Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên "thanh niên học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1 tiết)

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên "thanh niên học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1 tiết)

Sau hoạt động này, học sinh cần:

- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 12228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên "thanh niên học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ THÁNG 12
THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC 
Hoạt động 1: 
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN "THANH NIÊN HỌC SINH VỚI SỰ NGHIỆP 
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 
1. Nội dung:
- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của cách mạng do cha anh đã hy sinh để xây đắp nên.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân, định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực của bản thân, luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện tư cách đạo đức tốt, xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
2. Hình thức:
- Diễn đàn thảo luận.
- Trò chơi: Ai là ai?
- Trò chơi ô chữ.
- Văn nghệ xen kẽ.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Định hướng nội dung diễn đàn.
- Hướng dẫn học sinh tài liệu tham khảo, tìm hiểu về Quyền trẻ em để xác định quyền của mình trong quá trình chuẩn bị và thực hiện diễn đàn.
- Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, phân công trách nhiệm, công việc cụ thể để tổ chức diễn đàn.
- Duyệt xét nội dung kế hoạch, chương trình tổng thể.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn, phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể: trang trí, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn, cử người dẫn chương trình, mời đại biểu.
- Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi, có chất lượng tốt.
- Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn để hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính.
IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC 
Người thực hiện
Nội dung
Phương tiện
TG
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
Lần lượt các tổ cho ý kiến thảo luận. 
GVCN sơ kết
Dẫn chương trình
Các tổ
Bạn ABCD
Tất cả học sinh
GVCN sơ kết
bạn GHIK
Dẫn chương trình
- Hát tập thể và trò chơi khởi động.
- Tuyên bố lý do buổi hoạt động.
- Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, đại biểu, thành phần BGK, thư ký.
- Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 1: Học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Trong trường học.
+ Trong gia đình.
+ Ngoài xã hội.
+ Định hướng nghề nghiệp.
- Gợi ý trả lời.
+ Trong trường học: chăm chỉ học tập thật tốt, rèn luyện thể chất và tinh thần.
+ Trong gia đình: vâng lời cha mẹ, giúp đỡ công việc gia đình.
+ Ngoài xã hội: phấn đấu là một người có đạo đức và có ích cho xã hội.
+ Định hướng nghề nghiệp: Chọn nghề phù hợp và đúng đắn, làm tốt công việc cũng là góp phần xây dựng đất nước.
- Trò chơi: Ai là ai? Mỗi tổ cử 1 thành viên tham gia, bắt thăm chọn nghề và diễn tả bằng động tác, các thành viên khác trong tổ đoán. Chỉ đoán 1 lần. Đúng được 10 điểm, sai tổ khác đoán. Các nghề đều góp phần vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: giáo viên, nông dân, bác sĩ, thợ xây, cảnh sát giao thông...
- Văn nghệ.
- Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 2: Tốt nghiệp lớp 12 nhưng lại không có điều kiện để tiếp tục học đại học, tham gia tập trung nghĩa vụ quân sự, có được xem là đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao? Ta cần có thái độ như thế nào trong tình huống này?
- Gợi ý: Nghĩa vụ quân sự là một hoạt động thiết thực để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Thể hiện sự sẵn sàng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, có mặt khi Tổ quốc cần. Nghĩa vụ quân sự thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia và cũng là một ngành nghề đúng đắn không chỉ cho nam giới mà cả nữ giới. Thái độ đúng đắn là tích cực tham gia và chấp hành mọi sự phân công của địa phương hoặc đơn vị.
- Văn nghệ.
- Trò chơi ô chữ: Mỗi tổ chọn 1 hàng ngang. Tìm từ gốc. Trả lời đúng từ hàng ngang được 10 điểm, sai tổ khác đoán được điểm. Từ gốc được 30 điểm, đoán từ gốc sau khi gợi ý được 20 điểm.
H
Ò
N
Đ
Ấ
T
T
H
Ă
N
G
L
O
N
G
Đ
Ấ
G
N
Ư
Ớ
C
Q
U
Ố
C
T
Ử
G
I
Á
M
T
Ì
N
H
N
G
U
Y
Ệ
N
R
È
N
L
U
Y
Ệ
N
1. Quê hương của chị Sứ.
2. Vua Lý Công Uẩn đổi tên thành Đại La sang tên gì?
3. Bài hát của Phạm Minh Tuấn có người mẹ 2 lần tiễn con ra trận.
4. Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
5. Hoạt động tiêu biểu của thanh niên Việt Nam vào dịp hè.
6. Nhiệm vụ khác của học sinh bên cạnh nhiệm vụ học tập.
Từ gốc: CỐNG HIẾN.
Tổng kết điểm qua 2 trò chơi và phát thưởng. 
Giấy A4
Các lá thăm
Ô chữ
4'
13'
5'
10'
8'
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết.
- Phát biểu của đại biểu (nếu có).
- Nhắc nhở công việc cho các hoạt động tới.
- Bài hát tập thể kết thúc.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG
(Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp học sinh nắm được các chủ trương kế hoạch trong công cuộc xây dựng địa phương và thành quả lao động của nhân dân.
- Xác định quyền và trách nhiệm của học sinh đối với địa phương nơi sinh sống.
- Tinh thần tự hào của nhân dân, tình yêu quê hương đất nước.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 
Giới thiệu cán bộ địa phương và nghe báo cáo tình hình kinh tế ở địa phương.
Tổ chức thảo luận:
- Đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của các công trình lớn ở địa phương.
- Củng cố ý thức của học sinh trong quá trình phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Lập và thông qua kế hoạch hoạt động trước tập thể lớp.
- Giúp học sinh thu nhập thông tin, tư liệu tham khảo (tranh, ảnh, phim tài liệu, sách giáo khoa...).
- Vận dụng, thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của học sinh về tình hình văn hoá - xã hội ở địa phương.
- Mời cán bộ địa phương đến báo cáo tình hình địa phương cho học sinh nghe (nếu có).
2. Học sinh:
- Viết giấy mời các thầy, cô giáo đến tham dự..
- Cán bộ lớp, BCH xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động.
- Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu về địa phương.
- Chuẩn bị hoa, quà.
- Trang trí lớp theo kiểu bàn tròn.
- Chuẩn bị câu hỏi thắc mắc về vấn đề có liên quan.
- Tập tiểu phẩm mà giáo viên giao.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: 
- Trình bày tiểu phẩm.
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu, Ban giám khảo.
Hoạt động 2: 
- Toạ đàm, thảo luận
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận các vấn đề sau.
Bạn có suy nghĩ gì về tình hình địa phương của bạn.
+ Kinh tế, văn hoá.
+ xã hội
Với xu hướng phát triển mạnh của nền kinh tế nước ta bạn sẽ làm gì để góp phần phát triển kinh tế địa phương khi đang ngồi ghế nhà trường.
+ Học tập và rèn luyện.
+ Tham gia tốt hoạt động địa phương.
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Ở địa phương ta có những công trình trọng điểm nào mà bạn biết? Ý nghĩa của các công trình đó?
+ Cảng Cái Cui: tạo điều kiện giao lưu kinh tế bằng đường thuỷ giữa các vùng, miền và các quốc gia trên thế giới.
+ Trung tâm văn hoá Tây Đô: tạo sân chơi phong phú cho thanh thiếu niên.
Hoạt động 3: Vẽ tranh.
Thể lệ: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0, một hộp viết màu sáp.
+ Thời gian: 5 phút.
+ Thang điểm: Nội dung: 10 điểm, Hình thức: 10 điểm, Thuyết trình: 10 điểm, Trật tự: 10 điểm.
- Các nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường hoặc tranh phiếm về phá huỷ môi trường.
- Ban giám khảo nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 4: Kết thúc
- MC tổng kết thi đua các nhóm và phát thưởng.
- GV nhận xét, đánh giá buổi hoạt động và dặn dò công việc buổi sinh hoạt.
Hoạt động 3
TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG
- Hiểu được truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, từ đó hiểu được ý nghĩa của ngày quốc phòng toàn dân khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với quê hương đất nước.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Tự hào về quân và nhân dân Việt Nam anh hùng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Trắc nghiệm kiến thức về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Văn nghệ: những bài hát về Quân đội, Đảng, Bác Hồ.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Định hướng cho cán sự lớp và BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Liên hệ với giáo viên môn sử để cung cấp tài liệu.
- Chuẩn bị câu hỏi.
- Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu hỏi trả lời.
- Thể lệ chấm.
- Duyệt kế hoạch.
2. Học sinh
- Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế, âm thanh.
- Cử người dẫn chương trình, thư ký, Ban giám khảo.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
- Tranh ảnh v62 Ngày lễ thành lập Quân đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, các chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân giành chính quyền ở thủ đô Hà nội 8/1945, giành chính quyền ở Cần Thơ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Phan Độ...
- Chọn các bạn có khả năng thể hiện các bài hát phù hợp với chủ đề hoạt động.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: 
- Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài "Lên đàng" nhạc Lưu Hữu Phước.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu đại biểu, đội thi, thư ký, Ban giám khảo.
- Chào cờ.
- Phút truyền thống.
+ Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Phút tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ...
- Tặng quà đại biểu.
- Văn nghệ chào mừng.
2. Hoạt động 1: 
- Người dẫn chương trình thứ 1: Đọc lời dẫn mở màn, ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Cần Thơ, tóm lược tiểu sử anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Phan Độ...
- Người dẫn chương trình thứ 2: Giới thiệu một số tranh ảnh để minh hoạ.
- Mời đại diện Cựu chiến binh của khu vực, giao lưu cùng học sinh.
3. Hoạt động 2
Phần thi trắc nghiệm theo nội dung chủ đề.
4. Hoạt động 3 Văn nghệ
+ Chọn 6 bạn, chia 2 đội	+ Hát theo chủ đề: Hát chọn bài 20 điểm.
+ Bốc thăm: 6 thăm	Nửa bài: 10 điểm, 1 đoạn 4 điểm.
+ Đất nước: 2 thăm, Quân đội (2), Hát về những người mẹ Việt Nam anh hùng (2).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Ban GK: công bố kết quả.
- Phát thưởng.
- GVCN: nhận xét chung, rút kinh nghiệm và nêu một số công việc thực hiện cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docH2AHDNGLL 11 thang 12.doc