Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 30, 31: Văn bản: Cây bút thần

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 30, 31: Văn bản: Cây bút thần

Tiết 30, 31

VĂN BẢN: CÂY BÚT THẦN

 (Truyện cổ tích Trung Quốc)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Sau bài học này HS cần đat:

 - HS hiểu được nội dung , ý nghĩa của truyện Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện.

 - Kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị

 - GV: Kế hoạch bài học

 - HS: Bài soạn

C. Tiến trình dạy - học.

 1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra sĩ số.

 2. Bài cũ:

Kể diễn cảm truyện “Em bé thông minh”. Cảm nhận của em về nhân vật chính trong truyện?

3. Bài mới:

 Dân tộc ta có một kho tàng chuyện cổ tích đồ sộ và vô cùng quý báu.Ngoài sự khác nhau về nội dung ta thấy chuyệ cổ tích Viẹt Nam cũng có nhiều nét tương đồng. Hôn nay chúng ta sẽ được tìm hiêu về một câu chuyện cổ tích của dân tộc: “ Cây bút thần”

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 30, 31: Văn bản: Cây bút thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30, 31
Văn bản: Cây bút thần
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Sau bài học này HS cần đat: 
 - HS hiểu được nội dung , ý nghĩa của truyện ‘‘ Cây bút thần’’ và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện.
 - Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị
 - GV: Kế hoạch bài học
 - HS: Bài soạn
C. Tiến trình dạy - học. 
 1. ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sĩ số.
 2. Bài cũ:
Kể diễn cảm truyện “Em bé thông minh”. Cảm nhận của em về nhân vật chính trong truyện?
3. Bài mới: 
 Dân tộc ta có một kho tàng chuyện cổ tích đồ sộ và vô cùng quý báu.Ngoài sự khác nhau về nội dung ta thấy chuyệ cổ tích Viẹt Nam cũng có nhiều nét tương đồng. Hôn nay chúng ta sẽ được tìm hiêu về một câu chuyện cổ tích của dân tộc: “ Cây bút thần”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn: Đọc chậm, gợi không khí xa xăm của cổ tích.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp cho đến hết.
- Thế nào là “dốc lòng”, “huyên náo”, “mách lẻo”... ?
- Lược thuật các sự việc chính trong văn bản? Có thể sắp xếp các sự việc đó vào mấy phần?
- Các SV trong truyện xoay quanh những nhân vật nào ? NV nào là chính ? 
- Tìm trong phần đầu truyện những chi tiết kể về ML ? Những chi tiết ấy cho em hiểu gì về nhân vật ? (Tính nết, số phận, tài năng ?) 
 Trong các đặc điểm trên đặc điểm nào nổi bật nhất ?
- Cây bút thần đến với ML trong hoàn cảnh nào ?
- Vì sao ML được thần thưởng cho cây bút vẽ?
- Vì sao thần không cho ML bút vẽ từ trước?
- Vậy ML có tài vẽ phi thường là do tự bản thân cậu hay do thần linh giúp đỡ?
- Việc xd hình ảnh cây bút thần có ý nghĩa gì?
- Qua việc ML học vẽ thành tài, nhân dân muốn thể hiện quan niệm gì về khả năng kì diệu của con người?
GV liên hệ: Trong c/s không phải ai cũng có được số phận may mắn. Xung quanh ta còn có bao nhiêu l bất hạnh, những con l chẳng may bị tàn tật, bị khuyếm khuyết 1 phần cơ thể nhưng họ đã biết khắc phục khó khăn, vượt lên số phận để ..., để chiến thắng & trở thành những con l có ích cho XH. Đó là những con l có ích cho XH thật đáng trân trọng & khâm phục.
- Khi đã trở thành tài, lại có bút thần ML đã vẽ những gì cho người nghèo?
- Vì sao ML không vẽ cho họ những tài sản sẵn có mà lại vẽ công cụ lao động?
- Nếu có cây bút thần như ML em sẽ vẽ những gì để phục vụ cuộc sống ?
- Qua SV trên, người xưa gợi cho em suy nghĩ gì về mục đích của tài năng?
- Tại sao em không vẽ cho mình vàng bạc, của cải?
- Qua SV trên, em hiểu gì về phẩm chất của ML?
- Bút thần đã gây tai hoạ gì cho ML? Tại sao tên địa chủ bắt ML ? tên địa chủ bắt ML vẽ những gì?
- Thực tế ML chỉ vẽ những gì, trong hoàn cảnh nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Sau khi trốn đi, ML đã dùng cây bút thần như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
- NV ML mang đến cho em thêm những cảm nhận gì? phản ánh ước mơ gì của nhân dân?
- Tại sao tên vua bắt ML? Em đã thực hiện lệnh của nhà vua như thế nào? Vì sao em làm như vậy?
- Tại sao ML lại đồng ý vẽ biển, thuyền theo yêu cầu của nhà vua?
- ML đã thực hiện ý định diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Điều đó được thể hiện như thế nào? Qua đó em suy nghĩ gì về thái độ này của ML?
- Bộc lộ phẩm chất gì?
- Qua SV này, nhân dân ta muốn thể hiện quan niệm nào về mục đích tài năng ?
- Em có nhận xét gì về 2 cuộc đt của ML?
- ML thuộc kiểu nv nào?
- Truyện “Cây bút thần” thể hiện sâu sắc quan niệm và mơ ước của nhân dân về tài năng của con người? Theo em đó là quan niệm và mơ ước nào?
- Truyện được xd bằng trí tưởng tượng kì diệu, tạo nên những chi tiết kì ảo, bất ngờ và lí thú. Hãy chỉ ra các chi tiết mà em cho là lí thú nhất?
- GV cho HS so sánh hình ảnh cây bút thần với 1 số báu vật, phương tiện thần kì khác.
- HS đọc, tóm tắt. Nhận xét.
- 4 phần:
+ P1: Từ đầu ->lấy làm lạ: ML học vẽ.
+ P2: Tiếp -> thùng: ML vẽ cho người nghèo.
+ P3: Tiếp -> Như bay: ML dùng bút thần trừng trị tên địa chủ.
+ P4: Còn lại: ML trừng trị tên vua độc ác.
-> ML là nv chính 
->Nv thông minh, tài giỏi.
->ML mồ côi, nghèo khổ, có khiếu vẽ, cần cù, ham vẽ.
=>ML có khiếu và rất say mê học vẽ. Em mơ ước có một cây bút vẽ.
- HS tìm trong văn bản.
->ML mồ côi, nghèo khổ nhưng ham vẽ, có tài vẽ, tài đức của ML có thể làm được điều tốt.
 ->Mơ ước của nh/d về phần thưởng xứng đáng cho những con người tài đức.
->Tài năng không thể là thứ ban phát, tài năng do công sức rèn luyện mà có. Thần muốn thử thách sự kiên trì của ML. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng giúp em phát triển tài năng.
-> Cả hai. Nguyên nhân chính thuộc về chủ quan ML (cậu có khiếu, có lòng say mê, cần cù, kiên trì).
->Tô đậm thần kì hoá tài năng của ML khẳng định tài năng và lòng kiên trì của con người.
-> Con người có khả năng vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công phu rèn luyện.
-> ML vẽ công cụ, phương tiện cần thiết để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra của cải.
-> Của cải mà con người hưởng thụ phải do con người làm ra (Lao động duy trì cuộc sống)
- ML là người lao động nên coi trọng lao động, tin tưởng lao động sẽ làm ra của cải.
- HS tự bộc lộ.
->Nghệ thuật chân chính phải thuộc về nh/d, tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
-> Em chỉ vẽ cho mình những thứ cần thiết trong hoàn cảnh cần thiết -> Em hiểu được giá trị của lao động (Chỉ có lao động mới duy trì và phát triển sự sống).
-> Phẩm chất tốt đẹp của người lao động lương thiện.
-> Bị tên địa chủ bắt.
- Muốn ML vẽ theo ý hắn.
-> Vẽ bánh, thang, ngựa để trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
-> Tài năng không phục vụ cái ác, phải dùng để chống lại cái ác.
-> ML vẽ tranh bán lấy tiền (Những bức tranh không hoàn chỉnh) -> Không ỷ lại vào bút thần mà vẫn ham sáng tạo.
->Vẻ đẹp của con người với khả năng kì lạ, ham lao động, sáng tạo, say mê nghệ thuật. Ước mơ vào khả năng kì diệu của con người. Khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân.
- Cậy quyền lực tham của cải -> vua bắt ML.
- ML vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông.
-> ghét tên vua gian ác, không sợ quyền uy.
-> Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền tham lam.
-> Vẽ sóng biển dữ dội ập xuống dìm chết bọn vua quan -> Không khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác.
=> Mưu trí, thông minh.
=>Tài năng không phục vụ các ác, phục vụ cho kẻ có quyền, phải dùng để trừng trị cái ác.
- Thử thách ngày càng khó khăn, phức tạp -> phẩm chất của nhân vật ngày càng bộc lộ rõ hơn.
- Nhân vật có tài năng kì lạ.
- Truyện thể hiện quan niệm của nd về công lý xh: những l chăm chỉ thông minh, tốt bụng sẽ được phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác tham lam bị trừng trị.
- Khẳng định tài năng phải phục vụ nd, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nd, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. Nghệ thuật ấy có khả năng kỳ diệu.
- Thể hiện mơ ước và niềm tin về những khả năng kì diệu của con người.
->HS thảo luận, bộc lộ, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung văn bản.
 1. Đọc - tóm tắt.
 2. Từ khó.
 3. Bố cục.
- 4 phần.
 4. Phương thức biểu đạt.
- Tự sự.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
 1. Mã Lương học vẽ.
- Mồ côi, nghèo khổ.
- Có khiếu vẽ.
- Say mê học vẽ.
-> Được thưởng cây bút thần ->vẽ giỏi.
=> Tài năng nghệ thuật chỉ thuộc về những người biết say mê, có tài, có chí, khổ công luyện tập.
- Con người có thể vươn tới những khả năng thần kì bằng tài năng và sự khổ công rèn luyện.
2. Mã Lương vẽ cho người nghèo.
- Vẽ cho tất cả người nghèo công cụ lao động.
->Tài năng nghệ thuật phải thuộc về nhân dân.
3. Mã Lương diệt trừ cái ác.
 * Tên địa chủ.
- Nhốt -> Mã Lương vẽ những thứ cần thiết.
- Vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
-> Tài năng không phục vụ cái ác, phải dùng để chống lại cái ác.
* Tên vua độc ác.
- ML vẽ ngược lại với yêu cầu của vua.
- Vẽ biển, sóng bão, gió dìm chết tên vua độc ác.
-> Quyết tâm diệt trừ cái ác.
=> Mưu trí, thông minh.
=> Cái ác bị trả giá 1 cách khoái trá, hả hê.
4. ý nghĩa:
-> Con người có thể vươn tới những khả năng thần kì, tài năng thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa, về con người tốt bụng, biết khổ công luyện tập.
D Củng cố – Dặn dò:
- Kể diễn cảm truyện.
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện.
- Tưởng tượng kết thúc mới cho câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3031 Cay but than.doc