Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 6 - Chủ đề 3: Tiếng Việt

Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 6 - Chủ đề 3: Tiếng Việt

MỘT SỐ TỪ LOẠI

I. Mục tiêu

 Giúp học sinh nắm:

- Một số từ loại trong Tiếng Việt mà em đã học

- Chức năng của :Danh từ, tính từ, động từ trong câu.

- So sánh các từ loại với nhau.

II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Phương pháp tích hợp, bảng phụ

 Học sinh : Các khái niệm về từ loại, ví dụ.

III. Tiến trình hoạt động dạy – học :

1. Ổn định lớp:1

2. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh

3. Giới thiệu bài

4. Bài mới :

 

doc 9 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 6 - Chủ đề 3: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
Chủ đề 3 : Tiếng Việt
MỘT SỐ TỪ LOẠI 
I. Mục tiêu 
	Giúp học sinh nắm:
Một số từ loại trong Tiếng Việt mà em đã học
Chức năng của :Danh từ, tính từ, động từ trong câu.
So sánh các từ loại với nhau.
II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phương pháp tích hợp, bảng phụ
	Học sinh : Các khái niệm về từ loại, ví dụ.
III. Tiến trình hoạt động dạy – học :
Ổn định lớp:1’
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 
Giới thiệu bài 
Bài mới :
Hoạt động 
Giáo viên – học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
15’
Hoạt động 2
23’
Hướng dẫn học sinh ôn lại các khái niệm về từ loại 
- Hãy nêu các từ loại mà em đã học ?(danh từ, động từ, )
- Danh từ là gì ?Danh từ chia ra làm mấy loại ?(từ chỉ vật, ngườiCó 2 loại danh từ chung và danh từ riêng)
- Danh từ thường đóng vai trò gì trong câu ?(chủ ngữ)
-Động từ là gì ? Và thường đóng vai trò gì trong câu ?(từ chỉ hoạt động, thường làm vị ngữ trong câu)
- Tính từ là gì ?Và đóng vai trò gì trong câu ?(từ chỉ tính chất, màu sắc.tính từ thường làm vị ngữ trong câu)
- Đại từ là gì ? Đại từ thường có vai trò gì trong câu ?(Dùng để thay thế,chủ ngữ )
- Quan hệ từ là gì ?(nối, phụ từ)
+Học sinh cho ví dụ cho các từ loại trên .
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
_ Em hãy xác định từ loại trong bài thơ Bánh trôi nước –của Hồ Xuân Hương?(học sinh xác dịnh các từ loại vừa ôn tập)
+Giáo viên chép bài thơ lên bảng.
+ Một học sinh chữa bài và các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
I.Ôân các từ loại :
- Danh từ :
Chỉ người và vật..
Thường giữ vai trò chủ ngữ
Ví dụ:
- Động từ : Chỉ hoạt động
Thường làm vị ngữ.
Ví dụ:
- Tính từ : Tính chất, màu sắc..
Thường làm vị ngữ.
- Đại từ :Thay thế.
Ví dụ:
- Quan hệ từ : phụ từ, nối
Ví dụ:
II. Luyện tập :
Từ loại trong bài thơ :
Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn- Bảy nổi ba chìm với nước non- Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn- Mà em vẫn giữ tấm lòng son.(Hồ Xuân Hương)
IV. Củng cố :6’
 _ Các từ loại :Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, ví dụ cho mỗi loại.
+ Dặn dò :
 -Xác định các từ loại trong đoạn văn .
..&@&...
Tiết 2 
Chủ đề 3: Tiếng việt
 từ loại trong đoạn văn
I.Mục tiêu 
	Giúp học sinh 
Xác định một số từ loại đã học 
Cách dùng các từ loại để diễn đạt
Viết đoạn văn có dùng nhiều tính từ
II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Một đoạn văn mẫu, các từ loại 
	Học sinh : Bảng hệ thống các từ loại
III. Tiến trình hoạt động dạy – học :
Ổn định lớp 1’
Kiểm tra bài :5’ – Danh từ là gì? Động từ là gì? Ví dụ ?
Giới thiệu bài:
Bài mới :
Hoạt động
Giáo viên - học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
20’
Hoạt động 2
13’
Hướng dẫn học sinh xác định các từ loại trong đoạn văn 
+Học sinh xác định : Danh từ, động từ, tính từ (4học sinh)
+Xác định 3 từ loại
Hướng dẫn học sinh chữa bài tập 
- Đặt câu với những từ vừa tìm được (4hs lên bảng)
-Học sinh thảo luận lấy ví dụ về tính từ làm vị ngữ trong câu 
-Nêu sự khác nhau giữa động từ và tính từ ?(3hs)
I. Xác định các từ loại danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau:
“Từ xưa đến nay, rừng là lá phổi xanh của con người. Nó có vai trò rất quan trọng là để duy trì sự sống, để con người hít thởNạn phá rừng là nỗi lo cho các nhà sinh thái”
II. Chữa bài tập:
IV. Củng cố 6’:
-Các từ loại đã học (nêu các khái niệm)-đọc đoạn văn mẫu và chỉ danh từ làm chủ ngữ, động từ làm vị ngữ.
+Dặn dò : Tìm hiểu chức năng của từ loại đóng vai trò gì trong câu ?
..&@&...
Tiết 3
Chủ đề 3: Tiếng việt
chức năng của một số từ loại trong câu 
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh :
- Nắm chức năng, vai trò của một số từ loại trong câu .
- Vận dụng từ loại để đặt câu, diễn đạt
- Viết được đoạn văn và xác định được từ loại.
II. Chuẩn bị:
	Các từ loại đã học và đoạn văn có nhiều từ loại là đanh từ, động từ, tính từ.
III. Tiến trình hoạt động dạy – học: 
Ổn định lớp 1’
Kiểm tra bài 5’: Nêu một số từ loại đã học và cho ví dụ ? 
Giới thiệu bài: Vai trò và chức năng của một số từ loại đã học
Bài mới”
Hoạt động 
Giáo viên – học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1
4’
Hoạt động 2
10’
Hoạt động 3 
10’
Hoạt động 4 
5’
Hoạt động 4 
5’
Hướng dẫn học sinh nêu các khái niệm về một số từ loại đã học.
- Danh từ là gì? Tính từ ? Động từ? Cho ví dụ mỗi loại?(3hs)
+Học sinh thảo luận và nêu các từ loại đã học, các học sinh khác góp ý, bổ sung.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng của một số từ loại .
- Học sinh xét ví dụ sau và cho biết danh từ đó đóng vai trò gì trong câu ?(Chủ ngữ? Vị ngữ? Hay thành phần khác?).Giáo viên ghi bảng ví dụ 1
- Cho ví dụ danh từ làm vị ngữ trong câu ? (2hs: nhận xét và bổ sung).Giáo viên sửa chữa và cho ví dụ khác.
- Em hãy cho biết chủ ngữ là gì và đó là thành phần gì trong câu?(chủ thể của hành động được nói đến ở vị ngữ, là thành phần chính trong câu).
-Ngoài ra, danh từ có vai trò gì trong câu nữa?(vị ngữ,phụ trong câu)
- Động từ có chức năng gì trong câu?(thường thường làm vị ngữ trong câu)
- Cho ví dụ động từ làm vị ngữ trong câu ?(2hs nêu- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung).
- Động từ có thể làm chủ ngữ trong câu được không?(được- với điều kiện trước nó có từ đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cơn, giấc..).
Tính từ thường đảm nhiệm vai trò gì trong câu?(vị ngữ).
- Cho ví dụ vị ngữ là một tính từ?(2hs- học sinh khác nhận xét)
+Hướng dẫn học sinh xác định các từ loại trong đoạn văn sau:(Đoạn đầu trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.)
I. Ôn một số từ loại đã học:
II.Chức năng của từ loại:
Ví dụ 1:
Hoa hồng này / đẹp lắm.
 CN VN
1. Danh từ :CN trong câu.
2.Động từ: VN
Ví dụ 2:
Bạn Lan / hát rất hay.
 CN V N
3. Tính từ : V N
Ví dụ 3: 
Nam / rất thông minh.
 CN V N
III. Luyện tập:
5.Củng cố (5’): Chức năng của danh từ, động từ, tính từ thường đảm nhiệm vai trò trong câu: chủ ngữ, vị ngữ.–Dặn dò: Tìm hiểu về nguồn gốc,cấu tạo từ Hán- Việt
..&@&...
Tiết 4
Chủ đề 3: Tiếng việt
các cụm từ: danh từ, tính từ, động từ
I. Mục tiêu: Giúp hs nắm:
- Cấu tạo của các cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Chức năng của các cụm từ trên ở trong câu.
- Kĩ năng mở rộng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
II. Chuẩn bị:
Các cụm từ và mở rộng cụm từ.
Đoạn văn có sử dụng cụm từ.
III. Tiến trình các hoạt động trên lớp:
1.Oån định lớp(1’)
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh .
3. Giới thiệu bài:
4. Bài mới:
Hoạt động
Giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động1
15’’
Hoạt động 2
25’
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vd và qua đó xác định từ loại, cụm từ: danh từ, động từ, tính từ.
- Xem các nhóm từ sau đây và cho biết nhóm từ nào là cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ ?
- Nêu cấu tạo của các cụm từ đó?
- Cụm từ danh từ( ngữ danh từ)được cấu tạo mấy phần?(3 phần)
- Từ làm trung tâm trong mỗi cụm từ như thế nào?
(từ loại nào là cụm từ đó)
- Cho vd ngữ danh từ và phân tích? (2hs )
- Vd ngữ động từ?
- Vd ngữ tính từ?
(3hs phân tích vd trên).
Hướng dẫn học sinh cho ví dụ về các ngữ danh từ, động từ, tính từ.
* Các học sinh lấy vd và lên bảng phân tích vẽ sơ đồ (4hs)
I. Xác định các ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ:
a- Nhanh như cắt- những cánh buồm ấy- văng bọt tứ tung
b- Những đóa hoa hồng này rất đẹp.
c-Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
* 3 phần:
Phần đầu- trung tâm- phần cuối
- TT : Danh từ ¢ Ngữ danh từ
- TT : Tính từ ¢ Ngữ tính từ
- TT : Động từ ¢ Ngữ động từ
II. Luyện tập:
1.Đặt câu có ngữ danh từ làm chủ ngữ: 
2. Ngữ động từ làm vị ngư.õ
3. Ngữ tính từ làm vị ngữ.
4. vẽ sơ đồ xác định ngữ động từ ở câu sau đây:
Chú Hai ngồi xuống thở không ra hơi.
Hoạt động 3 (5’):
Củng cố: 3 ngữ(danh từ, động từ, tính từ)-chức năng ngữ pháp trong câu.
Dặn dò: Tìm và đặt câu có cáccụm tư trên.
Tiết 5
Chủ đề 3: Tiếng việt
thành phần chính của câu.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm khái niệm câu, hai thành phần chính của câu.
- Kĩ năng xác định câu và đặt câu có đủ hai thành phần chính của câu.
- Phân biệt câu đơn và câu ghép.
II. Chuẩn bị:
Sơ đồ cấu tạo câu, Câu có hai thành phần chính C – V.
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Tiến trình các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp:1’
Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ của học sinh 3’
Giới thiệu bài mới.
Bài mới:
Hoạt động
Giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
10’
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về câu.
- Câu là gì ? Câu được cấu tạo như thế nào? 
(Gợi ý: câu khác với từ, cụm từ)
- Cho vd câu?(3hs cho vd và nêu thế nào là câu? Cả lớp nhận xét)
+GV: Câu là đơn vị của lời nói, diễn đạt 1 ý trọn vẹn.câu có thể có một hoặc nhiều thành phần.vd.
- Nêu dấu hiệu về hình thức xác định câu? (cuối câu có dấu câu: dấu chấm, ! , ?..)
- Cho vd câu có sử dụng dấu: !, ? và dấu chấm. (3hs)
I. Câu là gì ?
- Đơn vị của lời nói, diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu câu: dấu chấm(dấu !, dấu: ? )
Vd: Dượng Hương Thư đang vượt thác.
Hoạt động 2
21’
Hướng dẫn xác định 2 thành phần chính của câu:
- Cho biết hai thành phần chính của câu? (chủ ngữ – vị ngữ )
- Vd câu có 2 thành phần chính C – V ?
II. Hai thành phần chính của câu:
VD: Thành phần chủ ngữ.
 Thành phần vị ngữ.
Vd: Mẹ / về.
 C V
Hoạt động 3
10’
Học sinh luyện tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn. Trong đó có ít nhất 5 câu và xác định chủ ngữ, vị ngữ.
+ 3 học sinh lên bảng ghi và vẽ sơ đồ xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
III. Luyện tập:
Viết đoạn văn và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Hoạt động 4 (5’):
- Củng cố: Câu và 2 thành phần chính của câu.Vd.
- Dặn dò: Viết đoạn văn và xác định C –V trong câu.
..&@&...
Tiết 6
Chủ đề 3: Tiếng việt
Luyện tập
Về từ, cụm từ và câu.
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm:
Ba từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
Cụm từ và 2 thành phần chính của câu: C- V.
Rèn luyện kĩ năng: Xác định từ loại, cụm từ và câu trong đoạn văn.
II. Chuẩn bị: 
Đoạn văn có xác định từ loại, cụm từ và hai thành chính của câu.
Phiếu học tập, sơ đồ C-V 
III. Tiến trình hoạt động trên lớp:
Oån định lớp 1’
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh .
Giới thiệu bài.
Bài mới:
Hoạt động
Giáo viên – học sinh 
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
10’
Hoạt động 2
30’
GV: Hướng dẫn học sinh ôn lại các khái niệm về từ, cụm từ và câu.
-Danh từ, động từ, tính từ ?
- Cấu tạo của cụm từ ?
- Câu và thành phần chính của câu ?
- Chủ ngữ là gì ? Vị ngữ là gì ?
- cho vd câu và xác định C-V ?
HS: trả lời các câu hỏi trên và GV hướng dẫn thảo luận ghi vào phiếu học tập các khái niệm trên.
* Các học sinh trao đổi phiếu cho nhau để sửa chữa, đồng thời ghi mỗi câu đúng là 1 điểm(chấm chéo)
* GV nhận xét, đánh giá bổ sung và cho vd minh họa, học sinh tiếp tục vẽ sơ đồ cho vd.
HS làm các bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung.
I. Các khái niệm: từ, cụm từ và câu.
-ví dụ :
Mùa xuân / đã đến rồi.
 C V
*mùa xuân: D T
*đã đến rồi: Cụm ĐT
II. Luyện tập :
1. Xác định 2 thành phần chính trong các câu sau:
a) Phép so sánh có nhiều tác dụng gợi hình, gợi cảm.
b) Đoàn Giỏi là một nhà văn.
c) Bác Hồ là vị cha chung
 là sao Bắc Đẩu là vừng Thái Dương
2. Hãy chỉ ra các từ loại: danh từ, động từ, tính tữ ở các câu trên.
Hoạt động 3 (4’)
-Củng cố: Các từ loại, cụm từ và thành phần chính của câu.
-Dặn dò: Viết đoạn văn và chỉ ra các từ loại đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docChủ ĐỀ III tiếng Việt 6 K ì II.doc