Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 2 - Chủ đề 1: Một số khái niệm về tập hợp - Năm học 2010-2011 - Hoàng Quốc Khánh

Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 2 - Chủ đề 1: Một số khái niệm về tập hợp - Năm học 2010-2011 - Hoàng Quốc Khánh

I. Mục tiêu:

1) Biết:

Giúp học sinh nắm vững khái niệm về tập hợp. Tập hợp sỗng.

Biết cách ghi số tự nhiên và giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.

2) Hiểu:

Số và chữ số trong số tự nhiên.

3) Vân dụng:

Áp dụng linh hoạt vào bài toán cụ thể.

II. Tài liệu hổ trợ:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.

III. Nội dung:

1/ Lý thuyết:

- Tập hợp rỗng không có phần tử.

- Cách ghi và đọc số tự nhiên.

- Giá trị của chữ số trong số tự nhiên.

- Số liền trước, số liền sau.

- Số liên tiếp tăng dần, giảm dần.

2/ Chương trình:

Số học 6, Chương I.

3/ Phương pháp giải:

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.

- Dùng 10 chữ số từ 0 đến 9 để ghi tất cả các số tự nhiên.

- Phân biệt: số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục,

- Số tự nhiên khác 0 có 1 số liền trước và một số liền sau

- Số 0 chỉ có 1 số liền sau mà không có số liền trước.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 2 - Chủ đề 1: Một số khái niệm về tập hợp - Năm học 2010-2011 - Hoàng Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: 22/08/2011 - Ngày dạy: 26/08/2011
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TẬP HỢP
I. Mục tiêu: 
Biết:
Giúp học sinh nắm vững khái niệm về tập hợp. Tập hợp sỗng.
Biết cách ghi số tự nhiên và giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.
Hiểu: 
Số và chữ số trong số tự nhiên. 
Vân dụng: 
Áp dụng linh hoạt vào bài toán cụ thể. 
II. Tài liệu hổ trợ: 
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
III. Nội dung: 
1/ Lý thuyết:
- Tập hợp rỗng không có phần tử.
- Cách ghi và đọc số tự nhiên.
- Giá trị của chữ số trong số tự nhiên.
- Số liền trước, số liền sau.
- Số liên tiếp tăng dần, giảm dần.
2/ Chương trình:
Số học 6, Chương I.
3/ Phương pháp giải:
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Dùng 10 chữ số từ 0 đến 9 để ghi tất cả các số tự nhiên.
- Phân biệt: số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, 
- Số tự nhiên khác 0 có 1 số liền trước và một số liền sau
- Số 0 chỉ có 1 số liền sau mà không có số liền trước.
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
10’
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Một số tự nhiên khác 0 sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm số 0; số 3 vào cuối số đó?
Còn nếu viết phía trước số có 2 chữ số thì thế nào?
- Yêu cầu làm bài tập đã cho về nhà: Điền vào chỗ trống:
a/ Để ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần: , 2010, 
b/ Để ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần: , m, 
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Nếu thêm số 0 vào cuối số đó, số tự nhiên đó sẽ tăng lên gấp 10 lần.
Nếu thêm số 0 vào cuối số đó, số tự nhiên đó sẽ tăng lên gấp 10 lần và thêm 3 đơn vị.
Nếu viết số 0 phía trước số có 2 chữ số thì không thay đổi giá trị số đó.
Nếu viết số 3 phía trước số có 2 chữ số thì số đó tăng thêm 300 đơn vị.
- 1HS trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.
Nhận xét.
Bài tập 6:
a/ 2009; 2010; 2011
b/ m+1; m; m-1
Hoạt động 2: 
33’
- Yêu cầu làm bài tập 7: Hãy viết tập hợp M các số tự nhiên x mà x không thuộc N* theo hai cách?
Gọi 1HS lên bảng trình bày.
Tập hợp A có thể nói là tập hợp rỗng được không?
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá. 
- Yêu cầu làm bài tập 8: Cho số tự nhiên 2011, hãy chỉ ra: số trăm, chữ số hàng trăm, số chục và chữ số hàng chục.
Gọi 2HS đứng tại chỗ trình bày.
Yêu cầu nhận xét.
Trong trường hợp này, chữ số hàng ngàn và số ngàn là bao nhiêu?
Đánh giá.
- Yêu cầu làm bài tập 9: Hãy viết tập hợp N các chữ số của số 2010. Tập hợp có bao nhiêu phần tử?
Gọi 1HS lên bảng trình bày.
Tại sao chi ghi 1 số 0?
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá. 
- Yêu cầu làm bài tập 10: Dùng ba chữ số 0, 2, 5, viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khac nhau?
Gọi 1HS lên bảng trình bày.
Nếu không yêu cầu càc chữ số phải khác nhau thi ta có thể viết thêm những số tự nhiên nào khác?
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
1HS trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.
A không phải là tập hợp rỗng vì có một phần tử là 0.
Nhận xét.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
2HS trình bày:
Nhận xét.
Cùng là 2.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
1HS trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.
Vì mỗi phần tử chỉ liệt kê một lần.
Nhận xét.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
1HS trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.
HS viết thêm:
Nhận xét.
Bài tập 7:
A={xÎN/xÏN*}
A={0}
A ¹ Æ
Bài tập 8:
2011
Số trăm: 20
Chữ số hàng trăm: 0
Số chục: 201
Chữ số hàng chục: 1
Bài tập 9:
N={2;0;1}
Có 3 phần tử.
Bài tập 10:
250; 205; 520; 502
222; 220; 225; 255;
200; 555; 550; 552;
522; 500
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
2’
- Ôn lại những kiến thức đã được đề cập đến trong tiết học.
- Làm các bài tập: 
11/. Cho số 97421:
a/ Hãy viết thêm một chữ số 0 vào số đã cho để được số lớn nhất có thể được.
b/ Viết thêm một chữ số 6 xen vào giữa các chữ số của số đã cho để được số lớn nhất có thể được.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6 TC Tiết 2.doc