Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2008-2009

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2008-2009

Bài ca dao 1:

 Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

 Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

_ Người nói là ai và người đó đang nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

_ Nội dung tình cảm của bài này là gì?

_ Những biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng?

Bài ca dao 2:

 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

_ Người nói là ai và nói trong hoàn cảnh nào?

_ Tình cảm trong bài này có gì đặc biệt?

_ Từ cảnh ngộ của người phụ nữ trong bài ca dao này, em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trước đây?

Bài ca dao 3:

 Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

_ Ai là người nói trong bài ca dao này?

_ Phân tích cách bày tỏ tình cảm độc đáo trong bài ca này?

Bài ca dao 4:

 Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

 Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

_ Bài ca dao này có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà không? Vì sao?

_ Hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao này?

Bài tập thực hành:

1. Tìm những câu ca dao có kết cấu bao nhiêu bấy nhiêu?

2. Trong ca dao thường xuất hiện mô típ chiều chiều.

 Hãy tìm những câu ca dao có mô típ ấy?

3. Tìm những câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ?

4. Cả bốn bài ca dao trên đều nói về tình cảm gia đình, nhưng mỗi bài lại thể hiện những nét riêng trong tình cảm.

 Hãy chỉ ra nét riêng về tình cảm trong mỗi bài?

5. Cả 4 bài ca dao trên có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt?

( GV cho HS làm thêm các BT trong Vở BT Ngữ văn và Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn)

 I. Những câu hát về tình cảm gia đình:

Bài ca dao 1:

_ Đây là lời của cha mẹ nói với con qua hình thức hát ru.

_ Nội dung : Nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và nhắn nhủ con không bao giờ được quên công lao ấy.

_ Nghệ thuật:

+ So sánh:

 Công cha – núi ngất trời

Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông

-> Đặt công lao cha mẹ ngang tầm với vũ trụ.

+ Cách nói đối xứng và quen thuộc trong truyền thống của nhân dân ta: công cha đối với nghĩa mẹ.

+ Hình ảnh “ Cù lao chín chữ” có tác dụng: vừa cụ thể hoá công lao của cha mẹ vừa tăng thêm âm hưởng thành kính và chất giọng tâm tình.

Bài ca dao 2:

_ Người nói là người phụ nữ lấy chồng xa đang nói với mẹ, nhớ mẹ da diết.

_ Tình cảm trong bài ca dao này rất buồn, người nói không biết chia sẻ cùng ai.

_ Tâm trạng của người con gái nhớ mẹ gắn với thời gian chiều chiều và không gian ngõ sau.

+ Thời gian chiều chiều: thời gian cuối ngày, thường gợi nỗi mong nhớ, vắng vẻ, cô đơn. Bài ca dao này không nói đến một buổi chiều cụ thể nào đó mà đã có biết bao buổi chiều buồn như thế. Thời gian ở đây cứ lặp đi lặp lại. Thông thường, khi chiều đến, các thành viên trong gia đình đoàn tụ trong ngôi nhà ấm cúng của mình. Nhưng người con gái “xuất giá tòng phu” như cánh chim lưu lạc nơi đất khách quê người. Hai chữ chiều chiều cho thấy thời gian ngóng nhìn cứ dài mãi, dài mãi. Câu thơ như một niềm khắc khoải, nghẹn ngào.

+ Không gian ngõ sau: hẹp, khuất, vắng. Không gian này gợi niềm cô đơn và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: Họ phải che giấu niềm riêng của mình, không dám than thở với mọi người.

_ Cách nói độc đáo: Mở đầu bằng chiều chiều và khép lại bằng chín chiều. ở đây, nỗi đau pha lẫn niềm tê tái.

_ Tác giả dân gian đã cho ta hiểu hơn thân phận của người phụ nữ xưa: Khi lấy chồng, họ phải phụ thuộc vào chồng (gia đình chồng). Con đường về với quê mẹ, thăm nom cha mẹ lúc già yếu gần như bị đóng chặt.

_ Hẳn là trong thời gian sống ở nhà chồng, người phụ nữ này không hạnh phúc. Vì thế mới ra đứng ngõ sau, không biết bày tỏ nỗi niềm cùng ai, Có lẽ đã lâu lắm người phụ nữ này chưa được về quê mẹ nên mới khắc khoải đến thế ( chiều chiều ra đứng), mới tê tái đến thế ( ruột đau chín chiều). Bài ca dao thêm một lần nữa cho ta thấy chiều sâu tình cảm của người con lấy chồng xa dành cho mẹ.

Bài ca dao 3:

_ Bài ca dao nói lên tình cảm của con cháu đối với ông bà. Lời người nói là lời của bậc dưới (có thể là con cháu) với ông bà ( hoặc người thân nhưng là bậc trên).

_ Cách bày tỏ tình cảm trong bàica dao này rất độc đáo:

+ Ngó lên: gợi tình cảm tôn kính.

+ Đối tượng nhớ là ông bà, còn hình ảnh so sánh là nuộc lạt mái nhà. Đây là hình ảnh vừa gần gũi vừa cụ thể, rồi trên nền cụ thể ấy mà nói đến những vấn đề sâu xa. Nuộc lạt mái nhà thường rất nhiều, chúng gắn bó với nhau để tạo ra sự bền vững của ngôi nhà. ở đây, hình ảnh này gợi lên sự gắn bó sâu sắc về huyết thống, tình cảm và công ơn to lớn của ông bà đối với con cháu (mái nhà là hình ảnh gợi nhắc đến gia đình).

_ Cách thức so sánh: Tác giả sử dụng lối so sánh tăng cấp: bao nhiêu bấy nhiêu. Nỗi nhớ và niềm tôn kính càng ngày càng sâu sắc.

_ Ngôn ngữ thơ giản dị, hình thức so sánh không quá phức tạp nhưng đạt giá trị hiệu quả giáo dục cao, đi vào lòng người một cách tự nhiên.

Bài ca dao 4:

* Bài ca dao nói đến tinh thần đoàn kết anh em. Tuy nhiên, tác giả còn nói đến mối quan hệ gắn bó máu thịt anh em, đó là tiền đề để nhắc nhở anh em phải biết đoàn kết, hoà thuận.

* Nghệ thuật:

_ Thể thơ lục bát gợi âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.

_ Sự gắn bó anh em được diễn tả bằng những hình ảnh nói về tình ruột thịt:

+ Dùng hình thức phủ định (nào phải người xa) để khẳng định: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Cách nói này nhấn mạnh tình anh em ruột thịt: chung cha mẹ, chung mái nhà, đắng ngọt vui buồn có nhau. Mối quan hệ mật thiết giữa anh em được so sánh với tay, chân. Không thể có cái này mà thiếu cái kia, tay chân là những bộ phận không thể thiếu của một cơ thể thống nhất.

+ Quan hệ nhân – quả: Anh em hoà thuận (nhân) hai thân vui vầy (quả).

Bài tập thực hành:

1. Những câu ca dao có kết cấu bao nhiêu bấy nhiêu:

_ Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

_ Qua cầu dừng bước trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu.

2. Những câu ca dao làm theo mô típ chiều chiều:

_ Chiều chiều ra đứng bến sông

Trông về quê mẹ mà không có đò.

_ Chiều chiều ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

3. Những câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ:

_ Công cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

_ Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

4.

_ Bài 1: Ơn nghĩa công lao cha mẹ.

_ Bài 2: Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà.

_ Bài 3: Nỗi nhớ và yêu kính ông bà.

_ Bài 4: Tình anh em ruột thịt.

5. Giống nhau:

_ Thể thơ lục bát.

_ Giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ.

_ Các hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

_ Đều là lời nói, lời tâm sự từ một người.

 

doc 69 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13 /10/2008
Buổi 5.
Ca dao- dân ca
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
_ Hiểu được khái niệm ca dao – dân ca.
_ Nắm được các chủ đề trong ca dao – dân ca.
B. Nội dung kiến thức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ Thế nào là ca dao, dân ca?
_ Nội dung chủ yếu của ca dao là phản ánh điều gì?
_ Thông thường, trong ca dao thường xuất hiện những loại nhân vật trữ tình nào?
_ Các bài ca dao thường dài hay ngắn?
_ Ca dao thường sử dụng thể thơ nào?
_ Ngôn ngữ thơ có gì đáng chú ý?
_ Các nhân vật trữ tình thường xuất hiện trong ca dao về tình cảm gia đình là những nhân vật nào?
_ Họ trực tiếp bày tỏ điều gì trong quan hệ gia đình?
_ Ca dao về chủ đề này thường sử dụng biện pháp tu từ nào?
_ Từ ngữ và hình ảnh có gì chú ý?
_ Ca dao chủ đề này mượn không gian, thời gian để làm gì?
_ Nhân vật trữ tình trong ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người trực tiếp bày tỏ điều gì?
_ Nghệ thuật nổi bật của chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người là gì?
_ Nhân vật trữ tình là ai? Họ than về điều gì?
_ Về nghệ thuật có gì đáng chú ý?
_ Nội dung chủ yếu của chùm ca dao này là gì?
_ Các nhân vật nào thường xuất hiện trong ca dao về chủ đề châm biếm?
_ Những nét nổi bật về nghệ thuật của chùm ca dao về chủ đề châm biếm?
I. Khái niệm ca dao – dân ca:
1. Ca dao, dân ca là những bài thơ- bài hát trữ tình của quần chúng nhân dân, do nhân dân sáng tác, trình diễn và lưu hành truyền miệng trong dân gian từ đời này qua đời khác.
_ Ca dao: Là phần lời của bài ca, có thể đọc như đọc thơ trữ tình.
_ Dân ca: Là phần lời kết hợp với âm nhạc dân gian.
2. Nội dung:
_ Chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng, nỗi niềm của con người.
Ví dụ:
 Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
-> Nỗi nhớ quê nhà - nhớ những món ăn bình dị:
+ Canh rau muống.
+ Cà dầm tương.
 Nỗi nhớ quê gắn liền với nỗi nhớ người thương:
+ Dãi nắng dầm sương.
+ Tát nước bên đường.
_ Thông thường, trong ca dao thường xuất hiện những loại nhân vật trữ tình sau:
+ Trong gia đình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con,
+ Trong quan hệ tình bạn, tình yêu: chàng trai, cô gái,
+ Trong quan hệ xã hội: người dân thường, người phụ nữ, người thợ, quan hệ chủ – tớ,
3. Nghệ thuật:
_ Ngắn gọn nhưng cách phô diễn tình cảm hết sức phong phú: Thường chỉ gồm 2 dòng hoặc 4 dòng.
_ Thường sử dụng các thể thơ lục bát và song thất lục bát là chính: Chiếm hơn 90%.
_ Lặp lại là nét đặc đặc trưng tiêu biểu: Lặp lại kết cấu, lặp lại dòng thơ mở đầu, lặp lại hình ảnh truyền thống, ngôn ngữ. Ví dụ:
Lặp lại hình ảnh:
 + Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.
 + Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác xưa.
Lặp lại ngôn ngữ:
 + Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nhớ đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
 + Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng, dễ bề làm ăn. 
_ Ngôn ngữ vừa giàu chất thơ vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
II. Những chủ đề chính trong ca dao:
1. Chủ đề về tình cảm gia đình:
_ Các nhân vật trữ tình thường xuất hiện là những người con, người cháu, người vợ, người chồng, Họ trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình về các mối quan hệ trong gia đình. Đó là lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của cha mẹ, là tình cảm dành cho tổ tiên ông bà, là tình anh em keo sơn gắn bó, là nỗi nhớ thương da diết của người con gái lấy chồng xa quê.
_ Nghệ thuật:
+ Cách dùng hình ảnh so sánh phong phú, vừa cụ thể, vừa giàu tính gợi hình và biểu cảm.
Ví dụ1:
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ví dụ 2:
 Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Cách dùng từ ngữ mộc mạc, những hình ảnh gần gũi, thân thiết ( cù lao, nuộc lạt, bác mẹ,)
+ Cách mượn không gian, thời gian để diễn tả tâm trạng con người ( chiều chiều, ngõ sau)
2. Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
_ Nhân vật trữ tình trực tiếp bày tỏ tình cảm đối với quê hương đất nước. Đó là những danh lam thắng cảnh, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hoá, lịch sử nổi tiếng,ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu tha thiết dành cho quê hương, xứ sở, con người.
Ví dụ 1:
 Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ví dụ 2:
 Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
 Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
_ Nghệ thuật:
+ Giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Hình thức đối đáp, mời gọi,
+ Dùng từ ngữ địa phương (vô, ni, tê,)
+ Các câu hỏi tu từ, các hình ảnh so sánh.
3. Chủ đề than thân:
_ Nhân vật trữ tình thường là người nông dân, người đi ở, người phụ nữHọ than cho nỗi cơ cực vì nghèo khổ, đói rách; than cho kiếp đời ở đợ, làm thuê đau đớn, tủi nhục; than cho những thiệt thòi bất hạnh, rủi ro trong cuộc đời. Đó là những lời than đẫm nước mắt, vút lên từ những số phận cay đắng luôn gặp nhiều khó khăn, trắc trở, bị chà đạp, vùi dập xuống tận đáy cùng của xã hội. Có những lúc tưởng chừng như người lao động hoàn toàn tuyệt vọng trước số phận. Thực ra, họ vốn là những con người sống rất lạc quan yêu đời. Vậy mà số phận đã buộc họ phải cất lên những lời than đau đớn, tủi nhục, chua chát, xót xa. Đằng sau lời than ấy là ý nghĩa tố cáo, phê phán chế độ XH phong kiến bất công, vô lí.
_ Nghệ thuật:
+ Dùng khá nhiều nghệ thuật ẩn dụ, mượn hình ảnh những con vật quen thuộc, nhỏ bé, yếu ớt, thiệt thòi (con cò, con kiến, con tằm, con rùa,) để gợi liên tưởng tới thân phận, cuộc đời của con người.
Ví dụ1:
 Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
 Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
Ví dụ 2:
 Thương thay thân phận con rùa
ở đình đội hạc, lên chùa đội bia. 
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dùng nhiều hình ảnh gợi cảm (lận đận, lên thác xuống ghềnh, bể đầy ao cạn, gió dập sóng dồi,).
+ Sử dụng mô típ quen thuộc: Thương thay, Thân em,
4. Chủ đề châm biếm:
_ Nội dung chủ yếu tập trung phơi bày các hiện tượng, các mâu thuẫn ngược đời hoặc phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và những hiện tượng đáng cười trong xã hội.
Ví dụ:
 Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
_ Các nhân vật thường xuất hiện: thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ, những người có quyền có chức (cai lệ, lí trưởng, quan lại,), kể cả những kẻ lười biếng, nghiện ngập trong quần chúng lao động.
_ Nghệ thuật:
+ Những thủ pháp ẩn dụ, tượng trưng.
+ Thủ pháp nói ngược.
+ Lối nói cường điệu, phóng đại.
Ngày dạy: 20 /10/2008
Buổi 6.
Ca dao- dân ca
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
_ Tiếp tục củng cố khái niệm và các chủ đề ca dao – dân ca.
_ Vận dụng vào phân tích một số bài ca dao theo chủ đề.
B. Nội dung kiến thức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ca dao 1:
 Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
 Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
_ Người nói là ai và người đó đang nói với ai, trong hoàn cảnh nào? 
_ Nội dung tình cảm của bài này là gì?
_ Những biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng?
Bài ca dao 2:
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
_ Người nói là ai và nói trong hoàn cảnh nào?
_ Tình cảm trong bài này có gì đặc biệt?
_ Từ cảnh ngộ của người phụ nữ trong bài ca dao này, em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trước đây?
Bài ca dao 3:
 Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
_ Ai là người nói trong bài ca dao này?
_ Phân tích cách bày tỏ tình cảm độc đáo trong bài ca này?
Bài ca dao 4:
 Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
_ Bài ca dao này có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà không? Vì sao?
_ Hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao này?
Bài tập thực hành:
1. Tìm những câu ca dao có kết cấu bao nhiêubấy nhiêu?
2. Trong ca dao thường xuất hiện mô típ chiều chiều. 
 Hãy tìm những câu ca dao có mô típ ấy?
3. Tìm những câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ?
4. Cả bốn bài ca dao trên đều nói về tình cảm gia đình, nhưng mỗi bài lại thể hiện những nét riêng trong tình cảm.
 Hãy chỉ ra nét riêng về tình cảm trong mỗi bài?
5. Cả 4 bài ca dao trên có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt?
( GV cho HS làm thêm các BT trong Vở BT Ngữ văn và Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn)
I. Những câu hát về tình cảm gia đình: 
Bài ca dao 1:
_ Đây là lời của cha mẹ nói với con qua hình thức hát ru.
_ Nội dung : Nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và nhắn nhủ con không bao giờ được quên công lao ấy.
_ Nghệ thuật:
+ So sánh:
 Công cha – núi ngất trời
Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông
-> Đặt công lao cha mẹ ngang tầm với vũ trụ.
+ Cách nói đối xứng và quen thuộc trong truyền thống của nhân dân ta: công cha đối với nghĩa mẹ.
+ Hình ảnh “ Cù lao chín chữ” có tác dụng: vừa cụ thể hoá công lao của cha mẹ vừa tăng thêm âm hưởng thành kính và chất giọng tâm tình.
Bài ca dao 2:
_ Người nói là người phụ nữ lấy chồng xa đang nói với mẹ, nhớ mẹ da diết.
_ Tình cảm trong bài ca dao này rất buồn, người nói không biết chia sẻ cùng ai.
_ Tâm trạng của người con gái nhớ mẹ gắn với thời gian chiều chiều và không gian ngõ sau.
+ Thời gian chiều chiều: thời gian cuối ngày, thường gợi nỗi mong nhớ, vắng vẻ, cô đơn. Bài ca dao này không nói đến một buổi chiều cụ thể nào đó mà đã có biết bao buổi chiều buồn như thế. Thời gian ở đây cứ lặp đi lặp lại. Thông thường, khi chiều đến, các thành viên trong gia đình đoàn tụ trong ngôi nhà ấm cúng của mình. Nhưng người con gái “xuất giá tòng phu” như cánh chim lưu lạc nơi đất khách quê người. Hai chữ chiều chiều cho thấy thời gian ngóng nhìn cứ dài mãi, dài mãi. Câu thơ như một niềm khắc khoải, nghẹn ngào.
+ Không gian ngõ sau: hẹp, khuất, vắng. Không gian này gợi niềm cô đơn và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: Họ phải che giấu niềm riêng của mình, không dám than thở với mọi người.
_ Cách nói độc đáo: Mở đầu bằng chiều chiều và khép lại bằng chín chiều. ở đây, nỗi đau pha lẫn niềm tê tái.
_ Tác giả dân gian đã cho ta hiểu hơn thân phận của người phụ nữ xưa: Khi lấy chồng, họ phải phụ thuộc vào chồng (gia đình chồng). Con đường về với quê mẹ, thăm nom cha mẹ lúc già yếu gần như bị đóng chặt.
_ Hẳn là trong thời gian sống ở nhà chồng, người phụ nữ này không hạnh phúc. Vì thế mới ra đứng ngõ sau, không biết bày tỏ nỗi niềm cùng a ...  nhận diện câu chủ động, câu bị động?
_ Để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cần tuân theo quy tắc nào?
_ Khi sử dụng câu chủ động, câu bị động có được tuỳ tiện không?
Bài 1:
 Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? Tại sao?
a. Tớ vừa chữa cái xe này xong.
b. Xe này vừa chữa xong.
c. Xe này vừa được chữa xong.
d. Xe này chữa được rồi.
e. Xe này được bác Nam chữa.
Bài 2:
 Có thể thay câu bị động được gạch chân dưới đây bằng câu chủ động tương ứng không? Tại sao?
 Trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua, bạn Nam đoạt giải nhất môn Toán. Bạn Nam được thành phố khen. Song, không vì thế mà bạn Nam trở nên kiêu căng, bạn vẫn khiêm tốn và tận tuỵ giúp đỡ chúng tôi học tập.
Bài 3:
 Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động:
a. Toàn chi đội lớp 7A được Ban giám hiệu nhà trường biểu dương.
b. Ông Hoạt bị con rắn cắn vào tay.
c. Ngày 19 tháng 5 này, em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.
d. Chuồng gà nhà em bị một con chuột chui vào.
Bài 4:
 Trong các câu sau đây, câu nào không biến đổi được thành câu bị động? Vì sao?
a. Nó rời nhà lúc bảy giờ sáng.
b. Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập.
c. Nó hỏi thầy giáo khi nào thì nghỉ hè.
d. Các bạn của em ùa ra khỏi lớp.
Bài 5:
 Nêu hàm ý của hai trường hợp sau đây:
a. Nó được bố nó rèn cặp từng ngày.
b. Nó bị bố nó rèn cặp từng ngày.
Bài 6:
 Chuyển câu chủ động sau thành 2 câu bị động – một câu có từ được, một câu có từ bị. Chỉ ra sự khác nhau giữa chúng?
 Nam đặt giá sách ở góc nhà.
A. lý thuyết:
1. Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
_ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
Ví dụ:
 Thầy giáo khen bạn Nam.
-> Do chủ ngữ là chủ thể phát ra hành động nên gọi là câu chủ động.
_ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ:
 Bạn Nam được thầy giáo khen.
-> Do chủ ngữ chịu tác động một cách thụ động nên gọi là câu bị động.
2. Mô hình của câu chủ động, câu bị động:
_ Câu chủ động có mô hình:
 Chủ ngữ (chủ thể)- động từ ngoại động (hành động) – bổ ngữ (đối tượng).
_ Câu bị động có mô hình:
 Chủ ngữ (đối tượng)- vị ngữ.
3. Cách nhận diện câu chủ động, câu bị động:
 Căn cứ vào vai trò của chủ ngữ trong quan hệ với hành động được nêu ở vị ngữ. Nếu chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động thì đó là câu bị động. 
4. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
_ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
_ Thêm hoặc không thêm các từ bị, được vào sau chủ đề của câu.
5. Sử dụng câu chủ động, câu bị động:
 Việc sử dụng câu chủ động hay câu bị động không được tuỳ tiện mà phải căn cứ vào các câu đi kèm.
Ví dụ:
 Con mèo nhà em bị con chó nhà hàng xóm cắn. Nó đau lắm nhưng không hề rên một tiếng.
-> Trong chuối câu như vậy, câu đầu chỉ có thể là câu bị động, không thể dùng câu chủ động.
So sánh với ví dụ sau:
 Con chó nhà hàng xóm cắn con mèo nhà em. Nó đau lắm nhưng không hề rên một tiếng.
-> Không hợp lô gíc.
B. bài tập thực hành :
Bài 1:
 Câu (b), (c), (d), (e) là câu bị động.
Bài 2:
 Không thể thay được. Vì: Các câu (1) và (3) đều có đối tượng được nói đến là bạn Nam. Nếu câu (2) chuyển thành câu chủ động (Thành phố khen bạn Nam), có đối tượng được nói đến là thành phố thì sẽ làm cho đoạn văn mất tính liên kết.
Bài 3:
 Chuyển thành câu chủ động:
a. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A. 
b. Con rắn cắn vào tay ông Hoạt.
c. Ngày 19 tháng 5 này, bố mẹ đưa em đi thăm quê Bác.
d. Một con chuột chui vào chuồng gà nhà em.
Bài 4:
a. Câu này không biến đổi được (Vì không thể nói: Nhà bị nó rời lúc bảy giờ sáng)
b. Câu này biến đổi được.
c. Câu này không biến đổi được (Vì sai nghĩa)
d. Câu này không biến đổi được.
Bài 5:
a. Hàm ý tích cực.
b. Hàm ý tiêu cực.
Bài 6:
* Chuyển thành:
_ Giá sách được Nam đặt ở góc nhà.
_ Giá sách bị Nam đặt ở góc nhà
* Sự khác nhau:
_ Hàm ý tích cực.
_ Hàm ý tiêu cực.
Ngày dạy: 
Buổi 28.
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
_ Tiếp tục củng cố và mở rộng những kiến thức về dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
_ Luyện giải một số BT có liên quan.
B. Nội dung kiến thức:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ Em hiểu dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu là gì? Cho VD?
_ Từ các VD trên, hãy cho biết: các thành phần nào trong câu có thể có cấu tạo là một cụm C-V?
Bài 1:
 Tìm các cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau:
a. Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
b. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
c. Nhà này cửa rất rộng.
d. Nó tên là Nam.
Bài 2:
 Tìm các cụm C-V làm phụ ngữ trong các câu sau:
a. Quyển sách mẹ cho con rất hay.
b. Tớ rất thích bức tranh bạn Nam vẽ hôm nọ.
c. Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
d. Chúng tôi đoán rằng bạn Nam sẽ đoạt giải nhất.
Bài 3:
 Hãy mở rộng những danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành một cụm C-V làm chủ ngữ:
a. Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
b. Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
c. Gió làm đổ cây.
Bài 4:
 Tìm các cụm C-V thích hợp làm phụ ngữ cho các danh từ trong những câu sau:
a. Bài báo rất hay.
b. Cuốn sách có nhiều tranh minh hoạ.
Bài 5: 
 Viết một đoạn văn, sử dụng câu có cụm C-V làm thành phần câu.
A. lý thuyết:
1. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
 Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị ( cụm C-V ), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
Ví dụ 1:
 Con mèo chạy / làm đổ lọ hoa.
 C V
 C V
-> Cụm C-V làm chủ ngữ.
Ví dụ 2:
 Cái bàn này / chân đã gãy.
 C V
 C V
-> Cụm C-V làm vị ngữ.
Ví dụ 3:
 Quyển sấch bạn cho mượn rất hay.
 C V
-> Cụm C-V làm phụ ngữ bổ sung cho danh từ “quyển sách”).
Ví dụ 4:
 Nó nói rằng nó sẽ đến.
 C V
-> Cụm C-V làm phụ ngữ bổ sung cho động từ “nói”).
2. Các thành phần trong câu có thể có cấu tạo bằng một cụm chủ – vị.
_ Chủ ngữ.
_ Vị ngữ.
_ Phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
B. bài tập thực hành :
Bài 1:
 Các cụm C-V làm thành phần câu được in đậm như sau:
a. Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
-> Cụm C-V làm chủ ngữ.
b. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
-> Cụm C-V làm chủ ngữ.
c. Nhà này cửa rất rộng.
-> Cụm C-V làm vị ngữ.
d. Nó tên là Nam.
-> Cụm C-V làm vị ngữ.
Bài 2:
 Các cụm C-V làm phụ ngữ được in đậm như sau:
a. Quyển sách mẹ cho con rất hay.
-> Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ quyển sách.
b. Tớ rất thích bức tranh bạn Nam vẽ hôm nọ.
-> Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ bức tranh.
c. Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
-> Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ hi vọng.
d. Chúng tôi đoán rằng bạn Nam sẽ đoạt giải nhất.
-> Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ đoán.
Bài 3:
 Có thể mở rộng như sau:
a. Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu.
b. Nam học giỏi làm cho bố mẹ vui lòng.
c. Gió thổi mạnh làm đổ cây.
Bài 4:
 Có thể thêm các cụm C-V làm phụ ngữ cho các danh từ:
a. Bài báo anh viết rất hay.
b. Cuốn sách anh cho mượn có nhiều tranh minh hoạ.
Bài 5: 
 Có thể viết đoạn văn như sau:
 Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em phát động đợt thi đua học tập tốt. Lớp nào đạt kết quả học tập tốt sẽ được khen thưởng. Chúng em hứa sẽ phấn đấu để giành được phần thưởng của nhà trường.
I. Lý thuyết:
1. Định nghĩa:
 So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
 Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
 4 phần
_ Vế A ( sự vật, sự việc được so sánh).
_ Phương diện so sánh.
_ Từ ngữ so sánh.
_ Vế B ( sự vật, sự việc dùng để so sánh).
Ví dụ:
Vế A
Phương diện so sánh
Từ ngữ so sánh
Vế B
Cầu Thê Húc
cong cong
như
con tôm
3. Các kiểu so sánh:
 2 kiểu
_ So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêubấy nhiêu,
_ So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng,
4. Tác dụng của phép so sánh:
_ Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
_ Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
A. lý thuyết:
1. Định nghĩa:
 Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (một từ, một cụm từ, một câu, một đoạn) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
2. Các cấp độ điệp ngữ:
_ Điệp ngữ là một từ thì gọi là điệp từ.
Ví dụ:
 Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
 ( Ca dao)
_ Điệp ngữ là một cụm từ thì gọi là điệp ngữ.
Ví dụ:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 ( Nguyễn Du)
_ Điệp ngữ là một câu thì gọi là điệp câu.
Ví dụ:
+ Tiếng gà trưa trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
+ Trên dòng Hương Giang
 Em buông mái chèo
 Trời trong veo
 Nước trong veo
 Em buông mái chèo
 Trên dòng Hương Giang
 Trên dòng Hương Giang
 ( Tố Hữu)
_ Điệp ngữ có nhiều câu liên tiếp được lặp lại gọi là điệp đoạn.
Ví dụ:
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
Đoạn này được Tố Hữu lặp lại ở cuối bài thơ.
3. Các dạng điệp ngữ:
 3 dạng
_ Điệp ngữ cách quãng là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại đứng xa nhau.
Ví dụ:
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn chùi nước mắt?
 ( Ca dao )
_ Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.
Ví dụ:
 Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
 Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
 ( Nguyễn Khuyến)
_ Điệp ngữ vòng là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại đứng cuối câu trước và đầu câu sau.
Ví dụ:
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 ( Hồ Chí Minh )
4. Tác dụng của điệp ngữ:
_ Nhờ sử dụng điệp ngữ, nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng hơn, mới mẻ hơn. Điệp ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa, làm nổi bật những từ, ngữ chuyên chở suy nghĩ, cảm xúc của người nói, người viết khiến cho lời nói (lời văn nghệ thuật) đi vào lòng người ấn tượng hơn, thuyết phục hơn.
_ Trong loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, điệp ngữ còn có tác dụng tạo nhịp điệu, tạo tính nhạc cho câu văn, câu thơ.
_ Điệp ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: lời nói giao tiếp hàng ngày, trong văn chương nghệ thuật, văn chính luận và cả trong ngôn ngữ khoa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VAN 7.doc