MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Học sinh nắm được
- Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
- Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
* Kĩ năng: Làm thí nghiệm hình 19.1, 19.2
II. CHUẨN BỊ:
* Các nhóm:
- 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh có thành đáy, 1 nút cao su có lỗ
- 1 chậu thuỷ tinh, nước pha màu, 1 phích nước nóng, 1 chậu nước thường
* Giáo viên:
- Giáo án, máy chiếu đa năng, đồ dùng thí nghiệm
Phòng giáo dục & đào tạo Lệ Thủy Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi Người dạy: Bùi Thị Kim Lan Trường THCS Dương Thủy -----@&?----- Ngày dạy: 18/02/2009 Tiết 22 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu: * Kiến thức: Học sinh nắm được - Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau - Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng * Kĩ năng: Làm thí nghiệm hình 19.1, 19.2 II. Chuẩn bị: * Các nhóm: - 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh có thành đáy, 1 nút cao su có lỗ - 1 chậu thuỷ tinh, nước pha màu, 1 phích nước nóng, 1 chậu nước thường * Giáo viên: - Giáo án, máy chiếu đa năng, đồ dùng thí nghiệm III. Hoạt động dạy- học: 1, ổn định: 2, Kiểm tra bài cũ: (4phút) HS1: ?Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? (bài 18.4 SBT) HS2: ?Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? 3, Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: (2phút) Tạo tình huống học tập: - Chiếu tình huống đầu bài - Gọi hai hs đóng vai Bình và An nêu tình huống ?Theo em bạn Bình trả lời như vậy đúng hay sai? - Gv nêu vấn đề vào bài mới, chiếu tên bài, ghi đầu bài lên bảng HĐ2: (12phút) Làm thí nghiệm kiểm tra sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk phần thí nghiệm - Gv giới thiệu bình nước như hình 19.1 ?Muốn kiểm tra sự nở vì nhiệt của nước ta phải làm như thế nào? - Có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt độ. ?Muốn tăng nhiệt độ ta có cách nào? - Gv nhận xét, hướng cho học sinh thực hiện như sgk? Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhúng bình nước vào chậu nước nóng? - Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm kiểm tra, lưu ý hs làm cẩn thận - Gv quan sát các nhóm làm việc, chú ý hướng dẫn hs yếu kém. - Gv gọi một số nhóm trả lời C1 sgk và nhận xét - Gv nhận xét chốt lại, ghi bảng ?Làm cách nào để giảm nhiệt độ của nước trong bình? - Gv hướng cho hs cách nhúng bình thủy tinh vào chậu nước lạnh. Dự đoán hiện tượng xảy ra? - Yêu cầu hs làm thí nghiệm - Gv quan sát các nhóm làm việc, chú ý hướng dẫn hs yếu kém. - Gv gọi một số nhóm trả lời C2 sgk và nhận xét - Gv nhận xét chốt lại, ghi bảng - Gv: Qua thí nghiệm ta thấy nước nóng lên thì nở ra và lạnh đi thì co lại. Người ta đã chứng minh được không chỉ đối với nước mà mọi chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và lạnh đi thì co lại. - Để biết được sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau, yêu cầu hs nghiên cứu C3, quan sát hình 19.3 HĐ3:(8phút) Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - GV chiếu nội dung C3, hình 19.3 sgk và y/c 1 hs đứng tại chỗ đọc C3 ?Nêu mục đích của thí nghiệm? ?Hãy so sánh thể tích của cả 3 chất lỏng đựng trong 3 bình trước khi làm thí nghiệm? ?Dự đoán kết quả thí nghiệm? - Gv chiếu thí nghiệm ảo, giới thiệu cách làm thí nghiệm và trình diễn thí nghiệm ?Hãy so sánh thể tích của cả 3 chất lỏng trước và sau khi làm TN? ?Từ kết quả TN y/c hs rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. - GV chốt lại và ghi bảng HĐ4: (5 phút) Kết luận - Gv chiếu nội dung C4 sgk, yêu cầu hs suy nghĩ trả lời C4 - Gv tổ chức cho hs thi trả lời nhanh: 3 hs lên bảng ghi nhanh đáp án - Gv quan sát thời gian làm của từng em và ghi lại theo thứ tự - Sau khi hoàn thành gv hướng dẫn cả lớp nhận xét sửa sai, chiếu đáp án - Gv tuyên dương em làm đúng nhất và nhanh nhất - Gv chốt lại kết luận như phần ghi nhớ, ghi bảng HĐ5:(6 phút) Vận dụng: - Gv lần lượt chiếu nội dung C5, C6, C7, hướng dẫn hs trả lời. Sau mỗi câu có nhận xét và chiếu đáp án - Đối với C7 gv đưa ra 2 ống thủy tinh có tiết diện khác nhau để giới thiệu HĐ6: (3phút) Có thể em chưa biết: - Gv nêu tình huống làm kem, khi giảm nhiệt độ để làm kem, tại sao ta thấy que kem có sự nở ra - Gv chiếu phần có thể em chưa biết - Gv nhận xét chốt lại - 2 hs đóng vai, nêu tình huống - Hs dưới lớp theo dõi - Hs trả lời, có thể đúng hoặc sai - Hs mở sách giáo khoa, vở ghi chép - Hs đọc thông tin ở sgk - Hs quan sát, kết hợp sgk - Hs trả lời (Làm thay đổi nhiệt độ của nước trong bình) - Hs đề xuất phương án - Hs nêu dự đoán - Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm, trả lời C1 sgk - Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - Hs chú ý, ghi vở - Hs đề xuất cách làm - Hs nêu dự đoán - Hs làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C2 sgk - Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - Hs chú ý, ghi vở - Hs chú ý theo dõi, tiếp nhận thông tin - 1 hs đứng tại chỗ đọc C3, cả lớp theo dõi - Hs trả lời - 3 bình giống nhau và đựng 3 loại chất lỏng khác nhau nhưng có thể tích là như nhau. - Hs nêu dự đoán - Hs quan sát, nhận xét hiện tượng và nêu kết luận - Hs trả lời - 1 hs nêu kết luận, hs khác nhận xét - Hs chú ý ghi vở - Hs hoạt động cá nhân làm nội dung C4 - 3 hs lên bảng đứng 3 vị trí, ghi tên mình lên bảng. khi nghe gv phát lệnh thì bắt đầu ghi các đáp án tương ứng, cả lớp theo dõi, cổ vũ - HS theo dõi và ghi vở. - Hs tham gia nhận xét, chọn ra bạn làm đúng nhất và nhanh nhất - Cả lớp vỗ tay hoan hô - Hs theo dõi, ghi vở - Hs trả lời các câu C5, C6, C7 theo hướng dẫn của gv. Sau mỗi câu cần ghi nhớ câu trả lời và giải thích - Hs suy nghĩ tình huống - Hs vận dụng để giải thích - Hs ghi nhớ khi giảm nhiệt độ từ 40C về 00C thì nước nở ra Tiết 22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 1, Làm thí gnhiệm: 2, Trả lời câu hỏi: C1: Mực nước dâng lên, do nước trong bình nóng lên, nở ra C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại. C3: Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau giản nở vì nhiệt khác nhau. 3)Rút ra kết luận: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 4) Vận dụng: C5: C6: C7: 4, Củng cố: (3 phút) - Gv chiếu lần lượt 2 bài tập 19.1, 19.2 sách bài tập trang 23 Bài 19.1: Gọi hs yếu kém trả lời Bài 19.2: Gọi hs tb, khá trả lời - Sau mỗi câu trả lời gv gọi hs khác nhận xét và gv chốt lại chiếu đáp án ?Sau khi học bài này chúng ta cần ghi nhớ những kiến thức gì? - Gv chốt lại các kiến thức chính của bài, yêu cầu hs nắm chắc 5, Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học và nắm chắc kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Làm các bài tập 19.3, 19.4, 19.5 sách bài tập - Nghiên cứu bài mới: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Tài liệu đính kèm: