Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 6: Kiến thức tuần 25 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 6: Kiến thức tuần 25 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu

A.Mục tiêu cần đạt :

 -Qua nhận biết nghệ thuật văn chính luận nhằm cảm nhận được tinh thần yêu nước của tác giả Trần quốc Tuấn trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 -Nắm được đặc điển hình thức và chức năng của câu phủ định.

 -Qua tiết trả bài nhằm củng cố toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh.

B.Hướng dẫn thực hiện :

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

*Hệ thống kiến thức :

-Phần văn bản trong tuần em đã học là gì?

-Phần tiếng Việt là kiến thức nào?

-Em đã làm bài Tập làm văn về thể loại nào?đề bài?

*Hướng dẫn ôn luyện :

+Câu 1 :

-Nêu ý nghĩa văn bản “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?

+Câu 2 :

Nêu cảm xúc của em về đoạn hịch sau :

 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngực, ta cũng vui lòng”

 (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)

+Câu 3 :

-Qua bài “Hịch tướng sĩ”, em hình dung Trần Quốc Tuấn là một vị tướng như thế nào ở thời Trần?

+Câu 4 :

-Thế nào là câu phủ định?

-Tìm ví dụ trong thơ hoặc ca dao có câu phủ định.

+Câu 5 :

-Hãy viết đoạn đối thoại ngắn giữa em với bạn, trong đó có dùng cả câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

(Gạch chân hai câu đó)

+Câu 6 :

-Hãy nêu những đối tượng thuyết minh em đã làm trong chương trình lớp 8?

*Hướng dẫn tự học :

-Học : I.HỆ THỐNG KIẾN THỨC :

1.Văn bản :

-“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn

2.Tiếng Việt :

-Câu phủ định :

3.Tập làm văn :

-Trả bài :

II.ÔN LUYỆN :

Câu 1 :

-Ý nghĩa văn bản : “Hịch tướng sĩ”

Văn bản nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng.

Câu 2 :

Cảm xúc của em :

-Giới thiệu đoạn hịch trong bài “Hịch tướng sĩ” nhằm thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.

-Sau khi nêu lên những hành động tham tàn của giặc, tác giả thể hiện tâm trạng đau đớn, đắng cay, tủi nhục.

-Vị thống lĩnh đã trải qua những đêm ngày căng thẳng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” đau đớn đến mức “ruột đau như cắt”

-Sự căm tức diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không dung tha cho lũ giặc “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”

-Với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

-Bằng cách sử dụng nhiều động từ mạnh, lối nói thậm xưng, đoạn hịch biểu thị khí phách anh hùng, một tư thế lẫm liệt vô song.

Câu 3 :

-“Hịch tướng sĩ” cho thấy Trần Quốc Tuấn là vị tướng thuộc dòng dõi vua chúa nhưng vẫn có một lòng yêu nước sâu sắc, một lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng mãnh liệt.

-Ông còn là người gần gũi quan tâm đến thuộc hạ một cách cụ thể, ân tình. Ông đã nêu lối sống của tướng sĩ và tác hại của từng lối sống đó khi có giặc ngoại xâm. Ông còn nêu nỗi đau, nỗi nhục mất nước không chỉ của mình mà còn của các tướng sĩ, và niềm vui thắng giặc không chỉ của mình mà còn của các tướng sĩ.

-Bài hịch vừa có lý có tình đã góp phần đánh thắng giặc Nguyên Mông một cách vẻ vang thời Trần.

Câu 4 :

+Khái niệm câu phủ định :

-Là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chưa, chẳng, đâu có, đâu phải,

-Dùng để thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả) hoặc phản bác một ý kiến, nhận định nào đó (phủ định bác bỏ)

+Ví dụ :

 “Đầu trò tiếp khách trầu không có

 Bác đến chơi đây ta với ta.”

 (Nguyễn Khuyến)

 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 (Hồ Chí Minh)

Câu 5 : Viết đoạn văn :

 Trên đường đi học về, Nam hỏi Bắc :

-Tại sao cậu giận Hoa vậy?

-Tại nó không cho mình xem đáp án câu 2.

-Trời, sao cậu không lo học bài trước đi, khỏi phải hỏi ai.

-Không phải mình không học, nhưng lúc đó mình quên mà!

Câu 6 :

-Đối tượng thuyết minh đã học :

+Về đồ dùng (đồ vật)

+Về cảnh vật (danh lam thắng cảnh)

+Về một phương pháp (cách làm)

+Tác phẩm văn học.

III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :

-Học ôn kiến thức đã học.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 6: Kiến thức tuần 25 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
Tiết : 06
KIẾN THỨC TUẦN 25
A.Mục tiêu cần đạt :
	-Qua nhận biết nghệ thuật văn chính luận nhằm cảm nhận được tinh thần yêu nước của tác giả Trần quốc Tuấn trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
	-Nắm được đặc điển hình thức và chức năng của câu phủ định.
	-Qua tiết trả bài nhằm củng cố toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh.
B.Hướng dẫn thực hiện :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hệ thống kiến thức :
-Phần văn bản trong tuần em đã học là gì?
-Phần tiếng Việt là kiến thức nào?
-Em đã làm bài Tập làm văn về thể loại nào?đề bài?
*Hướng dẫn ôn luyện :
+Câu 1 :
-Nêu ý nghĩa văn bản “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?
+Câu 2 :
Nêu cảm xúc của em về đoạn hịch sau :
 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngực, ta cũng vui lòng”
 (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)
+Câu 3 :
-Qua bài “Hịch tướng sĩ”, em hình dung Trần Quốc Tuấn là một vị tướng như thế nào ở thời Trần?
+Câu 4 :
-Thế nào là câu phủ định?
-Tìm ví dụ trong thơ hoặc ca dao có câu phủ định.
+Câu 5 :
-Hãy viết đoạn đối thoại ngắn giữa em với bạn, trong đó có dùng cả câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
(Gạch chân hai câu đó)
+Câu 6 :
-Hãy nêu những đối tượng thuyết minh em đã làm trong chương trình lớp 8?
*Hướng dẫn tự học :
-Học :
I.HỆ THỐNG KIẾN THỨC :
1.Văn bản :
-“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn
2.Tiếng Việt :
-Câu phủ định :
3.Tập làm văn :
-Trả bài :
II.ÔN LUYỆN :
Câu 1 :
-Ý nghĩa văn bản : “Hịch tướng sĩ”
Văn bản nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng.
Câu 2 :
Cảm xúc của em :
-Giới thiệu đoạn hịch trong bài “Hịch tướng sĩ” nhằm thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.
-Sau khi nêu lên những hành động tham tàn của giặc, tác giả thể hiện tâm trạng đau đớn, đắng cay, tủi nhục.
-Vị thống lĩnh đã trải qua những đêm ngày căng thẳng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” đau đớn đến mức “ruột đau như cắt”
-Sự căm tức diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không dung tha cho lũ giặc “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”
-Với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
-Bằng cách sử dụng nhiều động từ mạnh, lối nói thậm xưng, đoạn hịch biểu thị khí phách anh hùng, một tư thế lẫm liệt vô song.
Câu 3 :
-“Hịch tướng sĩ” cho thấy Trần Quốc Tuấn là vị tướng thuộc dòng dõi vua chúa nhưng vẫn có một lòng yêu nước sâu sắc, một lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng mãnh liệt.
-Ông còn là người gần gũi quan tâm đến thuộc hạ một cách cụ thể, ân tình. Ông đã nêu lối sống của tướng sĩ và tác hại của từng lối sống đó khi có giặc ngoại xâm. Ông còn nêu nỗi đau, nỗi nhục mất nước không chỉ của mình mà còn của các tướng sĩ, và niềm vui thắng giặc không chỉ của mình mà còn của các tướng sĩ.
-Bài hịch vừa có lý có tình đã góp phần đánh thắng giặc Nguyên Mông một cách vẻ vang thời Trần.
Câu 4 : 
+Khái niệm câu phủ định :
-Là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chưa, chẳng, đâu có, đâu phải,
-Dùng để thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả) hoặc phản bác một ý kiến, nhận định nào đó (phủ định bác bỏ)
+Ví dụ :
 “Đầu trò tiếp khách trầu không có
 Bác đến chơi đây ta với ta.”
 (Nguyễn Khuyến)
 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
 (Hồ Chí Minh)
Câu 5 : Viết đoạn văn :
 Trên đường đi học về, Nam hỏi Bắc :
-Tại sao cậu giận Hoa vậy?
-Tại nó không cho mình xem đáp án câu 2.
-Trời, sao cậu không lo học bài trước đi, khỏi phải hỏi ai.
-Không phải mình không học, nhưng lúc đó mình quên mà!
Câu 6 :
-Đối tượng thuyết minh đã học :
+Về đồ dùng (đồ vật)
+Về cảnh vật (danh lam thắng cảnh)
+Về một phương pháp (cách làm)
+Tác phẩm văn học.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Học ôn kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu Van 8(5).doc