- Mọi vật dù to hay nhỏ đều có kích thước
- Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là m
- Dụng cụ đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước cuộn, thước dây.
- GHĐ của thước là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN là giá trị giữa hai vạch chia trên thước.
- Chọn dụng cụ đo phải phù hợp với dụng cụ cần đo.
- Cách đo: + Ước lượng độ dài cần đo
+ Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
Giáo án ôn tập Vật Lý 6 Giáo viên: Trần Thị Huệ Đơn vị: Tổ Toán - Lý - Tin Trường THCS Thạch Linh Ngày soạn: 6/9/2010 Tiết 1: Ôn tập về đo độ dài I/ Lý thuyết: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có kích thước Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là m Dụng cụ đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước cuộn, thước dây. GHĐ của thước là giá trị lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN là giá trị giữa hai vạch chia trên thước. Chọn dụng cụ đo phải phù hợp với dụng cụ cần đo. Cách đo: + Ước lượng độ dài cần đo + Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thowcs ở đầu kia của vật. + Đock và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. II/ Bài tập: BT1: Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em? Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN là 1mm Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN là 1cm Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm Giải: A BT2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi ghi kết quả dưới đây cách ghi nào đúng? A. 5m C. 500cm B. 50dm D. 500,0cm Giải: C BT3: Điền vào chổ trống..... Khi đo độ dài của một vật bằng thước dài, ngươi ta thươngg làm như sau: ......................độ dài cần đo Chọn thước có ...............................thích hợp. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật.................. Vạch số 0 của thước. Đặt mắt nhing theo hướng........................................cới cạnh thước ở đầu kia của vật. Đọc và ghi kết quả đo theo............................sid đầu kia acuar vật Giải: ước lượng GHĐ và ĐCNN Ngang bằng Vuông góc Vạch chi gần nhất BT4: Trong các câu sau đây , câu nào đúng? câu nào sai? GHĐ của thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN của thước đo độ dài là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Giải: a) Đ b) Đ BT5: Có hai thước, thước thứ nhất dài 30cm, có ĐC tới mm, thước thứ hai dài 1m có Đc tới cm Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước Nên dùng thước nào để chiều dài của bàn giáo viên, chiều dài của cuốn SGK vật lý 6. Giải: a) Thước thứ nhất có GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm; Thước thứ hai có GHĐ là 1m, ĐCNN là 1cm bDùng thước thứ nhất để đo độ dài cuốn SGK vật lý 6, thước thứ hai để đo chiều dài bàn giáo viên. BT6: Các kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: 1 = 15,1cm 1=15,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong từng trương hợp Giải: a) 0,1cm 0,1cm hoặc 0,5 cm Ngày soạn:12/9/2010 Tiết 2: Ôn tập về đo thể tích chất lỏng I/ Lý thuyết: Đơn vị chính để đo thể tích chất lỏng là mét khối, kí hiệu m3 Dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, các loại ca đông, các loại chai lọ, ca, cốc đã biết trước dung tích. Đối với ca đong hoặc các loại chai lọ, cốc,.... đã biết trước dung tích thì GHĐ cũng chính là ĐCNN của dụng cụ đó. Cách đo thể tích chất lỏng: + Ước lượng thể tích cần đo + Chọn bình chia đô có GHĐ và ĐCNN thích hợp + Đặt bình chia độ thẳng đứng + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình + Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng. II/ Bài tập: BT1: Trên một chai nước khoáng có ghi một lít. Số đó chỉ: Sức nặng của chai nước Thể tích của nước trong chai Khối lượng của nước trong chai Thể tích của chai. Chọn câu trả lời đúng Giải: B BT2: Mặt ngoài của bể chứa nước có ghi 1000lit. Số liệu đó cho biết: Khối lượng nước trong bể Thể tích nước chứa trong bể Trọng lượng nước chứa trong bể Lượng nước chứa trong bể Giải: B BT3: Trong các cách ghi kết qảu đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5 cm3 sau đây, cách nào ghi đúng? A) 18,50 cm3 B. 18cm3 C) 18,2cm3 D) 18,5cm3 Giải: D BT4: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống (...) trong các câu sau: Ước lượng....................cần đo Chọn..................có GHĐ và ĐCNN thích hợp Đặt bình chia độ............................................. Đặt mắt nhìn ....................... với độ cao mực chất lỏng trong bình Đọc và ghi kết qảu theo vạch chia gần nhất với ................ Giải: Thể tích Bình chia độ Thảng đứng Ngang Mực chất lỏng BT5: Câu nào đúng? câu nào sai? GHĐ cảu bình chia độ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ có thể đo ĐCNN của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên dụng cụ đo GHĐ và ĐCNN của ca đong đo thể tích chất lỏng có cùng một giá trj Giải: A. S B. S C. Đ BT6: Cho ca đong hình trụ 0,5 lít và một cahi nước 1,5 lit. Hãy tìm cách dong 1,25lit nước bằng những dụng cụ trên Giải: Đổ nước từ chai vào ca đong 0,5 lít, trong chai còn lại 1 lít nước. Chia đôi lượng nước vào cac bằng cách nghiêng dần ca từ từ cho đến điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp nhất của miệng ca ở trên cùng một đường thẳng nằm ngang, trong ca con lại 0,25 lít. Ngày soạn: 19/9/2010 Tiết 3: Ôn tập về đo thể tích vật rắn không thấm nước I/ Lý thuyết:: - Đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ hoặc bình tràn - Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: + Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ, thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thẳ chìm vật đó vào trong bình tràn, thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. II/ Bài tập: BT1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3 . Thể tích của hòn đá là: A. 55 cm3 B. 18 cm3 C. 155cm3 D. 45 cm3 Giải: D. 45 cm3 BT2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đov thể tích vật rắn không thấm nước, người ta xác định thể tích của vật bằng: A. Đo thể tích bình tràn B. Đo thể tích bình chứa C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Đo thể tích nước còn lại trong bình. Giải: C BT3: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: Khi đo thể tích vật rắn không thấm nước , người ta làm như sau: a) .vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Xác định thể tích của vật bằng cách đo thể tích của phần chất lỏng b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong. Xác định thể tích của vật bằng cách đo thể tích của phần chất lỏng Giải: a) Thả chim, dâng lên b) Bình tràn, tràn ra. BT4: Có nên dùng bình chia độ có ĐCNN = 5cm3 để đo thể thể tích của một hòn sỏi cở 7 cm3 không? Tại sao? Giải: Không nên. Vì giá thể tích đo được gần bằng ĐCNN của bình chia độ này, tức là gần bằng sai số do dụng cụ đo, phép đo trở nên vô nghĩa. BT5: Làm thế nào để đo được thể tích của một hòn đa với một bình chia độ có miệng nhỏ hơn kích thước của hòn đá và một bình không chia độ có miệng lớn kích thước của hòn đá? Giải: Đổ đày nước vào bình không chia độ, rồi thả nhẹ hòn đá vào bình. Hứng nước tràn từ bình này sang bình chia độ và đọc giá trị thể tích của lượng nước tràn ra. Đó là thể tích của hòn đá. BT6: Để đo thể tích của một hòn bi, nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau" A. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml B. Bình 100ml có vạch chia tới 5ml. C. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml D. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml Giải A. Ngày soạn: 26/9/2010 Tiểt 4: Ôn tập vêf khoói lượng - Đo khối lượng I/ lý thuyết: - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị chính để đo khối lượngk là kg. - Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân: Rô bec vàn, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, - Đối với cân Rô béc van GHĐ là tổng giá trị của tất car các quả cân. - Đối với cân Rô béc van không có bộ phận điều chỉnh bằng con chạy, ĐCNN là giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân. - Cách đo khối lượng của vật bằng cân Rô béc van: + ước lương khối lượng của vật đem cân + Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. + Điều chỉnh cho đòn cân thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ. + Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân II/ Bài tập: BT1: Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng mẹ đi chợ hàng ngày? A. Cân có GHĐ đo 100 kg và ĐCNN 0,5kg. B. Cân có GHĐ 1 ta và ĐCNNN 1 kg C. Cân có GHĐ 5 kg và ĐCNN 50g D. Cân có GHĐ 1 kg và ĐCNN 50g Giải: C. BT2: Trong các cách ghi kết quả đo với cân có độ chia tới 50 g sau đây, cách ghi nào là đúng? A. 500g B. 0,5kg C. 5 lạng D. Cả ba cách đều đúng Giải: A BT3: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: Dụng cụ khối lượng thường dùng là. Giải: Rô bec vàn, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, BT4: Bộ quả cân đi kèm theo cân Rô béc vàn gồm hai quả 1g, hai quả 10 g, hai quả 50g, hai quả 100g, một quả 200g, một quả 500g, 1 quả 1kg, một quả 2 kg và một quả 5 kg. GHĐ của cân này là. và ĐCNN của cân này là . Giải: 9,022kg; 1g BT5: Một chiếc cân đĩa thăng bằng khi: a) ở đĩa cân bên trái có 2 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g 5g, 2g và 1g. b) ở đĩa cân bên trái có 4 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có 3 gói kẹo. Hãy xấc định khối lượng của 1 gói bánh và khối lượng của một góid kẹo. Cho biết các gói bánh giống hệt nahu, các gói kẹo giống hệt nhau. Giải: a) Khói lượng gói bành là (100g + 50g + 20g + 20g + 5g + 2g + 1g ) : 2 = 198 : 2 = 99g b) Khối lượng của 4 gói bánh = khối lượng của 3 gói kẹo. Vậy khối lượng của 1 gói kẹo là: (99 . 4): 3 = 132 g.
Tài liệu đính kèm: