Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt. Từ mượn, từ có tính biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt. Từ mượn, từ có tính biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Từ đơn : từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn

Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức

Chú ý: Cách phân loại như trên cũng có những ngoại lệ. Các trường hợp ngoại lệ có thể kể đến như sau:

- Có những từ đơn có cấu tạo hơn một tiếng.

Ví dụ : Bồ hóng Hoạ mi

 Da trắng Bồ câu

 Ra đi ô Mãng cầu

 Ô tô Ti vi

Những từ trên là những từ đơn đa âm tiết

- Có những từ gồm 2 tiếng trở nên có quan hệ về âm thanh (hình thức của từ láy) như :

 Ba ba Đu đủ

 Cào cào Chôm chôm

 Châu chấu

Nghĩa của những từ trên giống từ đơn.

Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: Sách vở ích gì cho buổi ấy.

 áo xiêm, nghĩ lại thiện với thân già.

 Nguyễn khuyến

Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Ví dụ: - Láy tiếng , láy phụ âm đầu

 (( Xanh xanh bãi mía bờ dâu

 Ngô khoai biêng biếc

 

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt. Từ mượn, từ có tính biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Chủ đề 1: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Từ mượn – từ có tính biểu cảm
Chủ đề bám sát - Thời gian 5 tiết
Tiết 1,2: 	Từ – Cấu tạo từ tiếng việt
A/ Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm chắc từ là gì ? Từ có cấu tạo như thế nào? Phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Sự chuyển loại của từ.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1. Em hiểu thế nào là từ 
đơn? 
2. Giáo viên nêu chú ý
3. Từ phức chia làm mấy loại ?
4. Nêu khái niệm từ ghép ?
5. Em hiểu thế nào là từ láy ? 
6. Em hiều thế nào là sự chuyển loại của từ ? 
Từ đơn : từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn
Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức
Chú ý: Cách phân loại như trên cũng có những ngoại lệ. Các trường hợp ngoại lệ có thể kể đến như sau:
- Có những từ đơn có cấu tạo hơn một tiếng.
Ví dụ : Bồ hóng Hoạ mi
 Da trắng Bồ câu
 Ra đi ô Mãng cầu
 Ô tô Ti vi
Những từ trên là những từ đơn đa âm tiết 
- Có những từ gồm 2 tiếng trở nên có quan hệ về âm thanh (hình thức của từ láy) như :
 Ba ba Đu đủ
 Cào cào Chôm chôm
 Châu chấu
Nghĩa của những từ trên giống từ đơn.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Sách vở ích gì cho buổi ấy. 
 áo xiêm, nghĩ lại thiện với thân già.
 Nguyễn khuyến 
Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Ví dụ: - Láy tiếng , láy phụ âm đầu
 (( Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay... )) 
 Hoàng Cầm
- Láy vần : 
 Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 Bà Huyện Thanh Quan
- Có những từ có khả năng đảm nhiệm được vai trò ngữ pháp của hai , ba từ loại. đó là sự chuyển loại của từ.
 - Sự chuyển loại của từ làm cho tiếng nói của dân tộc trở nên giàu có. Lúc nói và lúc viết, nếu biết vận dụng sáng tạo sự chuyển loại của từ sẽ tạo nên sự phong phú, uyển chuyển và sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ.
 Ví dụ : 1. Từ (( đẹp ))
Cái nết đánh chết cái đẹp ( danh từ ghép )
Một mùa xuân đẹp đã về ( tính từ )
 2. Từ (( anh hùng ))
- Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng (1) dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (2)
 Hồ Chí Minh
+ Vị anh hùng (danh từ )
+ Dân tộc anh hùng ((( anh hùng )) làm định ngữ cho dân tộc)
3. Từ (( học tập ))
- Học tập là một việc làm suốt đời ( danh từ )
- Chúng ta phải học tập tốt để trở thành con ngoan , trò giỏi (động từ)
4. Từ (( khiêm tốn ))
- Khiêm tốn là một đức tính quý báu 
- Chị ấy thông minh và khiêm tốn được bạn bè quý mến.
- Anh ấy khiêm tốn trong nghiên cứu khoa học.
* Viết đoạn văn nội dung tự chọn có dung từ ghép , từ láy (dài từ 5-7 câu).
* Viết đoạn văn có dùng từ ((lao động)) là danh từ, ((lao động)) là động từ..
I/ Từ 
1.Từ đơn
2.Từ phức
Chú ý:
Từ ghép
Từ láy
II/ Sự chuyển loại của từ
1. Sự chuyển loại của từ
2. Tác dụng
III/ Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
4. Củng cố: Vẽ sơ đồ cấu tạo từ.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học từ mượn.
- Xem lại các phần đã học của tiết 1,2.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 3: Từ mượn
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh hiểu khái niệm từ thuần việt, từ mượn.
Xác định các loại từ mượn.
Tìm được từ mượn trong các đoạn văn, thơ.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức ?
- Sự chuyển loại của từ có tác dụng gì ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào là từ 
thuần Việt ? 
? Từ mượn là gì ?
? Sử dụng từ mượn trong những trường hợp nào ? 
? Lấy ví dụ về những đoạn thơ có sử dụng từ mượn ?
? Tìm các đoạn văn có có dùng nhều từ mượn?
Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
Từ mượn là từ của ngôn ngữ khác nhập vào Tiếng Việt trong đó có tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Nga, ...
Ví dụ : Độc lập, tự do, hạnh phúc(gốc Hán). 
 Ti vi, mít tinh (gốc Anh).
 Ghi đông, Pê-đan (gốc Pháp).
 Xô viết (gốc Nga).
* Việc đặt tên người, tên địa danh, nhiều khái niệm lịch sử ... các từ Hán việt được coi trọng.
* Trong các văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận, ... từ Hán Việt có thể tạo nên sắc thái và phong cách cổ điển, trang nghiêm, trang trọng, tao nhã, hùng biện, ...
VD: 
a/ “Nên phú hậu, bậc tài danh
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tốt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.”
 (Truyện Kiều)
“Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ.
Một màu quan tái, mây lùa gió trăng”
b/ 
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
 (Bà Huyện thanh Quan) 
a/ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ cái xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” ... 
b/ ... “Suối Côn Sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại An, núi Yên Tử, biển Vân Đồn, núi Dục Thúy... trăm núi nghìn sông mĩ lệ và kì vĩ của tổ quốc hiện lên trong thơ văn của ức Trai”
 (Võ Nguyên Giáp)
I/ Từ thuần Việt 
II/ Từ mượn
1. Thơ
2. Văn
4. Củng cố: 
Tìm từ mượn trong đoạn văn “Bấy giờ có giặc Ân .......... chú bé dặn”. Mượn ở ngôn ngữ nào? Thử tìm trong tiếng Việt những từ có thể thay cho từ mượn trên mà ý nghĩa không đổi ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc khái niệm về từ thuần việt và từ mượn.
- Tìm một số bài văn thơ có dùng từ mượn.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 4: Từ có tính biểu cảm
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được:
Thế nào là từ có tính biểu cảm.
Xác định từ có tính biểu cảm trong đoạn văn, thơ.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài tập về nhà của mình.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào là tính biểu cảm của từ ?
? Tính biểu cảm của từ được thể hiện ntn ?
- Từ có khả năng gợi cảm giác hoặc thể hiện cảm xúc là từ có tính biểu cảm.
Trong tiếng Việt, từ tượng hình và từ tượng thanh không chỉ có gợi tả mà còn có tính biểu cảm sâu sắc.
Tính biểu cảm là 1 trong những tính chất làm nên vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương.
Ví dụ : 
 “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”
 (“Nhớ rừng”-Thế Lữ)
+ “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
 (“Tôi đi học- Thanh Tịnh”)
+ “Đã dậy chưa hả trầu
 Tao hái vài lá nhé
 Cho bà và cho mẹ
 Đừng lụi đi, trầu ơi.”
 (“Đánh thức trầu”- Trần Đăng Khoa )
+ “Giặc về chiếm đau xương máu
 Đau cả lòng sông, đau cỏ cây”
 (“Quê mẹ- Tố Hữu”) 
 + “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (“Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan”) 
 + “Ôi tiếng Việt suốt đời tôi , mắc nợ
 Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn.
 Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
 Tiếng việt ơi tiếng Việt ân tình” 
 (“Tiếng việt”- Lưu Quang Vũ).
Tính biểu cảm được thể hiện qua từ, qua lời và còn cả sau lời. Tính biểu cảm của từ bao giờ cũng vậy phải gắn liền với ngữ cảnh, văn cảnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
BT: Gạch dưới cỏc từ biểu cảm trong cỏc cõu sau:
“Dưới những gốc đa, gốc gạo xự xỡ búng những người đúi dật dờ đi lại lặng lẽ như búng ma. Tiếng quạ trờn mấy cõy gạo ngoài bói chợ cứ gào lờn từng hồi thờ thảm”.
I/ Tính biểu cảm của từ
II/ Các trường hợp thể hiện tính biểu cảm
III/ Luyện tập
4. Củng cố: 
Em hiểu thế nào là tính biểu cảm của từ ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học kĩ bài.
- Sưu tầm những đoạn thơ có tính biểu cảm.
- Viết đoạn văn có dùng từ biểu cảm.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 5: nghĩa của Từ 
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được:
Nghĩa của từ là gì .
Phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể (tên) một số từ có tính biểu cảm mà em biết ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? E hiểu nghĩa của từ là gì ?
Giáo viên bổ sung
? Từ nhiều nghĩa dùng để làm gì ?
? Cho ví dụ về từ nhiều nghĩa ? 
? Em hiểu thế nào là từ đồng õm?
? Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào ? 
? Lấy ví dụ về những đoạn thơ có sử dụng từ mượn ?
? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ ?
Nghĩa của từ là những sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị; là những hiểu biết của con người về các sự vật hiện tượng mà từ diễn đạt là những tình cảm, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ mà từ gợi ra:
Ví dụ :
- Hoa: do cây, cỏ sinh ra, có màu sắc hoặc có mùi thơm.
- Thầy giáo: ngừi dạy chữ, dạy nghề ... cho người học 
- Đồng hồ: vật dụng đo đếm giờ, phút, giây
* Từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển 
Từ nhiều nghĩa là từ được dùng để gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng biểu thị nhiều khái niệm trong tự nhiên và xã hội.
 Ví dụ: Từ ((lưng )) có các nghĩa sau:
( 1 ) Phần cơ thể người, động vật, dọc theo xương sống(phía sau) đối với ngực và bụng phía trước)
 Cụ già lưng còng.(nghĩa gốc)
( 2 ) Phía sau của một vật:
 Nhà quay lưng ra hồ.(nghĩa chuyển)
Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
 “Nước suối trong và mát lạnh.
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
 (Hồ Chí Minh) 
Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng giống nhau về nghĩa.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái quả.
 (Nguyễn Khoa Điềm)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 ... “Bây giờ chồng thấp vợ cao
 Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” 
(Ca dao)
I/ Nghĩa của từ
II/ Từ nhiều nghĩa.
III/ Từ đồng õm
III/ Từ đồng nghĩa
* Củng cố: 
3. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài.
- Lấy ví dụ về trừ đồng âm, từ đồng nghĩa. Cho ví dụ về từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de 1.doc