều chỉnh sau tiết dạy : ......................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn: 4.9.2011 Ngày giảng: 6.9.2011 lớp 6A
	 9.9.2011lớp 6B
Tiết: 4
Bài: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN
 KHÔNG THẤM NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1, Về kiến thức: - Biết sử dụng các dụng cụ đo ( bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kì.
2, Về kĩ năng: Thao tác thực hành chính xác nhanh gọn gàng.
3, Về thái độ: Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với kết quả đo, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1, Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp
2, Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
* Hệ thống câu hỏi: Trình bày cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ? 
* Đáp án:
a, Ước lượng thể tích cần đo.
b, Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c, Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d, Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
2. Dạy nội dung bài mới.
HĐ THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
GV
HS
GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS đưa ra dự đoán của mình.
HS cả lớp dự đoán: - Dùng thước để đo rồi tính theo công thức tính thể tích.
- Dùng bình chia độ để đo thể tích của vật đó.
Hoạt động 2: Dùng bình chia độ (20’)
GV
HS
GV đọc câu hỏi c1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?
Một HS trả lời: Xác định thể tích nước ban đầu trước khi thả vật.
- Xác định thể tích nước sau khi thả vật.
- Thể tích của vật bằng thể tích nước sau khi thả vật trừ đi thể tích nước trước khi thả vật.
1. Dùng bình chia độ
GV
HS
GV thảo luận thống nhất ý kiến hoàn  ... iểu diễn là đường nằm ngang.
I. Thí nghiệm về sự sôi.
 1. Thí nghiệm. Hình 28.1 SGK / 85.
 2. Vẽ đường biểu diễn.
- Trục nằm ngang là trục thời gian.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
- Gốc của trục nhiệt độ là 400C. Gốc của trục thời gian là phút 0.
3. Củng cố, luyện tập ( 3')
- Thu bài - Nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân.
- Cho điểm nhóm - cá nhân làm việc tích cực.
4.Hướng dẫn HS học bài và làm bài ( 2') 
- Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian.
- BT 28 -29.4 , 28 29 .6 SBT / 33, 34.
- Chuẩn bị : Sự sôi ( tiếp theo 
Điều chỉnh sau tiết dạy:
Ngày soạn: 22.4.2012
Ngày giảng: 26.4.2012 lớp 6A,B
Tiết : 33
SỰ SÔI ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
2. Kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, chung thực, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án .
2. Chuẩn bị của HS: Đọc và trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Kiểm tra bài cũ :( lồng ghép trong bài)
2. Dạy nội dung bài mới :
HĐ THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
GV
HS
GV
HS
GV
HS
* Hoạt động 1: Mô tả lại TN về sự sôi.(20')
+ Y/c đại diện của 1 nhóm dựa vào bộ dụng cụ TN được bố trí để mô tả lại Tn về sự sôi .
HS mô tả được.
- Nhận xét theo dõi nhận xét.
Một HS nhận xét trả lời của bạn.
GV yêu cầu nhóm HS trả lời câu C1, đến C4 SGK?
 Đại diện các nhóm tiến hành trả lời thảo luận 
+ Giới thiệu nhiệt độ sôi của 1 số chất ( Bảng 29.1 / SGK 87 ). Gọi học sinh cho biết nhiệt độ sôi của 1 số chất.
- Trả lời C6 . Từ đó rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Vận dụng .(10')
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu C7, C8, C9. 
+ Y.c học sinh rút ra đặc điểm chung về sự sôi
II. Nhiệt độ sôi.
* Kết luận .
 - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
 - Trong suốt thời gian sôi , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
III. Vận dụng.
+ C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
+ C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
+ C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
 Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. 
4. Củng cố : (10')
- Sự sôi và sự bay hơi khác nhau khác nhau như thế nào ?
 + Sư bay hơi : Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng và chỉ xảy ra ở mặt thoáng.
 + Sự sôi : Xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định và xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và ở trong lòng chất lỏng.
- BT 28 29.1 . D. 
- BT 28 29.2 . C.
- BT 28 29.3 Của sự sôi : B, C.
 Của sự bay hơi : A, D.
5. Dặn dò : (5')
- Học bài Hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị ôn tập : Thi HK II.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
Ngày soạn: 6.5.2012
Ngày giảng: 7.5.2012 lớp 6B
 8.5.2012 lớp 6A
Tiết : 34
 Bài :	TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2. Kĩ năng: - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiện thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm trước phần ôn tập chương ở nhà.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ ( lồng ghép trong bài)
 2. Dạy nội dung bài mới.
HĐ THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15')
GV: nêu hệ thống các câu hỏi để học sinh tự ôn tập
HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từng câu hỏi của phần này.
I. Ôn tập.
Hoạt động 2: (15')
HS: suy nghĩ và trả lời C1 + C2
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C1 + C2
HS: suy nghĩ và trả lời C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: suy nghĩ và trả lời C4
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C4
HS: thảo luận với câu C5
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5
HS: suy nghĩ và trả lời C6
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6
II. Vận dụng.
C1:
ý C
C2: 
ý C
C3: đoạn ống cong dùng để hạn chế đường ống bị vỡ khi ống co dãn vì nhiệt.
C4: 
a, sắt có nhiệt độ nóng chẩy cao nhất
b, rượu có nhiệt độ nóng chẩy thấp nhất
c, vì rượu có nhiệt độ nóng chẩy là 
 - 500C. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ này vì tới - 500C thì thủy ngân bị đông đặc lại
d, tùy vào HS
C5: Bình nói đúng vì trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của nước không thay đổi.
C6: 
a, BC là quá trình nóng chảy
 DE là quá trình sôi
b, AB nước tồn tại ở thể rắn
 CD nước tồn tại ở thể lỏng
Hoạt động 3: (10')
HS: thảo luận với các câu hỏi hàng ngang của trò chơi ô chữ
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từ hàng dọc 
III. Trò chơi ô chữ.
3. Củng cố, luyện tập (3') 
	- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
	- Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
	- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị cho giờ sau thi học kì II.
 Điều chỉnh sau tiết day
Ngày soạn: 23.4.2012 Ngày giảng: 27.4. 2012 lớp 6A,B
Tiết: 35
Bài: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống nội dung kiến thức đã học trong các tiết học trước.
2. Kĩ năng: Tính toán,trình bày bài khoa học..
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc làm bài, trung thực
II. NỘI DUNG ĐỀ.
a, Ma trận đề. 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Nhiệt học 
1. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
4. Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước.
5. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
6. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
7. Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.
8. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ nước sôi là 100oC. Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 37oC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 20oC. Nhiệt độ của nước sôi tại những vùng núi cao nhỏ hơn 100oC.
- Nhận biết được quá trình chuyển thể của các chất .
9. Hiện tượng nở vì nhiệt chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
10. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
11. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
12. Khi một vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
13. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. 
14. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản và thang chia độ.
15. Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C.
16. Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế.
17.Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế
18. Dựa vào sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
19. Dựa vào về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng trong thực tế thường gặp. 
20. Dựa trên giá trị lớn nhất và giá trị giữa hai vạch liên tiếp ghi trên nhiệt kế để xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế hay trên tranh ảnh.
21. Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình:
22. Kiểm tra nhiệt kế xem thủy ngân trong ống quản đã xuống hết bầu chưa, nếu chưa thì cầm vào thân nhiệt kế vẩy cho thủy ngân xuống hết bầu nhiệt kế;
23. Tay phải cầm nhiệt kế cho bầu nhiệt kế vào nách trái và kẹp tay lại;
24. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Dựa vào ba yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp dựa vào biểu hiện của sự ngưng tụ.
Số câu hỏi
C7.2
C9,10,11.1a; C14.1b
C12.3
C16.4a; C24.4b
C24.5
TS câu hỏi
1
2
2 
5 
TS điểm
2đ
3,5đ
4,5đ
10,0 
Câu 1: (2điểm) 
a, Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất? 
b, Trình bày cấu tạo của nhiệt kế?
Câu 2: (2điểm) 
Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với chiều mũi tên:
Thể lỏng
Thể khí
Thể rắn
 (1) (2)
 (4) (3)
Câu 3: (1,5 điểm) 
Kể tên một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất trong cuộc sống?
Câu 4: ( 3 điểm): 
a, Băng kép khi nóng thì nó cong về phía thanh nào? Tại sao?
 b, Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? Mỗi một yếu tố phụ thuộc lấy một ví dụ chứng minh?
Câu 5: (1,5 điểm) 
Giải thích tại sao khi trồng chuối phải phạt bớt lá?
III. ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Chất rắn nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi, các chất răn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi, các chất khí khac nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Cấu tạo của nhiệt kế gồm: Bầu đựng chất lỏng, ống mao dẫn, thang chia độ.
mỗi ý 0,5đ
Câu 2
1- Nóng chảy; 2- Bay hơi;3- ngưng tụ;4 đông đặc
Mỗi ý 0,5đ
Câu 3
HS lấy được ví dụ
1,5đ
Câu 4
a, Băng kép khi nóng thì cong về phía thanh thép vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
b, Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng.
Học sinh lấy mỗi ví dụ được 0,5đ
1đ
0,5đ
1,5đ
Câu 5
Vì khi mới trồng cây thì cây chưa tự hút nước trong đất. 
Nếu ta không phạt bớt lá, thì lá cây bay hơi nước nhiều, cây sẽ mất nước, héo và chết 
1,5đ
IV. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI.
Đa số học sinh làm được bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat li 6 2012.doc