Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 34

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 34

. Mục tiêu:

1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

- Thể tích, chiều di của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

3. Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết.

B. Chuẩn bị:

Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. Một đèn cồn, một chậu nước, khăn lau.

C. Hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 21 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Ngày soạn:30.11.10
A. Mục tiêu: 
1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
- Thể tích, chiều di của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
3. Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết.
B. Chuẩn bị: 
Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. Một đèn cồn, một chậu nước, khăn lau.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Tháp Eiffel ở Paris, thủ đô nước Pháp làm bằng thép nổi tiếng thế giới.
GV: Có thể sử dụng mẩu tin về tháp Eiffel (Epphen): do Eiffel (1832-1923) một kỹ sư người Pháp thiết kế . Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại Quảng trường Mars, nhân dịp Hội chợ Quốc tế thứ nhất tại Paris. Hiện nay tháp này được dùng làm Trung tâm Phát thanh và Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của Pháp (hình 44). 
Hình 44
Các phép đo chiều cao tháp ngày 01-01-1890 và 01-07-1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm. Tại sao lại có điều kỳ lạ này? Chẳng lẽ một cái thép bằng thép lại có thể “lớn lên” được sao?
Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì chất rắn
1. Làm thí nghiệm:
Làm thí nghiệm theo như phần gợi ý trong SGK. Chỉ cho học sinh nhận xét hiện tượng.
Hình 45
GV: Điều khiển học sinh thảo luận trả lời câu C1 và C2. 
- Trước khi hơ nóng quả cầu, khi thả quả cầu thì quả cầu lọt được qua vòng kim loại.
- Sau khi hơ nóng quả cầu thì quả cầu không lọt qua vòng kim loại (hình 45).
2. Trả lời câu hỏi:
GV: Tại sao sau khi hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?
HS: Quả cầu nở ra.
Sau khi hơ nóng, quả cầu nở ra không lọt qua vòng kim loại.
GV: Tại sao khi nhúng quả cầu vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?
HS: Quả cầu co lại
Sau khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu sẽ co lại khi lạnh đi, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
3. Rút ra kết luận:
GV: Hướng dẫn học sinh điền từ vào chỗ trống.
Chú ý: thí nghiệm ở phần trên là thí nghiệm về sự nở khối của chất rắn.
GV: Giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau với chiều dài ban đầu là 100cm và khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
C3. Điền từ vào chỗ trống:
a. Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.
Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài của vật rắn) có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.
	Nhôm	1.15cm
	Đồng	0.85cm
	Sắt	0.60cm
Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
GV: Dựa vào bảng trên có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
HS: Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
- Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt.
Từ hai hoạt động 3 và 4, giáo viên chốt lại phần ghi nhớ cho học sinh ghi vở.
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 5: Vận dụng-Củng cố
4. Vận dụng:
GV: Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của sự nở vì nhiệt của vật rắn trong cả hai lĩnh vực: nở khối và nở dài.
 Khâu dao: khi nung nóng khâu dao để tra lưỡi vào được dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao: đây l ứng dụng về nở khối.
GV: Tháng Một là mùa đông, thép gặp lạnh thì sao? Tháng Bảy mùa hè nóng bức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
HS: Thép gặp lạnh nên co lại, tháng 7 nóng nên thép nở dài ra.
Nung nóng khâu dao sẽ nở ra (hình 46), như vậy có thể tra lưỡi dao hay liềm vào một chuôi dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao.
Hình 46
Muốn quả cầu đã nung nóng lọt qua vòng kim loại, ta nung nóng vòng kim loại.
Mùa đông, thép gặp lạnh sẽ co lại, mùa nóng bức thép nở ra, do đó tháp sẽ cao lên.
1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào?
2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
IV. Hướng dẩn về nhà:
Học kĩ bài.
Làm bài tập: 18.1->18.4 SBT
Đọc có thể em chưa biết.
Nghiên cứu bài sau: Sự nỡ vì nhiệt của chất lỏng.
Tiết 22 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
Ngày soạn:2.12.10
A. Mục tiêu: 
1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3. Làm được thí nghiệm ở hình 47 và 48, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra các kết luận cần thiết.
B. Chuẩn bị: 
Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh thẳng có thành dày. Nút cao su có đục lỗ.
Một chậu nhựa, nuớc có pha màu, phích nước nóng.
Miếng giấy trắng 4cm*10cm có vẽ vạch chia và có cắt hai đầu để lồng vào ống thủy tinh.
Cho cả lớp: hai bình thủy tinh đáy bằng, một chậu có thể chứa được hai bình trên.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
	1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào.
2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- Đố biết khi đun nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không?
GV: Dựa vào mẩu đối thoại của An và Bình trong SGK.
- Nước chỉ nóng lên thôi, tràn thế nào được vì lượng nước trong ca có tăng lên đâu.
Hoạt động 2: Thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không?
1. Làm thí nghiệm:
GV: Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm thực hành theo hướng dẫn của SGK.
GV: Hướng dẫn cách cắm ống thuỷ tinh qua nút cao su nhẹ nhàng tránh vỡ ống thủy tinh.
GV: Khi bỏ bình vào chậu chú ý quan sát mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên ra sao?
Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đổ đầy nước màu vào bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua.
- Đặt bình vào chậu nước nóng.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
2. Trả lời câu hỏi:
- Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.
- Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại.
Học sinh tự làm thí nghiệm kiểm tra lại kết quả dự đoán.
GV: Có hiện tượng gì xảy ra khi bình cầu được đặt vào trong chậu nước nóng?
HS: Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng
GV: Nếu sau đó đặt bình cầu vào nước lạnh thì hiện tượng gì xảy ra?
HS: Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống
Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau
 thì nở vì nhiệt khác nhau.
HS: Mô tả thí nghiệm ở hình 48 và rút ra nhận xét.
GV: Tại sao phải sử dụng ba bình cầu giống nhau?
HS: để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. 
GV: Tại sao phải cùng nhúng chung vào một chậu nước nóng?
HS: Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
- Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.
Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 4: Rút ra kết luận.
3. Rút ra kết luận:
Yêu cầu học sinh tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C4.
a. Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 5: Vận dụng.Củng cố
4. Vận dụng:
GV: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
HS: Vì khi nước nóng lên sẽ tràn ra
- Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
GV: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
HS: Để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
- Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
GV: Nếu trong thí nghiệm hình 19.2-3, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và cùng đựng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, thì mực chất lỏng trong hai ống có dâng lên như nhau không? Tại sao?
HS: Không như nhau
- Hai bình chứa cùng một lượng chất lỏng như nhau và thể tích ban đầu như nhau, khi nhiệt độ tăng lên như nhau thì thể tích chất lỏng sẽ tăng như nhau, tức V1=V2.
Gọi r1 và r2 là bán kính của các ống và h1 và h2 là chiều cao cột chất lỏng tăng thêm.
Theo công thức tính thể tích, lần lượt ta có: V1=pr12h1 và V2=pr22h2. Vì r1 ¹ r2 nên h1 ¹ h2.
GV: Cho biết đặc điểm của sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
HS: Mô tả thí nghiệm chứng minh chất lỏng nóng lên thì nở ra, co lại khi lạnh đi.
.
IV. Hướng dẩn về nhà:
Học ghi nhớ .
Đọc có thể em chưa biết
BTVN: 19.1; 19.2; 19.3, 19.4, 19.5, 19.6 SBT
Tiết 23 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
Ngày soạn:5.12.10
A. Mục tiêu: 
1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
- Thể tích của một chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
3. Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra các kết luận cần thiết.
4. Biết cách đọc biểu bảng và rút ra kết ra kết luận cần thiết.
B. Chuẩn bị: 
Quả bóng bàn bị bẹp (không thủng). Phích nước nóng, cốc.
Bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh chữ L, nút cao su có đục lỗ. Cốc nước pha màu. Miếng giấy trắng có vạch chia.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
1. Cho biết quy luật về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau?
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Hướng dẫn học sinh đọc mẩu chuyện Vào bài giữa An và Bình để có thể giải đáp được tại sao nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó lại phồng lên.
An: Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào cho nó phồng lên?
Bình: Quá dễ, chỉ cần nhúng vào nước nóng, nó sẽ phồng lên.
Hoạt động 2: Chất khí nóng lên thì nở ra.
GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.
GV: Để cho được giọt nước màu vào trong ống, có thể thực hiện bằng cách nhúng một đầu ống vào nước màu, dùng ngón tay bịt chặt đầu ống còn lại sau đó rút ống ra sao cho còn lại một giọt nước trong ống (xem hình 50)
GV: Theo dõi sự làm việc của học sinh và giúp đỡ học sinh trả lời câu hỏi trong ... lá cây vào ban đêm.
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
Tổ chức tình huống học tập:
Giáo viên dựa vào mẩu chuyện vào bài để tốc chức tình huống học tập.
Hình 63
- Cuộc tranh luận trên, ai đúng ai sai?
Bình và An đang đun nước, Bình chợt reo lên:
- A! Nước sôi rồi, tắt lửa đi thôi.
- Nước sôi rồi, nhưng cứ đun thêm ít nữa cho nóng già lên,
- Nước đã sôi rồi, thì dù cứ đun mãi, nước vẫn không nóng hơn đâu!
- Vô lý! Mình vẫn tiếp tục đun thì nước phải vẫn tiếp tục nóng lên chứ!
Hoạt động 2: 
Làm thí nghiệm.
I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI
Hình 64
Hướng dẫn học sinh lắp thí nghiệm như hình 64, chú ý điều chỉnh sao cho không để bầu nhiệt kế chạm vào đáy bình, khi nước có nhiệt độ 400C thì sau 1 phút ghi nhiệt độ một lần vào bảng kết quả. Sau khi nước sôi, cứ tiếp tục đun khoảng 2 đến 3 phút nữa.
Chú ý điều chỉnh lượng nước và ngọn lửa đèn cồn sao cho khoảng 20 phút thì nước sôi.
Chú ý cho học sinh quan sát được hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm như sự xuất hiện bọt khí ở đáy bình, sau đó bọt khí lớn dần và nổi lên vỡ ra trên mặt thoáng chất lỏng. Ghi chép hiện tượng theo thời gian tương ứng xảy ra hiện tượng.
(Chỉ cần ghi vào bảng các chữ số la mã hoặc các chữ cái tương ứng theo phần hướng dẫn).
1. Tiến hành thí nghiệm:
- Lắp ráp thí nghiệm: hình 64.
- Đổ vào bình khoảng 100 cm3 nước, dùng đèn cồn đun nước.
- Lắp nhiệt kế lên giá thí nghiệm.
- Khi nước đạt đến 400C thì sau 1 phút ghi nhận nhiệt độ.
- Quan sát các hiện tượng xảy ra theo ý sau:
+ Trên mặt nước:
* Hiện tượng 1: Có một ít hơi nước bay lên.
* Hiện tượng 2: Mặt nước bắt đầu xáo động,
* Hiện tượng 3: Mặt nước xáo động mạnh, hơi nước bay lên nhiều.
+ Trong lòng nước:
* Hiện tượng A: Bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
* Hiện tượng B: Các bọt khi nổi lên.
* Hiện tượng C: Nước reo.
* Hiện tượng D: Các bọt khi nổi lên càng nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi lên đến mặt thoáng thì vỡ tung ra, nước sôi.
Sau đó, từ bảng kết quả thu được yêu cầu học sinh vẽ đồ thị.
Giáo viên cho nhận xét đồ thị của học sinh.
2. Vẽ đường biểu diễn:
Từ kết quả thu được sau khi thí nghiệm, mỗi học sinh tự vẽ vào vở đượng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian đun nước:
- Trục nằm ngang chỉ trục thời gian: ghi các giá trị thời gian theo phút. Gốc của trục thời gian là 0.
- Trục thẳng đứng biểu diễn nhiệt độ theo độ C (0C). Gốc của trục nhiệt độ là 400C.
Hoạt động 3:
Củng cố:
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ lại đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian.
Dặn dò: 
Chuẩn bị Bài 29
IV. H ướng dẩn về nhà:	
Bảng Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước
Thời gian
Nhiệt độ
Hiện tượng trên mặt nước
Hiện tượng trong lòng nước
™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜
Tiết 33 SỰ SÔI
(Tiếp theo)
Ngày soạn:1/3/2011
A. Mục tiêu: 
Nhận biết được hiện tượng sôi và đặc điểm của nó.
Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi
B. Chuẩn bị: 
Giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng và lưới kim loại. Một cố đốt, một đèn cồn, một nhiệt kế có GHĐ 1100C. Một đồng hồ có kim giây.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
Kết hợp trong tiết dạy.
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi.
Yêu cầu các nhóm học sinh mô tả lại thí nghiệm về sự sôi đã học trong tiết 28.
Dưạ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được trả lời các câu hỏi:
- Ở nhiệt độ nào thì bắt đầu thấy bọt khí ở đáy bình?
- Ở nhiệt độ nào thì thấy thấy các bọt khí tách ra khỏi đáy bình và đi lên?
- Ở nhiệt độ nào thì thấy các bọt khí nổi tới mặt nước vỡ tung trên mặt thoáng?
- Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?
II. NHIỆT ĐỘ SÔI
1. Trả lời câu hỏi:
Học sinh mô tả lại thí nghiệm đun nước trong tiết học trước. Căn cứ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
Các câu hỏi từ câu C1 đến C3 tùy thuộc vào kết quả thí nghiệm của học sinh, đặc biệt là nhiệt kế dùng trong thí nghiệm. Những nhiệt kế dùng trong Nhà trường thật không chính xác lắm: nước sôi có thể chỉ ở 960C đến 1020C tùy theo nhiệt kế.
C4. Trong khi nước đang sôi, dù vẫn đun nhưng nhiệt độ của nước vẫn không tăng.
Giáo viên nhấn mạnh phần Chú ý và cung cấp cho học sinh bảng nhiệt độ sôi của các chất lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Hướng dẫn cho học sinh nhận thấy: các chất lỏng khác nhau thì sôi ở nhiệt độ khác nhau.
Chú ý: Các chất khác nhau thì sôi ở nhiệt độ khác nhau.
BẢNG NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA 
MỘT SỐ CHẤT
Chất	Nhiệt độ	Chất	Nhiệt độ
	 (0C)	 (0C)
Ete	35	Rượu	80
Nước	100	Thủy ngân 357
Đồng	2580	Sắt	3050
2. Rút ra kết luận:
Câu C5: Từ kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận ai đúng ai sai, đây cũng chính là một trong những đặc điểm của sự sôi.
Theo kết quả thí nghiệm cho thấy, trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ chất lỏng không tăng, Bình đã nói đúng.
Cũng căn cứ vào kết quả thí nghiệm, hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống để đi đến kết luận về sự sôi.
Giáo viên có thể nói theo cách khác đây là các đặc điểm của sự sôi.
a. Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
b. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
Yêu cầu học sinh ghi phần ghi nhớ vào trong vở.
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Hoạt động 2: 
Vận dụng.
III. VẬN DỤNG
Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi Vận dụng trong SGK.
C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ sôi của nước đẩ làm một mốc chia nhiệt độ?
C8. Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân chứ không dùng nhiệt kế rượu?
C9. Các đoạn AB, BC trong hình 65 biểu diễn các quá trình nào trong khi nước được đun nóng?
C7: Vì nhiệt độ này xác định và không thay đổi trong quá trình nưốc đang sôi.
C8. Vì thủy ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
100
A
B
C
0C
phút
Hình 65
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
Ho ạt đ ộng 3: 
Củng cố:
Sự sôi là gì? Cho biết đặc điểm của sự sôi.
Dặn dò 
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài Tổng kết chương.
™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜
Tiết 34 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
NHIỆT HỌC
Ngày soạn:15/3/2011
A. Mục tiêu: 
1. Nhắc lại một số kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2. Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
B. Chuẩn bị: 
Vẽ trên bảng treo ô chữ .
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
 Tổ chức cho học sinh ôn tập.
1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ giảm?
2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn?
4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.
6. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
8. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
I. ÔN TẬP
1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất và chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3. Học sinh tự làm.
4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
Nhiệt kế rượu dùng đo nhiệt độ khí quyển.
Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
Nhiệt kế ytế đo nhiệt độ cơ thể.
5. (1) Nóng chảy, (2) Bay hơi, (3) Đông đặc, (4) Ngưng tụ.
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng dù vẫn tiếp tục đun.
8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
9. Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng và trên mặt thoáng của chất lỏng.
Hoạt động 2: 
Vận dụng.
II. VẬN DỤNG
Trong Hoạt động này, giáo viên cần cho học sinh thời gian chuẩn bị bài tham gia thảo luận xây dựng các câu trả lời chính xác.
1. Thứ tự sắp xếp.
2. Nhiệt kế đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
3. Giải thích ứng dụng:
4. Theo bảng 30.1 (Xem phụ lục):
- Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?
- Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu đo những nhiệt độ thấp tới -500C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo những nhiệt độ này được không?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi của các chất nào?
5. Khi nước sôi, Bình nói cần bớt lửa, chỉ để ngọn lửa nhỏ đủ cho nước sôi. An nói để lửa cháy thật to thì nước càng nóng. Ai đúng, ai sai?
6. Nhận xét sơ đồ.
1. Rắn - Lỏng - Khí.
2. Nhiệt kế thủy ngân.
3. Khi hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
4. Theo bảng 30.1:
- Sắt, Rượu.
- Ở -500C, rượu vẫn ở thể lỏng, còn ở nhiệt độ này thì thủy ngân đã đông đặc.
- Trong lớp có thể có những chất rắn có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của lớp, các chất lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học, có thể có hơi nưốc, hơi thủy ngân.
5. Bình nói đúng.
6. BC: nóng chảy. 
 DE: sôi.
 AB: thể rắn
 CD: lỏng và hơi.
Hoạt động 3:
 Trò chơi
GIẢI Ô CHỮ
PHỤ LỤC
Giải ô chữ:	
N
O
N
G
C
H
A
Y
Chất
Nhiệt độ nóng chảy
B
A
Y
H
O
I
Nhôm
658
G
I
O
Nước đá
0
T
H
I
N
G
H
I
E
M
Rượu
-177
M
A
T
T
H
O
A
N
G
Sắt
1535
Đ
O
N
G
Đ
A
C
Đồng
1083
T
O
C
Đ
O
Thủy ngân
-39
Muối ăn
801
™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 6 Chuong II Nhiet hoc.doc