Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Trường THCS Đông Nam

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Trường THCS Đông Nam

Tiết 1 CHỦ ĐỀ 1: VĂN TỰ SỰ

Mục tiêu

 Giúp hs ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản về văn bản và các phương thức biểu đạt

 Nắm được đặc điểm của một số kiểu văn bản và các phươg thức biểu đạt

Tiến trình lên lớp

* Tổ chức: Lớp 6

* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ

* Bài mới

 

doc 77 trang Người đăng thu10 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Trường THCS Đông Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1
 Ngày soạn:15/8/2009
 Ngày dạy: 17 /8/2009
Tiết 1 chủ đề 1: văn tự sự
Mục tiêu
 Giúp hs ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản về văn bản và các phương thức biểu đạt
 Nắm được đặc điểm của một số kiểu văn bản và các phươg thức biểu đạt
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
* Bài mới
 ? HS nhắc lại : giao tiếp là gì?
 ? Giao tiếp có thể tiến hành bằng những phương tiện gì?
 HS trao đổi 3 phút, trình bày, hs khác nhận xét, G chốt
 ? Phương tiện giao tiếp nào là quan trọng nhất?
Người công an dùng những phương tiện nào để giao tiếp với người đi đường, người điều khiển các phương tiện giao thông trên đường phố?
Những người câm giao tiếp với nhau bằng phương tiện gì?
- G chép BT lên bảng phụ, hs đọc, nêu yêu cầu, thảo luận 5 phút, trình bày, nhận xét, G chốt
? Từ đó em có kết luận gì về các phương tiện giao tiếp?
 Hãy nêu vài tình huống giao thông trên đường chứng tỏ rằng các phương tiện khác khó có thể thay thế hoàn toàn phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
 HS thảo luận nhóm 3 phút, trình bày, nhận xét, G chốt
 - Một người điều khiển xe máy vượt qua đường, khi đèn đỏ đã bật. Trong tình huống ấy, người công an phải dùng chuỗi lời nói để giải quyết. Như vậy, giao tiềp ngôn ngữ vẫn là phương tiện ưu việt nhất
I. Lí thuyết
1. Giao tiếp
 - Là hđ cơ bản của con người, đó là tác động nhau với mục đích nhất định giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Song hđ giao tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người 
 - Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ dùng một vài từ, một lời nói mà thường dùng một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn bản
II. Luyện tập
 Bài 1:
A, Người công an có thể dùng hành động và tín hiệu: còi hoặc tín hiệu đèn
B, Người câm dùng động tác, cử chỉ của tay theo hệ thống thao tác cử chỉ qui ước đôi khi kèm theo biểu lộ nét mặt, ánh mắt để giao tiếp
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau
Bài 2
 Giao tiềp ngôn ngữ vẫn là phương tiện ưu việt nhất
 Củng cố
 ? Giao tiếp là gì?
 ? Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngưòi là gì?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm bài tập vào vở
 Giờ sau tiếp tục chủ đề
 ---------------------------&---------------------------
Tuần :2 Ngày soạn:20/8/2009
 Ngày dạy: 24 /8/2009
Tiết 2 chủ đề 1: văn tự sự ( Tiếp theo )
Mục tiêu
 Giúp hs tiếp tục ôn luyện, củng cố các kiến thức về văn bản và phương thức biểu đạt
 Nắm được đăc điểm của một số kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp với tình huống giao tiếp
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
* Bài mới
 ? Hãy kể tên các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản đó?
 ? Cho VD về từng kiểu văn bản?
 HS trao đổi 5 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung, G chốt 6 kiểu văn bản thường dùng trong cuộc sống
Cho các tình huống giao tiếp sau:
1. - Lớp em muốn xin phép BGH đi tham quan 1 danh lam thắng cảnh
2. - Tường thuật cuộc tham quan đó
 3.-Tả lại một cảnh ấn tượng trong buổỉ tham quan đó
 Hãy lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với từng tình huống trên 
 Viết đoạn văn ngắn tả một cảnh mà em thích trong danh lam thắng cảnh đó 
 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm5 phút, trả lời, nhận xét bổ sung ,G chốt
 HS viết bài trong thời gian 10 phút-> đọc-> HS khác nhận xét-> G bổ sung
I. Lí thuyết
2. Các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự sự nhằm trình bày diễn biên sự việc
VD: Văn bản “ Thánh Gióng”, “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
 - Văn bản miêu tả sử dụng phương thức miêu tả nhàm tái hiện đặc điểm, trạng thái của sự vật, con người
 VD: Bài văn miêu tả cánh đồng lúa, tả ngôi trường
- Văn bản biểu cảm sử dụng phương thức biểu cảm nhằm biểu hiện tình cảm cảm xúc
 VD: Thơ trữ tình( Mưa)
 - Văn bản thuyết minh sử dụng phương thức thuyết minh nhằm giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp..
 VD: Bài giới thiệu về di tích lịch sử Côn Sơn của hướng dẫn viên du lịch
 - Văn bản nghị luận sử dụng phương thức nghị luận nhằm bàn luận, đánh giá, nêu ý kiến nhận xét
 - Văn bản hành chính công vụ
II. Luyện tập
 Bài 1
1. Văn bản hành chính công vụ
2. Văn bản tự sự
3. Văn bản miêu tả 
Bài tập 2
 Củng cố
 ? Nhắc lại 6 kiểu văn bản thường gặp trong cuộc sống?
 ? Đặc điểm của từng kiểu văn bản đó?
 Hướng dẫn: Học bài
 	 Làm lại bài tập vào vở
 	 Chuẩn bị phần ý nghĩa của văn bản tự sự
 ---------------------------&---------------------------
 Ngày soạn28/8/2009
 Ngày dạy: 31 /8/2009
Tuần : 3
Tiết 3 chủ đề 1: văn tự sự ( Tiếp theo )
Mục tiêu
 Giúp hs nắm chắc hơn đặc điểm của văn bản tự sự
 Biết chỉ ra các đặc điểm của văn bản tự sự đó
 Rèn kĩ năng nhận diện văn bản tự sự
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: Hãy kể tên một số văn bản tự sự mà em biết?
* Bài mới
? Hãy nhắc lại khái niệm về văn bản?
 ? Lâý VD về văn bản mà em biết?
 - Bản báo cáo tổng kết và phương hướng năm học trong ĐH chi đội tuần qua, 1 lá thư, 1bài thơ, 1 câu chuyện
 ? Vì sao truyện “ con Rồng cháu tiên” có thể coi là 1 văn bản?
 HS trao đổi 3 phút, trình bày, nhận xét, G chốt
 - Truyện “ Con Rồng cháu tiên” có thể coi là một văn bản vì:
 + là 1 truyện kể tập trung vào chủ đề: giải thích, suy tôn nòi giống và ước nguyện đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ VN
 + Có sự hoàn chỉnh về nội dung( có mở đầu, diễn biến, kết thúc) và về hình thức( liên kết mạch lạc)
 + Sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp là tự sự
 ? Hãy lấy 1VD về 1 văn bản cụ thể và giải thích vì sao đó là văn bản?
 Moi nhóm thảo luận 1 văn bản thuộc 1 thể loại cụ thể. Thời gian 5 phút, trình bày, nhận xét
? Hãy nhắc lại: thế nào là tự sự?
 ? Vai trò , ý nghĩa của tự sự?
Đoạn văn sau có thuộc phương thức tự sự không? vì sao?
 1)“ Chỉ thấy một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường bên tróng trơn của tòa nhà cách đấy chừng sáu thước. Một dây thường xuân già, già lắm, rễ đã mục nát và sần sùi những mấu, leo lên đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt rụng hết lá của nó chỉ còn lại bộ xương cành gần như trơ trụi, bám vào những viên gạch vỡ nát”
 ( Chiếc lá cuối cùng- O. Hen- Ri)
 HS đọc đoạn văn, nêu yêu cầu đề, thảo luận 5 phút, trình bày , nhận xét, G chốt
1. Văn bản và đặc điểm của văn bản
 - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp
2.Đặc điểm, ý nghĩa của phương thức tự sự
 - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc.. thể hiện một ý nghĩa nào đó
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê
3. Bài tập
1)
 - Đoạn văn không thuộc phương thức tự sự vì đoạn van không có nhân vật, không có sự việc. đây là đoạn văn tái hiện khung cảnh nhỏ: một cái sân, bức tường cũ, dây thường xuân khi mùa đông đến. do đó đây là đoạn văn thuộc phương thức miêu tả
 Củng cố
 ? đặc điểm của văn tự sự? ý nghĩa của văn tự sự?
 ? Vai trò của tự sự trong đời sống?
 Hướng dẫn học bài
Xem lại các bài tập đã làm ở lớp
Giờ sau tiếp tục ôn tập về văn tự sự
 ---------------------------&---------------------------
 Ngày soạn :4/9/2009
 Ngày dạy : 7/9/2009
Tuần :4
 Tiết 4 chủ đề 1: văn tự sự ( Tiếp theo ) 
Mục tiêu
 Tiếp tục giúp hs nắm chắc các đặc điểm của văn tự sự 
 Biết lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích, tình huống giao tiếp
 Rèn kĩ năng tạo lập văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp 
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: Hãy kể tên các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt? Mỗi kiểu văn bản hãy cho 1 ví dụ? 
* Bài mới
 HS đọc đoạn văn GV chép trên bảng phụ:
 2 )“ Trong ngày 5/9/2000, cùng 630 00 hs Hà Nội, hơn 1000 hs trường THPT Việt Đức đã phấn khởi khai giảng năm học mới. Thầy và trò vinh dự đón các vị lãnh đạo nhà nước và thành phố đến dự. Thầy hiệu trưởng đã nêu những thành tích của nhà trường năm học vừa qua và nêu nhiệm vụ năm học mới. Dại diện hs lên hứa quyết tâm học tốt theo lời Bác Hồ dạy. Buổi lễ khai giảng kết thúc bằng hồi trống vào học”
 Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? Mục đích giao tiếp?
HS đọc đoạn văn:
 3) Công ti Vĩnh Sinh: SốđườngThành phố
 - Chuyên sửa chữa các loại xe du lịch đời mới và tải nhẹ
 - Chi phí thấp, hóa đơn VAT
 Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 Mục đích giao tiếp?
4 .HS đọc các tình huống trên bảng phụ:
 a. Lớp em muốn xin phép nhà trường đi tham quan ở Vịnh Hạ Long
 b. Kể lại cuộc tham quan đó
 c Giới thiệu về thắng cảnh Vịnh Hạ Long
 d. Tả lại một cảnh độc đáo mà em thích
 Hãy lựa chọn phương thữc biểu đạt phù hợp với từng tình huống đó?
 HD thảo luận 2 phút, trả lời, nhận xét, G chốt
 5 .Văn bản “ Bánh chưng, bánh giày có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
 HS thảo luận nhóm 3 phút, trả lời ,
 nhận xét,
 Gv chốt
3. Bài tập( tiếp)
2, Đoạn văn 2 :
 - Phương thức tự sự
 - Mục đích : Kể diễn biến sự việc
3), Đoạn văn 3 :
 Phương thức biểu đạt: thuyết minh
 Mục đích: Quảng cáo, giới thiệu công ti
4, Các tình huống 
a. Phương thức hành chính công vụ
 b. Phương thức tự sự 
 c Phương thức thuyết minh
 d. Phương thức miêu tả
5. Văn bản bánh chưng ,bánh giầy
- Đó là văn bản tự sự vì: nó mang đặc điểm của 1 văn bản tự sự: trình bày 1 chuỗi sự việc, sự việc này nối sự việc kia cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa
 Chuỗi sự việc thể hiện: 
 + Vua Hùng chọn người nối ngôi
 + Vua ra điều kiện nối ngôi
 + Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, Lang Liêu được thần mách lấy gạo làm bánh
 + Vua Hùng chọn lễ vật của lang Liêu
 + Từ đó có tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy
=> ý nghĩa: -giải thích tục lệ gói bánh chưng , bánh giầy ngày Tết
 -Đề cao nghề nông
 - Ca ngợi công lao của các vua Hùng
Củng cố
 HS Nhắc lại các nội dung đã ôn tập
 Hướng dẫn: Học bài
 - Xem lại các bài tập 
 -Nắm chắc phương thức tự sự , đặc điểm phương thức tự sự
 - Sưu tầm các kiểu văn bản
 ---------------------------&---------------------------
 Ngày soạn:10/9/2009
 Ngày dạy :14/9/2009
Tuần 5
	 Tiết 5 chủ đề 1: văn tự sự ( Tiếp theo )
Mục tiêu
 Tiép tục giúp hs nắm chắc đặc điểm của một văn bản tự sự
 Biết cách làm một bài văn tự sự
 Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Văn bản “ Sự tích Hồ Gươm có phải là văn bản tự sự không? Vì sao? 
* Bài mới
 Gv đưa một số đề lên bảng phụ, hs quan sát, đọc:
 Đề 1: Hãy kể chuyện “Thánh Gióng bằng lời văn của em”
 Đề 2: Hãy tường thu ... 
c. Kể chuyện đời thường.
d. Kể chuyện tưởng tượng.
2. Bài tập
Bài 1: Trong các đề sau, mỗi đề thuộc dạng bài tự sự nào?
 Đề 1: Kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo ngôi kể thứ nhất .
Đề 2: Vì một lần nói dối, em bị biến thành con cún. Hãy kể lại tâm trạng của em trong những ngày sống giữa thế giới loài vật.
Đề 3: Kể về một người mà em yêu quí nhất.
Đề 4: Viết tiếp phần kết cho truyện “ Cây bút thần” 
Đề 1: Kể chuyện dựa trên một cốt truyện có sẵn.
Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng.
Đề 3: Kể chuyện đời thường.
Đề 4: Kể chuyện sáng tạo.
Bài 2: Làm dàn ý cho đề 1.
Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
_ Ngôi kể thứ nhất.
Lời kể của nhân vật trong truyện.
Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu nhân vật hoặc sự việc khởi đầu.
Thân bài: Các sự việc kể về cuộc cầu hôn và cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Kết bài: Kết thúc truyện 
Hướng dẫn
 Viết thành văn bài tập trên.
 Chuẩn bị phần kể chuyện tưởng tượng.
************************
Tiết 26: Ôn tập các chủ đề đã học
Mục tiêu
 Tiếp tục giúp hs củng cố lại các bước làm bài văn tự sự
 Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự. 
 Rèn ý thức tự giác làm bài.
 Tiến trình bài dạy
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Nhắc lại các chủ đề đã học trong học kì I?
 Bài mới
 ? Nêu các bước làm bài văn tự sự?
? Xác định thể loại, nội dung đề?
? Với đề bài này, em cần thể hiện ý nghĩa nào của câu chuyện?
? Nêu những ý mà em định kể?
? Lập dàn ý cho đề bài?
HS HĐ theo nhóm, thời gian 7 phút, trình bày, nhận xét, G chốt trên bảng phụ.
HS viết phần mở bài theo nhóm, thời gian 5 phút, hs đọc trước lớp, nhận xét.
1. Các bước làm bài văn tự sự
Tìm hiểu đề
Tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài
Đọc và sửa bài
2. Bài tập
 Đề bài: Kể về một người mà em yêu quí nhất.
Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn tự sự- kể chuyện đời thường.
- Nội dung: Kể về người mà em yêu quí.
2. Tìm ý:
- Giới thiệu người mà mình định kể.
- Kể về sở thích của người đó.
- Kể về tình cảm, mối quan hệ của người đó với những người thân. 
- Tình cảm , cảm xúc của mình với người đó.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài; Giới thiệu người mà mình định kể
b. Thân bài:
 - Sở thích của người đó
+ ý nghĩ
+ Việc làm
+ Lời nói
- Tình cảm , quan hệ của người đó với những người xung quanh.
c. Kết bài:
Tình cảm, cảm xúc với người đó.
4. Viết bài
Hướng dẫn
 Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 Xem lại phần Tiếng Việt đã ôn.
 Ngày 8 tháng 12 năm 2008
Tuần 17
Tiết 27 Ôn tập các chủ đề đã học
Mục tiêu
 Giúp hs hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong chủ đề 2.
 Rèn kĩ năng làm bài tập. 
 Tiến trình bài dạy
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Nhắc lại các chủ đề đã học trong học kì I?
 Bài mới
? Từ là gì?
? Từ chia thành mấy loại? Nêu đặc điểm từng loại?
? Từ Tiếng Việt chia thành mấy lớp?
? Từ mượn là gì? Có những nguồn vay mượn nào?
? Nghĩa của từ là gì? 
? Có mấy cách giải nghĩa từ?
? Hãy giải nghĩa từ: bút và cho biết đã giải nghĩa theo cách nào?
HS làm nhanh , trình bày, nhận xét G chốt.
HS trình bày cách giải nghĩa, hs khác nhận xét độ chính xác ttrong cách giải nghĩa.
HS chơi trò chơi tiếp sức:
Chia lớp thành 2 đội chơi, trong thời gian 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng-> chiến thắng.
HS làm nhanh, trình bày, nhận xét.
Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
– Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu.
- Từ chia thành 2 loại lớn: Từ đơn và từ phức
Từ phức gồm từ ghép và từ láy.
Từ mượn
Là từ mượn của ngôn ngữ khác
Các nguồn vay mượn: Hán, Anh, Pháp,..
Nghĩa của từ
Là nội dung mà từ biểu thị.
Có 2 cách giải nghĩa từ: Miêu tả sự vật mà từ biểu thị, dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Bài tập
a.Cho tập hợp từ sau: bút chì, ti vi, bàn, quần áo, máy khâu, ô tô, tay, máy tính, in tơ nét, sách giáo khoa, 
Hãy sắp xếp các từ trên vào bảng phân loại.
Từ đơn: ti vi, bàn, ô tô, tay, in tơ nét.
Từ phức: bút chì, quần áo, máy khâu, máy tính, sách giáo khoa.
b. Giải nghĩa các từ sau và cho biết đã giải nghĩa từ đó theo cách nào?
vở, thước, chạy, buồn, vội vã.
c. Tìm các từ mượn chỉ các vật dụng trong gia đình em.
d. Tìm các từ mượn trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và cho biết đã mượn từ gốc nào?
Hướng dẫn
 Làm lại các bài tập về từ và nghĩa của từ trong sgk
 Xem trước phần từ loại đã học.
Tiết 28 Ôn tập các chủ đề đã học
Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn hs hệ thống lại những nội dung đã học trong phần tự chọn.
 Rèn kĩ năng làm bài tập Tiếng Việt.
Tiến trình bài dạy
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Kết hợp trong khi ôn.
 Bài mới
? DT là gì?
? DT có thể kết hợp với những từ loại nào?
? DT giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
? DT từ phân loại như thế nào?
? Số từ là gì/ Cho VD?
? Nêu khả năng kết hợp của số từ?
? Số từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
? Số từ chia thành những loại nào?
? Lượng từ là gì?
? Lượng từ có khả năng kết hợp như thế nào và giữ những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
HS HĐ theo nhóm, trình bày, nhận xét.
HS viết trong thời gian 10 phút, đọc trước lớp, HS khác nhận xét về nội dung, diễn đạt, xác định từ loại.
1. Các từ loại đã học
a. Danh từ
- Khái niệm
 DT là từ chỉ người, vật, sự vật hay hiện tượng.
VD: sách , vở, quần , áo, nắng, mưa
- Khả năng kết hợp: DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ: này, nọ, kia, ấy ở phía sau để tạo thành cụm dt.
- Chức vụ ngữ pháp: DT có thể làm CN hoặc VN trong câu.
- Các loại DT: 
+ DT chỉ sự vật: DT chung, DT riêng.
+ DT chỉ đơn vị: DT chỉ đơn vị tự nhiên, DT chỉ đơn vị qui ước.
b. Số từ
- Khái niệm: Là từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự.
VD: một, hai, ba, bốn
- Khả năng kết hợp: Có thể kết hợp với DT 
- Chức vụ ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT
- Các loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự.
c. Lượng từ
- Là từ chỉ lượng ít hay nhiểu của sự vật.
VD: vài, mọi, mỗi,.
- Kết hợp với DT 
- Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể và lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.
 Bài tập
Tìm DT, số từ, lượng từ trong truyện “ ếch ngồi đáy giếng”
Viết đoạn văn có sử dụng các từ loại trên và chỉ ra mỗi từ loại trong đoạn văn đó.
Củng cố: G nhắc lại những kiến thức cơ bản về các từ loại đã học
Hướng dẫn
 Học bài
 Tiếp tục ôn những phần còn lại.
 Ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tuần 18
Tiết 29 Ôn tập các chủ đề đã học
Mục tiêu
 Tiếp tục giúp hs ôn tập những nội dung Tiếng Việt đã học trong phần tự chọn.
 Tích hợp với những văn bản đã học.
Tiến trình bài dạy
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Kết hợp trong khi ôn.
 Bài mới
? Chỉ từ là gì? Cho VD?
? Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ?
? ĐT là gì? Cho VD?
? Nêu khả năng kết hợp và hoạt động ngữ pháp của ĐT?
? Vẽ sơ đồ các loại ĐT?
? TT là gì? Cho VD?
So sánh khả năng kết hợp của TT svới ĐT?
? TT giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
HS là theo nhóm, trình bày, nhận xét, G chốt.
HS viết đoạn văn trong 7 phút, trình bày, hs khác nhận xét về các mặt: Nội dung, diễn đạt, sử dụng và xác định ĐT, TT.
1.Chỉ từ
- Khái niệm: Chỉ từ là từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
- Khả năng kết hợp: Kết hợp với dt.
- Chức vụ ngữ pháp: + Làm phụ ngữ cho dt trong cụm dt
 + Làm chủ ngữ trong câu.
2. Động từ
- Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật .
- Kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, chưa, chẳng
- Làm vị ngữ trong câu. Cũng có khi làm chủ ngữ.
- Các loại: + ĐT chỉ tình thái
 + ĐT chỉ hành động, trạng thái
3. Tính từ 
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật hay hoạt động, trạng thái của người, vật.
- Kết hợp với: đã, đang sẽ, chưa, chắng và các từ chỉ mức độ: rất quá, lắm
- Chức vụ ngữ pháp: Làm vị ngữ trong câu. cũng có khi làm chủ ngữ trong câu.
 Bài tập
1.Tìm động từ, tính từ trong đoạn văn sau: 
 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp xuống y như có người vừa lia qua một nhát dao.
Các ĐT là: ăn uống, làm việc, trở thành, muốn, co cẳng, đạp, gãy, lia.
Các TT là: điều độ, chừng mực, cường tráng, cứng, nhọn, phanh phách, 
2. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu trong đó có sử dụng ĐT, TT và gạch chân dưới các ĐT, TT đó.
Củng cố: G nhắc lại những kiến thức cơ bản về các từ loại đã học
Hướng dẫn
 Làm lại các bài tập về ĐT,TT trong sgk
 Xem lại phần cụm từ.
********************
Tiết 30 Ôn tập các chủ đề đã học
Mục tiêu
 Hướng dẫn HS hệ thống lại những kiến thức đã học về phần cụm từ trong phần ngữ văn.
 Tích hợp với văn bản “ Con hổ có nghĩa”.
Tiến trình bài dạy
 Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Kết hợp trong khi ôn.
 Bài mới
? Cụm DT là gì? cho VD? 
? Nêu khả năng hoạt động và cấu tạo của cụm DT?
? Cụm DT là gì? cho VD?
? Nêu khả năng hoạt động và cấu tạo cảu cụm ĐT? 
? Cụm TT là gì? cho VD?
? Cấu tạo?
HS làm BT theo nhóm, trình bày , nhận xét, G chốt.
HS viết đọn văn, đọc, nhận xét, G cho điểm.
1. Cụm danh từ
- Là tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ hơn DT 
- Cụm DT hoạt động ngữ pháp trong câu giống như DT.
- Cụm DT có cấu tạo gồm 3 phần
2. Cụm ĐT 
 - Là tổ hợp do ĐT và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm ĐT ý nghĩa đầy đủ hơn ĐT nhưng hoạt động ngữ pháp trong câu giống như ĐT.
- Cụm ĐT có cấu tạo 3 phần.
3. Cụm tính từ
- Là tổ hợp từ do TT và những từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.
- Cấu tạo gồm 3 phần.
 Bài tập
Tìm cụm DT, cụm ĐT, cụm TT trong đoạn1 của văn bản “ Con hổ có nghĩa”
- Cụm DT: người huyện Đông Triều, một đêm nọ, một chân, một con hổ cái, bụng hổ cái, một cục bạc, một tiếng, mười lạng, năm ấy, số bạc ấy.
- Cụm ĐT: nghe tiếng gõ cửa, chẳng thấy ai, lao tới, cõng bà đi, sợ đến chết khiếp, thấy hổ, ôm lấy bà, chạy như bay, gặp bụi rậm, chạy vào rừng sâu, thả bà xuống, đang lăn lộn, cào đất, định ăn thịt mình, không dám nhúc nhích, cầm tay bà, nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt, nhìn kĩ bụng hổ cái, mang theo trong túi, đẻ được, nằm phục xuống, mệt mỏi lắm, quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục bạc, ra khỏi rừng, quay về, cúi đầu, vẫy đuôi, gầm lên một tiếng, cân bạc, sống qua được.
- Cụm tính từ: rừng sâu, 
2. Viết đoạn văn có sử dụng cụm DT, cụm ĐT, cụm TT và gạch chân dưới các cụm từ đó.
Củng cố
 Đã học những từ loại các cụm từ loại nào?
Hướng dẫn
 Ôn lại kiến thức về từ loại, cụm từ loại.
 Xếp các cụm từ đã tìm được vào bảng cấu tạo.
 Ngày 22 tháng 12 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON 6.doc