Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 6 – Học kì I

Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 6 – Học kì I

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 6 – HỌC KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 Hình thức đề kiểm tra: Tự luận

Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 1

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra

- Xác định khung ma trận.

 

doc 25 trang Người đăng thu10 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 6 – Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 6 – HỌC KÌ I
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
	Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 1
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
Xác định khung ma trận. 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
LỚP 6 HỌC KÌ I
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học 
- Truyện dân gian 
Nhớ thể loại của các truyện đã học trong chương trình
Trình bày mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn
Hiểu giá trị nội dung của đoạn trích 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu
Số điểm 
Số câu 3
1,5điểm=15% 
Chủ đề 2 Tiếng Việt
 -từ Hán Việt
- danh từ và cụm danh từ
Nêu định nghĩa về từ Hán Việt
Nhận ra các từ Hán Việt và cụm danh từ được sử dụng trong trong văn bản 
Phân biệt sự khác nhau giữa danh từ và cụm danh từ
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 1.5 
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 4
2 điểm=20% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
- phương thức biểu đạt
- ngôi kể
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học theo ngôi kể mới
Nhận ra phương thức biểu đạt trong đoạn văn 
- Hiểu tác dụng của việc chọn ngôi kể trong đoạn văn.
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học theo ngôi kể mới (truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu1
Số điểm 0,5
Số câu1
Số điểm0, 5
Số câu
Số điểm
Số câu 1
Số điểm 5,5
Số câu 3
6,5điểm=65% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 6
Số điểm 3
30%
Số câu 3
Số điểm 1,5
15%
Số câu 1
Số điểm: 5,5
55%
Số câu 10
Số điểm: 10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ I
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
"Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". 
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh""
(Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1 điểm)
2. Nhận xét về ngôi kể và tác dụng của cách chọn ngôi kể trong đoạn văn trên? (0,5 điểm) 
3. Hãy chép lại các cụm danh từ trong các cụm từ sau : cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh và cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? (1 điểm)
4. Chép lại 2 từ Hán Việt từ trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là từ Hán Việt?. (1 điểm)
5. Các truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện nào? Các truyện đó có chung mục đích sáng tác nào? (1 điểm)
6. Đóng vai nhân vật Sơn Tinh/Thủy Tinh để kể lại truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh". (5,5 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ I
Câu 1 (1 điểm)
Tự sự /Tự sự kết hợp với miêu tả. (0,5 điểm)
Vì đoạn văn kể lại sự việc Long Quân cho Rùa vàng đòi lại thanh gươm của Lê Lợi(0,5 điểm)
Câu 2 (0,5 điểm)
Cách chọn ngôi kể thứ 3 trong đoạn văn góp phần tái hiện sự việc một cách khách quan
Câu 3 (1 điểm)
Chép được 2 cụm: thanh gươm thần, một con rùa lớn (mỗi cụm đúng được 0,25 điểm) 
Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn danh từ: có danh từ làm trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc danh từ đi cùng trước hoặc sau. (0,5 điểm)
Câu 4. (1 điểm)
Chép lại đúng 2 từ Hán Việt từ trong đoạn văn trên. Thí dụ: tự nhiên, hoàn (mỗi từ đúng được 0,25 điểm) 
Trình bày được định nghĩa về từ Hán Việt: là các từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán (0,5 điểm)
Câu 5 (1 điểm)
Xác định được đúng tên thể loại của các truyện là truyện ngụ ngôn (0,5 điểm)
Trình bày được mục đích sáng tác chung của các truyện ngụ ngôn: dùng cách nói bóng gió để khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống (0,5 điểm)
Câu 6 (5,5 điểm)
 Biết viết bài văn kể lại sáng tạo một câu chuyện đã biết/ đã học, bố cục rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, hình ảnh: 
- Xác định đúng vai kể là nhân vât Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh (0,5 điểm)
- Kể lại đầy đủ các sự việc chính của truyện, có thể khéo léo thay đổi một vài chi tiết, tránh giống y nguyên sách giáo khoa. (4,0 điểm):
+ Vua Hùng kén rể cho người con gái duy nhất.
+ Sơn Tinh, thủy Tinh cùng đến cầu hôn
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
+ Sơn Tinh đến trước và lấy được Mị Nương
+ Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị nương tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh
+ Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh bị thua phải rút quân về
+ Nhớ thù cũ, hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh
- Nêu được một số suy nghĩ của nhân vật về câu chuyện (0,5 điểm)
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn kể chuyện là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
	Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 2
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
Xác định khung ma trận. 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
LỚP 6 HỌC KÌ 2
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học 
truyện hiện đại 
Hiểu giá trị nội dung của đoạn trích đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1,5
Số câu 2
2 điểm
...20% 
Chủ đề 2 Tiếng Việt
từ láy, các biện pháp tu từ, dấu phẩy
Nêu định nghĩa về từ láy,
Nhận ra các từ láy được sử dụng trong trong đoạn trích 
- Hiểu tác dụng của việc sử dụng các tính từ, cụm tính từ, biện pháp tu từ,, dấu phẩy trong câu văn.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1 
Số câu 3
Số điểm 1,5
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 5
2,5 điểm 
25% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
phương thức biểu đạt
ngôi kể
Viết bài văn tả người
Nhận ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích 
Viết bài văn tả người
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu
Số điểm
Số câu 1
Số điểm 5,0
Số câu2
5,5 điểm
55% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 1,5
15%
Số câu 4
Số điểm 2
20%
Số câu 2
Số điểm 6,5
65%
Số câu 9
Số điểm 10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian 90 phút
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
"Bởi tôi ăn uống chừng mực và điều độ nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch rộn rã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."
 (Tô Hoài).
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao? (1 điểm)
2. Việc sử dụng các tính từ: chừng mực, điều độ, cường tráng, mẫm bóng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)
3.Thế nào là từ láy? Chép lại 4 từ láy từ đoạn văn trên. (1 điểm)
4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua"?. (0,5 điểm)
5. Dấu phẩy trong câu văn" Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." nhằm đánh dấu ranh giới giữa các thành phần nào? (0,5 điểm)
6. Viết đoạn văn nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên. (1,5 điểm)
7. Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. (5 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian 90 phút
Câu 1. 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Tự sự kết hợp với miêu tả (0,5 điểm)
Đoạn văn trên đã tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn (0,5 điểm)
Câu 2
 Tác dụng: góp phần tái hiện sinh động, cụ thể ngoại hình và hành động của Dế Mèn trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 3 
Nêu đúng định nghĩa về từ láy (0,5 điểm)
Chép đúng 4 từ láy trong đoạn văn: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch/rộn rã, rung rinh (0,5 điểm)
Câu 4	
Phép tu từ so sánh trong câu văn có tác dụng miêu tả cụ thể, sinh động hình ảnh những ngọn cỏ bị gẫy. (0,5 điểm)
Câu 5. Dấu phẩy có tác dụng ngăn giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó. (0,5 điểm)
Câu 6. (1,5 điểm)
Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng được câu chốt nêu chủ đề và những câu triển khai, diễn đạt trôi chảy, trong sáng khi viết đoạn văn trình bày những nhận xét cá nhân về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên
Câu 7. Viết bài văn tả em bé (5 đi ... âm tư không hề “lặng lẽ” ở bên trong con người Bác 
 B. Một nỗi lòng đau đáu vì đất nước, vì nhân dân của Bác 
 C. Trời lạnh, rừng khuya, Bác không ngủ được 
D. Tình thương của Bác đối với “đoàn dân công” trong một đêm mưa 
rét, rừng khuya 
6. Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng 
đầu thông tin không đúng : 
 Anh đội viên mơ màng 
 Như nằm trong giấc mộng 
 Bóng Bác cao lồng lộng 
 Ấm hơn ngọn lửa hồng 
 Thổn thức cả nỗi lòng 
 Thầm thì anh hỏi nhỏ 
Tâm trạng của anh đội viên được thể hiện qua những câu thơ trên như thế nào? 
 A. Xúc động mãnh liệt 
 B. Xao xuyến, lâng lâng 
 C. Lo lắng đến nôn nao 
 D. Bình tâm, ngủ ngon giấc 
7. Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ : 
A. Giải thích giản dị chân lý : Bác không ngủ được vì một “lẽ thường tình” : Bác là Hồ Chí Minh 
 B. “Đêm nay” cũng như bao đêm khác, như suốt cả cuộc đời Bác đã không ngủ được vì lo cho nước, cho dân 
C. “Lẽ thường tình” ở Hồ Chí Minh chính là sự hi sinh, lòng yêu thương vô hạn đối với chiến sĩ, đồng bào 
 D. Cả ba ý trên. 
8. Đọc khổ thơ sau, trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng : 
 Ông trời Mặc áo giáp đen 
 Ra trận 
 Muôn nghìn 
 Cây mía 
 Múa gươm 
8.1. Trong những câu thơ trên, tác giả sử dụng mấy biện pháp tu từ ẩn dụ ? 
 A. Một 
 B. Hai 
 C. Ba 
 D. Bốn 
8.2. Đó là kiểu ẩn dụ nào ? 
 A. Ẩn dụ hình thức 
 B. Ẩn dụ cách thức 
 C. Ẩn dụ phẩm chất 
 D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
2) Tự luận 
1. Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và phổ biến rộng rãi, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ : Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc ; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũng là chăn. Theo em, tại sao nhà thơ lại không sửa nữa ? 
2. Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. 
3. Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau : 
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) 
4. Em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn trong lớp nghe về hình ảnh một người thầy giáo (cô giáo) đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất. 
 Bài 24 
1) Trắc nghiệm 
1. Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào? 
A. Thể thơ tự do 
B. Thể thơ bốn chữ 
C. Thể thơ tám chữ 
D. Thể thơ lục bát 
2. Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm? 
 A. Loắt choắt 
 B. Xinh xinh 
 C. Thoăn thoắt 
 D. Nghênh nghênh 
3. Trong bài thơ Lượm có những phương thức biểu đạt nào? 
 A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự 
 B. Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm 
 C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh 
 D. Thuyết minh, tự sự, biểu cảm 
4. Khổ thơ: 
“Cháu nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng”, 
gợi cho người đọc ấn tượng nào về Lượm? 
A. Một người con yêu mến, quyến luyến mảnh đất quê hương 
B. Một người chiến sĩ đã hi sinh thanh thản, nhẹ nhàng 
C. Một linh hồn trẻ thơ về trời hồn nhiên, nhẹ nhõm 
D. Cả ba ý trên 
5. Vì sao sau khi đau xót kêu lên: “Lượm ơi, còn không?”, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người 
B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm 
 C. Nhắc mọi người hãy đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi 
 D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa 
6. Trong đoạn thơ: 
“Mưa 
Mưa 
Ù ù như xay lúa 
Lộp bộp 
Lộp bộp 
Rơi 
Rơi”, 
(Trần Đăng Khoa) 
 tác giả sử dụng mấy phép tu từ? 
 A. một 
 B. hai 
 C. ba 
 D. bốn 
7. Đoạn thơ trên có các từ láy nào? 
 A. mưa mưa, ù ù, lộp bộp lộp bộp, rơi rơi 
 B. mưa mưa, ù ù, lộp bộp, rơi rơi 
 C. ù ù, lộp bộp 
 D. lộp bộp 
8. Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa không thể hiện nội dung nào dưới đây? 
A. Cây cối và loài vật khẩn trương, cuống quýt trước cơn mưa 
B. Mọi vật thoải mái, hả hê trong cơn mưa 
C. Cảnh vật như bừng lên, tươi sáng hơn sau cơn mưa 
D. Con người lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội 
9. Kiểu hoán dụ nào được dùng trong câu thơ thứ hai? “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ - Bắp chân đầu gối vẫn săn gân” 
(Tố Hữu) 
 A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể 
 B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
 C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 
 D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 
10. Trong các câu ca dao sau, câu ca dao nào có sử dụng phép tu từ hoán dụ? 
A. Qua đình ngả nón trông đình 
 Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. 
B. Cầu này cầu ái cầu ân 
 Một trăm con gái rửa chân cầu này. 
C. Hỡi cô tát nước bên đàng 
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? 
 D. Thuyền về có nhớ bến chăng? 
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
2) Tự luận 
1. Mỗi đại từ nhân xưng tác giả dùng để gọi Lượm biểu thị một ý nghĩa. Em hãy ghi tóm tắt ý nghĩa của mỗi cách gọi: 
 - “Chú bé”: . 
 - “Cháu”: 
 - “Lượm” 
- “Chú đồng chí nhỏ”: 
2. Một học sinh chép lại theo trí nhớ khổ thơ sau từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Em hãy phát hiện lỗi sai trong việc bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được lỗi ấy? 
Cháu cười híp mắt 
Má đỏ bồ quân 
Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần 
3. Chỉ ra vần chân, vần lưng trong đoạn thơ sau: 
“Mây lưng chừng hàng 
Về ngang lưng núi 
Hàng cây nghiêm trang 
Mơ màng theo bụi” (Xuân Diệu) 
4. Phân tích giá trị biểu hiện và sắc thái tu từ của hình ảnh hoán dụ sau: 
 “Mồ hôi mà đổ xuống đồng 
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” 
5. Sáng tác một bài thơ bốn chữ (khoảng 16 - 24 câu) về đề tài Trường lớp. 
PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 
Bài 23 
1) Trắc nghiệm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8.1 8.2 
Đáp án A B D C C D D B A 
2) Tự luận 
1. Câu thứ nhất : Mái lều tranh xơ xác. Câu thơ định sửa thành: Lều tranh sương phủ bạc. 
Mái lều tranh xơ xác Lều tranh sương phủ bạc 
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một căn lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung một nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầusương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hi sinh của chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Câu thơ gợi sự tròn trịa, đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ “lạc điệu” nếu đặt trong toàn 
mạch bài thơ. 
- Âm hưởng câu thơ giản dị, chân thực, tự nhiên, phù hợp với âm hưởng hát giặm quán xuyến trong toàn bộ bài thơ. 
- Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. 
- Phù hợp với quy luật tự nhiên : đã có mưa thì không có sương. 
- Không hợp quy luật tự nhiên : Vì “trời mưa lâm thâm” nên không thể có “sương phủ bạc”. Tương tự, câu thơ Manh áo phủ làm chăn so với câu thơ định sửa Manh áo cũng là chăn gợi tả và gợi cảm hơn nhờ từ phủ. Từ phủ gợi hình dáng, gợi tư thế nằm của những người dân công. Câu thơ vì thế “đằm” hơn, “sâu” hơn. 
2. Làm rõ hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ : 
Hướng cảm nhận : Hình ảnh Bác hiện lên thông qua cách nhìn, thái độ của anh đội viên. Trong bài thơ, Bác vừa lớn lao vĩ đại vừa gần gũi thân thiết. 
- Bác thương những chiến sĩ đang phải chịu rét mướt, gió sương trong một đêm cụ thể : “đêm nay”. Bác đốt lửa, đi dém chăn cho từng người. 
- Bác thương biết bao đoàn dân công đang phải chịu vất vả, gian khổ ngoài rừng mưa, giá lạnh. 
- Với tư cách là vị Tổng Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang nhân dân, tình thương như một người cha ở Bác gắn bó mật thiết với nỗi niềm đau đáu lo lắng cho công cuộc kháng chiến, cho vận mệnh của đất nước, dân tộc. 
3. - Xác định phép tu từ ẩn dụ : Mặt trời của mẹ 
Ở đây, em bé được so sánh ngầm với hình ảnh mặt trời. 
- Tác dụng : Trong hai câu thơ này có hai hình ảnh mặt trời. “Mặt trời của bắp” là mặt trời thực. “Mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ. Nếu như “mặt trời” thực cung cấp năng lượng cần thiết cho “bắp” nói riêng, cho muôn vàn cây trái nói chung, cho sự sống trên trái đất thì “mặt trời” – em bé – đứa con bé nhỏ của mẹ chính là niềm tin, niềm hi vọng, là động lực, sức mạnh để mẹ vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Có thể nói, với biện pháp tu từ ẩn dụ, người đọc hiểu hơn về tình yêu thương vô bờ của người mẹ Tà-ôi dành cho đứa con bé bỏng của mình. 
4. Cần xác định, yêu cầu của đề là Luyện nói về văn miêu tả. Vì vậy, ngoài việc phải huy động các kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý, nên chú ý hơn đến kỹ năng trình bày, khả năng diễn đạt trước tập thể. 
Mở bài : Giới thiệu người được tả : một thầy giáo (cô giáo) đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. 
Thân bài : Miêu tả chi tiết 
- Hình dáng 
- Cử chỉ 
- Hành động 
- Lời nói 
. 
Lưu ý : Quá trình miêu tả nên gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí (ví dụ : một lần mắc lỗi nhưng thầy (cô) đã không trách mắng, quở phạt ; một lần do hiểu lầm nên đã làm tổn thương thầy (cô), Tất cả đã để lại cho bản thân niềm ân hận sâu sắc và sự kính phục vô bờ của mình đối với thầy (cô). 
Kết bài 
Suy nghĩ về hình ảnh người thầy giáo (cô giáo). Có thể nhắc lại lời hứa ngày nào của mình : đã thực hiện lời hứa ấy đến đâu ? Và tiếp tục như thế nào ? 
Bài 24 
1) Trắc nghiệm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp án B B A D A B C C D B 
2) Tự luận 
1. - “Chú bé”: cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết. 
 - “Cháu”: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ. - “Lượm”: dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán). 
- “Chú đồng chí nhỏ”: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi. 
2. - Xem xét cách gieo vần trong khổ thơ: vần chân, gián cách 
 - Gieo vần: mắt - chí không hợp lí 
 - Tố Hữu viết: híp mí - đồng chí 
3. - Vần chân: hàng - trang, núi - bụi 
 - Vần lưng: hàng - ngang, trang - màng 
4. - Hình ảnh hoán dụ là “Mồ hôi”. Dùng “Mồ hôi” để chỉ sự lao động vất vả . Đổ mồ hôi: bỏ ra nhiều công sức lao động. 
 - Công việc lao động luôn vất vả, nhọc nhằn. Lao động vất vả sẽ được đền bù bằng thành quả xứng đáng. 
 - Đề cao công sức lao động và ca ngợi những thành quả tốt đẹp của lao động. 
5. - Bài thơ có thể kể chuyện về thầy cô, bạn bè hoặc miêu tả cảnh quan trường học. 
 - Chú ý gieo vần hợp lí (với tất cả các kiểu vần: vần chân, vần lưng; vần liền, vần cách) 
 - Nên chia 4 câu thơ thành một khổ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA NGU VAN 6 MOI.doc