Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Một hướng truyền đạt kiến thức cơ bản "Những hằng đẳng thức đáng nhớ" cho học sinh - Đoàn Tấn Quỳnh

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Một hướng truyền đạt kiến thức cơ bản "Những hằng đẳng thức đáng nhớ" cho học sinh - Đoàn Tấn Quỳnh

I/ Đặt vấn đề:

 Trong quá trình giảng dạy môn toán ở trướng THCS, truyền thụ những kiến thức cơ bản cho HS là một việc cần thiết, một khâu quan trọng nhất vì kiến thức cơ bản là nền móng;nếu không có kiến thức cơ bản thì HS không thể lĩnh hội những tri thức mới.Khi giảng dạy; điều đáng sợ nhất đối với giáo viên là gặp phải những HS: “Mất kiến thức cơ bản”

 Chương trình toán THCS có nhiều kiến thức cơ bản ở các môn: Số học, hình học, đại số.

 Môn đại số lớp 8 có nhiều kiến thức cơ bản.Trong đó: “Những hằng đẵng thức đáng nhớ” làkiến thức cơ bản buộc HS luôn ghi nhớ, nắm chắc bản chất công thức. Nghĩa là, không chỉ thuộc công thức mà phải biết vận dụng tốt các công thức, nhận ra hằng đẵng thức trong các bài toán.

 Nhưng thực tế hiện nay ở trường THCS, phần nhiều HS lớp 8 kể cả lớp 9 không nắm được các hằng đẵng thức, hay nếu có thuộc công thức lại không biết vận dụng công thức trong các bài tập.

 Như thế, khi truyền thụ những kiến thức cơ bản “Những hằng đẵng thức đáng nhớ” làm thế nào để khắc sâu kiến thức cơ bản đó cho HS ?

II/ Một hướng truyền đạt kiến thức cơ bản “Những hằng đẵng thức đáng nhớ”cho HS:

1.Những yêu cầu cần đạt được khi dạy:

· HS phải nắm chắc kiến thức này. Nắm chắc các công thức, phải nhận ra dạng hằng đẳng thứctrong các bài toán dù nó ở bất kì dạng nào, trong trường hợp nào.

 Ví dụ: ( 2x2 y + 1/5xy2 )2 (Hằng đẳng thức bình phương của một tổng)

 (-3x + 7y )2 (Bình phương một tổng)

 ( x + 2/3y ) ( 2/3y - x) (Hiệu hai bình phương)

 4x2 - 1 . (Hiệu hai bình phương)

· Biết vận dụng tốt công thức theo chiều xuôi và ngược, dù thay đổi thứ tự, vị trí các số hạng.

 Ví dụ: ( 2x2 y + 1/3xy2 )2

 ( 3/5y - 3/2x ) ( 3/2x + 3/5y )

 722 + 144.28 + 282

2.Phương pháp giảng dạy:

 a/Phương pháp:

 Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm ra công thức; chứng minh công thức để thấy rõ tính đúng đắn cuả công thức.

 Bước 2: (Luyện tập)

 Xây dựng các bài tập từ dễ đến khó, bài tập trước là cơ sở gợi ý cho bài tập sau. Nhằm tạo điều kiện cho HS nhớ công thức và khắc sâu công thức theo chiều tư duy thuận.

 Bước 3: (Luyện tập)

 Hướng dẫn HS vận dụng công thức theo chiều ngược bằng các bài tập.

 Bước 4: Cho HS áp dụng công thức để tính nhanh một số phép tính giúp HS thấy được lợi ích cuả công thức trên.

 b/ Cụ thể :

 Dưới dây là phần trình bày cách truyền thụ và khắc sâukiến thức khi dạy hằng đẵng thức:

 (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 (bình phương của một tổng)

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Một hướng truyền đạt kiến thức cơ bản "Những hằng đẳng thức đáng nhớ" cho học sinh - Đoàn Tấn Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT HƯỚNG TRUYỀN ĐẠT KIẾN THỨC CƠ BẢN
“NHỮNG HẰNG ĐẴNG THỨC ĐÁNG NHỚ”
CHO HỌC SINH
I/ Đặt vấn đề:
	Trong quá trình giảng dạy môn toán ở trướng THCS, truyền thụ những kiến thức cơ bản cho HS là một việc cần thiết, một khâu quan trọng nhất vì kiến thức cơ bản là nền móng;nếu không có kiến thức cơ bản thì HS không thể lĩnh hội những tri thức mới.Khi giảng dạy; điều đáng sợ nhất đối với giáo viên là gặp phải những HS: “Mất kiến thức cơ bản”
 Chương trình toán THCS có nhiều kiến thức cơ bản ở các môn: Số học, hình học, đại số.
	Môn đại số lớp 8 có nhiều kiến thức cơ bản.Trong đó: “Những hằng đẵng thức đáng nhớ” làkiến thức cơ bản buộc HS luôn ghi nhớ, nắm chắc bản chất công thức. Nghĩa là, không chỉ thuộc công thức mà phải biết vận dụng tốt các công thức, nhận ra hằng đẵng thức trong các bài toán.
	Nhưng thực tế hiện nay ở trường THCS, phần nhiều HS lớp 8 kể cả lớp 9 không nắm được các hằng đẵng thức, hay nếu có thuộc công thức lại không biết vận dụng công thức trong các bài tập.
	Như thế, khi truyền thụ những kiến thức cơ bản “Những hằng đẵng thức đáng nhớ” làm thế nào để khắc sâu kiến thức cơ bản đó cho HS ?
II/ Một hướng truyền đạt kiến thức cơ bản “Những hằng đẵng thức đáng nhớ”cho HS:
1.Những yêu cầu cần đạt được khi dạy:
HS phải nắm chắc kiến thức này. Nắm chắc các công thức, phải nhận ra dạng hằng đẳng thứctrong các bài toán dù nó ở bất kì dạng nào, trong trường hợp nào.
	Ví dụ:	( 2x2 y + 1/5xy2 )2	(Hằng đẳng thức bình phương của một tổng)
	(-3x + 7y )2 	(Bình phương một tổng)
	( x + 2/3y ) ( 2/3y - x)	(Hiệu hai bình phương)
	4x2 - 1 ... 	 (Hiệu hai bình phương)
Biết vận dụng tốt công thức theo chiều xuôi và ngược, dù thay đổi thứ tự, vị trí các số hạng. 
	Ví dụ:	( 2x2 y + 1/3xy2 )2
	( 3/5y - 3/2x ) ( 3/2x + 3/5y )
	722 + 144.28 + 282
2.Phương pháp giảng dạy:
	a/Phương pháp:
	Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm ra công thức; chứng minh công thức để thấy rõ tính đúng đắn cuả công thức.
	Bước 2: (Luyện tập)
	Xây dựng các bài tập từ dễ đến khó, bài tập trước là cơ sởø gợi ý cho bài tập sau. Nhằm tạo điều kiện cho HS nhớ công thức và khắc sâu công thức theo chiều tư duy thuận.
	Bước 3: (Luyện tập)
	Hướng dẫn HS vận dụng công thức theo chiều ngược bằng các bài tập.
	Bước 4: Cho HS áp dụng công thức để tính nhanh một số phép tính giúp HS thấy được lợi ích cuả công thức trên.
	b/ Cụ thể :
	Dưới dây là phần trình bày cách truyền thụ và khắc sâukiến thức khi dạy hằng đẵng thức:
	(a + b)2 = a2 + 2ab + b2 (bình phương của một tổng)
	Bước 1: Hướng dẫn HS tìm ra công thức, chứng minh công thức:
GV: Nêu biểu thức:( a + b )2 và yêu cầu khai triển để rút ra công thức
	(a + b)2 = (a+b) (a+b) = a2 + ab + ab + b2 = a2 + 2ab + b2
	Bước 2:(luyện tập)
	Tạo điều kiện cho HS nhớ công thức và khắc sâu công thức theo chiều tư duy thuận. GV ra bài tập từ dễ đến khó, bài tập trước là cơ sởø gợi ý cho bài tập sau.
	a/ Ví dụ : Aùp dụng hằng đẵng thức, hãy khai triển các biểu thức sau:
	( 2x + 3y )2 	
	[ ( x + y )2 + 2 ]2
	Sau khi HS làm bài tập này các em sẽ nắm được bản chất của công thức.
	Để giúp HS hiểu công thức sâu hơn, nắm công thức dưới dạng tổng quát hơn có thể cho HS làm bài tập sau:
	b/ Bài tập: Aùp dụng hằng đẵng thức, hãy khai triển các biểu thức sau:
	[ ( a + b ) + c ]2 .
	[ ( a + b ) + c ]2 = ( a + b )2 + 2 ( a + b ) c + c2 = a2+ 2ab + b2 + 2ac + 2bc + c2
	 = a2 + b2 + c2 + 2ab+ 2bc + 2ac
	Từ đó hình thành công thức tồng quát:
	( a + b + c )2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac
	Bước 3:(luyện tập)
	Hướng dẫn HS vận dụng công thức theo chiều ngược lại bằng các bài tập.
	Ví dụ: Viết các biểu thức dưới bình phương của một tổng:
	x2 + 6x + 9
	y2 + xy + 1/4x2
	Bước 4: Để thấy được lợi ích của công thức trên, cho HS tính nhanh các phép toán sau: 	 312 + 2.31.69 + 692 
	19952 + 25 + 10.1995
	* Khi dạy các hằng đẵng thức còn lại có thể đi theo hướng trên.
III/ Kết luận:
Truyền thụ và khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS là việc cần thiết.trong quá trình giảng dạy có nhiều cách thức, phương pháp;nhưng việc tìm ra phương pháp, làm thế nào để HS tiếp thu bài tốt, vận dụng tốt các kiến thức vào bái tập đó là vấn đề quan trọng và đòi hỏi mỗi GV phải có phương pháp thích hợp.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: “phát huy tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh”. Nhiệm vụ của GV là tổ chức cho HS tìm kiếm kiến thức cơ bản nhất của tiết học với các công việc cụ thể sau:
	- Đưa ra câu hỏi, bài tập nhằm định hướng hoạt động học tập của HS.
	- Khéo gợi y ùcủa GV để HS tích cực trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Phần trình bày trên là những đóng góp: “Một hướng truyền thụ kiến thức cơ bản: “những hằng đẵng thức đáng nhớ” cho HS”. Với các bước làm trên đã tạo ra tình huống dẫn dắt HS tự học là chính. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi đỏi sự chuẩn bị tốt của GV về nội dung và phương pháp. Những đóng góp trên đây là một hướng truyền thụ kiến thức cơ bản cho HS, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học.	Bà Rịa, ngày 06 tháng 12 năm 1999.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot huong truyen thu kien thu 7 HDTDN cho HS.doc