A.Mục tiêu: Giup học sinh nắm vững một số kiến thức về từ đã học
- Biết cấu tạo từ Tiếng Việt và nhận dạng chúng trong quá trình giao tiếp.
- Có kĩ năng sử dụng các kiến thức đã được học để tạo lập văn bản cũng như trong hoạt động giao tiếp.
B.Tài liệu tham khảo:
- SGK,SGV Ngữ văn 6.
- Bài tập Trắc nghiệm ngữ văn 6.
- Một số kiến thức kĩ năng, bài tập nâng cao ngữ văn 6.
C.Tổ chức các hoạt động:
T. gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
10 p
30 p Nêu yêu cầu của bài học: ôn lại kiến thức đã học
3.Từ phức:
*Khái niệm:
Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
( Phần lớn từ phức được cấu tạo bởi hai tiếng)
*Phân loại từ phức:
Dựa vào đâu để phân loại từ phức?
Từ phức có mấy loại?
Thế nào là từ láy? thế nào là từ ghép?
Cho ví dụ minh họa?
( Có hai loại láy bộ phận và láy toàn bộ.Về số lượng tiếng có láy đôi, láy ba, láy tư)
( Có hai loại từ ghép: ghép chính phụ và ghép đẳng lập)
II.Bài tập:
Bài tập 1:
Tìm từ ghép, từ láy trong những câu thơ sau:
- Sách vở ích gì cho buổi ấy.
Aó xiêm nghĩ lại thẹn ông già
- Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Bài tập 2:
Hãy tìm các từ láy:
a.Mô phỏng âm thanh:
b.Chỉ hình dáng:
c.Chỉ tính cách:
d.Chỉ tâm trạng:
Bài tập 3:
Các từ nguồn gốc, tổ tiên, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc?Đặt câu với ba từ đã cho?
Bài tập 4:
Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi trật tự được?
HS trả lời:
-Từ phức là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng có nghĩa.
VD: khỏe mạnh, xe đạp , lễ phép, công nghiệp hóa.
- Căn cứ phân loại: Dựa vào quan hệ giữa các tiếng để người ta phân loại từ phức.
- Có hai loại: từ láy và từ ghép.
+Từ láy là những từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh.
VD: xanh xanh-> láy toàn bộ.
rầm rập -> láy phụ âm đầu.
bình tĩnh -> láy vần.
+Từ ghép:là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD: bánh trái -> ghép đẳng lập.
bánh chưng -> ghép chính phụ.
HS làm bài tập theo nhóm.
Cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm.
- Từ ghép: sách vở, áo xiêm
- Từ láy: lom khom, lác đác
ầm ầm, lẹt xẹt, rì rầm .
lừ đừ, tròn trịa, lênh khênh.
nóng nảy, nhanh nhảu,
bồn chồn,xốn xang, bâng khuâng.
- Kiểu cấu tạo từ ghép đẳng lập.
- Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, cội nguồn.
- Đặt câu: HS tự đặt.
- thẩn thơ -> thơ thẩn
vẩn vơ -> vớ vẩn
thì thầm -> thầm thì
Ngày soạn: 20- 8- 2011 Tiết: 1 Ôn tập kiến thức về cấu tạo từ Tiếng Việt A.Mục tiêu: Giup học sinh nắm vững một số kiến thức về từ đã học - Biết cấu tạo từ Tiếng Việt và nhận dạng chúng trong quá trình giao tiếp. - Có kĩ năng sử dụng các kiến thức đã được học để tạo lập văn bản cũng như trong hoạt động giao tiếp. B.Tài liệu tham khảo: - SGK,SGV Ngữ văn 6. - Bài tập Trắc nghiệm ngữ văn 6. - Một số kiến thức kĩ năng, bài tập nâng cao ngữ văn 6. C.Tổ chức các hoạt động: T. gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10 p 30 p Nêu yêu cầu của bài học: ôn lại kiến thức đã học I.Lí thuyết: 1.Cấu tạo từ: a.Từ và đơn vị cấu tạo từ: Nhắc lại khái niệm về từ? Lấy ví dụ và phân tích? VD: Hãy/lấy/gao/làm/ bánh/mà/ lễ/ Tiên Vương. Câu trên có mấy tiếng, mấy từ? b.Đơn vị cấu tạo từ: VD: làm,làm lụng. Phát âm các ví dụ trên? Vậy từ được cấu tạo trên cơ sở nào? GV: - Tiếng là đơn vị cấu tạo từ. - Cấu tạo từ được xác định bởi các tiếng 2.Từ đơn: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ về từ đơn? Lưu ý: Các từ có một tiếng có nghĩa hoặc không có nghĩa mà không dùng được độc lập thì không phải là từ đơn. VD: hải, khẩu -> Không phải là từ đơn. II.Bài tập: Bài tập 1: Trong các tiếng sau: nhà,gia ( có nghĩa là nhà) dạy, giáo ( có nghĩa là dạy ) dài ,trường ( có nghĩa là dài) a.Tiếng nào có thể dùng được như từ đặt câu với mỗi tiếng đó b. Tiếng nào không dùng được như từ?Tìm một số từ ghép có chứa các tiếng đó? Bài tập 2: Hãy nhận xét sự khác nhau giữa tiếng và từ? Gợi ý: căn cứ vào nghĩa của những tiếng để xác định tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không Bài tập 1: - Nhà : có thể dùng độc lập như từ. VD: nhà em có bốn người. Gia không dùng độc lập như từ.( không thể nói: gia em có bốn người) Một số từ ghép có tiếng gia: gia cảnh,gia cầm,gia súc, gia tài... - Dạy: dùng độc lập như từ. VD: cô Mai dạy lớp 6A. Một số từ ghép có tiếng giáo: nhà giáo, giáo dục, giáo dưỡng... - Dài dùng được như từ: thanh kiếm rất dài. Một số từ ghép có tiếng trường: đoạn trường, dặm trường... Bài tập 2: - Tiếng chỉ dùng để cấu tạo từ. - Từ có thể đùng độc lập để tạo nên câu. HS trả lời: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. - 9 tiếng, 8 từ. làm lụng: 2 phát âm -> 2 tiếng Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành VD: bàn , ghế, sách, bút... HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm. D.Nhận xét: - Gv nhắc nhở học sinh nắm vững nội dung bài đã học. - Nhận xét quá trình học tập của học sinh. Ngày soạn: 28- 8- 2011 Tiết: 2 Ôn tập kiến thức về cấu tạo từ Tiếng Việt A.Mục tiêu: Giup học sinh nắm vững một số kiến thức về từ đã học - Biết cấu tạo từ Tiếng Việt và nhận dạng chúng trong quá trình giao tiếp. - Có kĩ năng sử dụng các kiến thức đã được học để tạo lập văn bản cũng như trong hoạt động giao tiếp. B.Tài liệu tham khảo: - SGK,SGV Ngữ văn 6. - Bài tập Trắc nghiệm ngữ văn 6. - Một số kiến thức kĩ năng, bài tập nâng cao ngữ văn 6. C.Tổ chức các hoạt động: T. gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10 p 30 p Nêu yêu cầu của bài học: ôn lại kiến thức đã học 3.Từ phức: *Khái niệm: Thế nào là từ phức? Cho ví dụ? ( Phần lớn từ phức được cấu tạo bởi hai tiếng) *Phân loại từ phức: Dựa vào đâu để phân loại từ phức? Từ phức có mấy loại? Thế nào là từ láy? thế nào là từ ghép? Cho ví dụ minh họa? ( Có hai loại láy bộ phận và láy toàn bộ.Về số lượng tiếng có láy đôi, láy ba, láy tư) ( Có hai loại từ ghép: ghép chính phụ và ghép đẳng lập) II.Bài tập: Bài tập 1: Tìm từ ghép, từ láy trong những câu thơ sau: - Sách vở ích gì cho buổi ấy. Aó xiêm nghĩ lại thẹn ông già - Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Bài tập 2: Hãy tìm các từ láy: a.Mô phỏng âm thanh: b.Chỉ hình dáng: c.Chỉ tính cách: d.Chỉ tâm trạng: Bài tập 3: Các từ nguồn gốc, tổ tiên, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc?Đặt câu với ba từ đã cho? Bài tập 4: Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi trật tự được? HS trả lời: -Từ phức là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng có nghĩa. VD: khỏe mạnh, xe đạp , lễ phép, công nghiệp hóa... - Căn cứ phân loại: Dựa vào quan hệ giữa các tiếng để người ta phân loại từ phức. - Có hai loại: từ láy và từ ghép. +Từ láy là những từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh. VD: xanh xanh-> láy toàn bộ. rầm rập -> láy phụ âm đầu. bình tĩnh -> láy vần. +Từ ghép:là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: bánh trái -> ghép đẳng lập. bánh chưng -> ghép chính phụ. HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm. - Từ ghép: sách vở, áo xiêm - Từ láy: lom khom, lác đác ầm ầm, lẹt xẹt, rì rầm ... lừ đừ, tròn trịa, lênh khênh... nóng nảy, nhanh nhảu, bồn chồn,xốn xang, bâng khuâng... - Kiểu cấu tạo từ ghép đẳng lập. - Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, cội nguồn... - Đặt câu: HS tự đặt. - thẩn thơ -> thơ thẩn vẩn vơ -> vớ vẩn thì thầm -> thầm thì D.Nhận xét: - Gv nhắc nhở học sinh nắm vững nội dung bài đã học. - Nhận xét quá trình học tập của học sinh. - Hướng dẫn học ở nhà: 1. Hệ thống lại nội dung bài học bằng lược đồ. 2. Viết đoạn văn đề tài tự chọn khoảng 10 -> 15 dòng trong đố có sử dụng từ láy và từ ghép. Ngày soạn: 6- 9- 2011 Tiết: 3 Ôn tập kiến thức về từ Tiếng Việt nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A.Mục tiêu: Giup học sinh nắm vững: - Nghĩa của từ,từ nhiều nghĩa và cách chuyển nghĩa của từ. - Cách sử dụng từ đúng nghĩa, phân biệt một số từ cùng âm khác nghĩa - Có kĩ năng nhận diện từ một cách sáng tạo trong khi nói,viết. B.Tài liệu tham khảo: - SGK,SGV Ngữ văn 6. - Bài tập Trắc nghiệm ngữ văn 6. - Bài tập nâng cao ngữ văn 6. C.Tổ chức các hoạt động: T. gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10 p 30 p INghĩa của từ: Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ? Có mấy cách giải nghĩa của từ? ( Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có hai mặt: nội dung và hình thức biểu hiện. Nếu hình thức biểu hiện có hình thức ngữ âm, hình thức cấu tạo,hình thức ngữ pháp thì nội dung biểu hiện có nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.Trong hoạt động giao tiếp nghĩa của từ không thuộc độc lập mà được biểu hiện qua các quan hệ với các từ trong cụm từ ,trong câu.) II.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1.Từ nhiều nghĩa: 2.Phân biệt từ nhiều nghĩa,từ đồng âm: Nếu giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ nhất định, ta dễ dàng tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung thì từ dồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào. - Trong từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có nghĩa gốc ( nghĩa đen, nghĩa chính) và các nghĩa chuyển. II.Bài tập: Bài tập 1: giải nghĩa các từ sau đây: độc lập, khán giả,thi nhân, ân nhân, li hương. Bài tập 2: Hãy điền các từ thích hợp vào ô trống: a.......:người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. b.......: người phụ nữ dạy học. c........:người theo học ở nhà trường phổ thông. d.......: một loại xe có hai bánh, tay lái nối với bánh trước, dùng sức đạp cho bánh sau quay. Bài tập 3: Nghĩa sau đây đúng với từ nào đẫ cho: Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế trang nghiêm, lặng lẽ: a. Mặc cảm. c.Mặc niệm. b. Mặc cả. d.Măn nhiên. Bài tập 4: Tìm nghĩa của từ xuân trong các trường hợp sau: a.Mùa xuân là tết trồng cây Làmcho đấtnước càngngàycàng xuân. b.Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu. Bài tập 5: Trong các câu sau, từ mũi nào có nghĩa gốc,từ mũi nào có nghĩa chuyển: a.Con chó có cái mũi rất thính. b.Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. c.Chúng ta đánh bằng ba mũi giáp công. d.Cậu ấy đã tiêm ba mũi vắc xin. HS trả lời Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có hai cách giải nghĩa của từ... VD: Từ nhiều nghĩa: cày: - lật đất lên bằng cí cày: cày ruộng. - xới đất lên làm cho mặt đất nham nhở: bom đạn cày nát trận địa. => hai nghĩa trong từ cày có mối quan hệ với nhau. Từ đồng âm: má 1: mẹ ( bà má Nam bộ) má 2: phần hai bên mặt...( má lúm đồng tiền) => nghĩa của hai từ má không có mối quan hệ với nhau. HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm. D.Nhận xét: - Gv nhắc nhở học sinh nắm vững nội dung bài đã học. - Nhận xét quá trình học tập của học sinh. - Hướng dẫn học ở nhà: Tìm 10 từ có một nghĩa, và 10 từ có nhiều nghĩa. Ngày soạn: 15- 9- 2011 Tiết: 4 chữa lỗi dùng từ A.Mục tiêu: Giup học sinh: - Hiểu được những lỗi thông thường về nghĩa của từ,dùng từ đúng nghĩa. - Biết sử dụng từ trong giao tiếp.. B.Tài liệu tham khảo: - SGK,SGV Ngữ văn 6. - Bài tập nâng cao ngữ văn 6. C.Tổ chức các hoạt động: T. gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10 p 25 p INhận diện các lỗi dùng từ 1.Lặp từ: - Lặp từ là sự dùng từ một cách không cần thiết. - Nguyên nhân:Do người viết nghèo vốn từ, hoặc khi dùng từ thiếu sự cân nhắc lựa chọn 2.Lẫn lộn các từ gần âm: Một số từ có cách đọc nghe gần giống nhau, nếu không nhớ kĩ,hiểu cặn kẽ nghĩa sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. VD: tham quan -> thăm quan. phong thanh -> phong phanh. bàn quan -> bàng quang. 3.Dùng từ không đúng nghĩa: Do người dùng hiểu sai, hiểu không đầy đủ nghĩa của từ nên mới dùng sai. VD: Các từ hay bị nhầm lẫn về nghĩa: điểm yếu -> yếu điểm bầu -> đề bạt chứng thực-> chứng kiến. II.Cách khắc phục các lỗi trên: Muốn khắc phục được lỗi trên cần phải làm gì? III.Phân biệt lặp từ và lỗi lặp từ: Cho học sinh thấy rõ việc lặp từ ở đây có tác dụng: nhấn mạnh, tạo liên kết văn bản, tạo nhịp điệu hài hòa. III.Bài tập: Bài tập 1: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a.Bạn Hoa rất chăm học và bạn Hoa hay giúp đỡ bạn bè nên em rất quí bạn Hoa. b.Các em cố gắng học thật tốt để sau này xây dựng kiến thiết đất nước. c.Tôi nghe phong phanh ngày mai lớp mình học buổi sáng. d.Hôm nay, nhà trường tổ chức gặp gỡ ân nhân của các giáo viên. e. Đất nước ta có nhiều thắng cảnh đẹp. Bài tập 2: Hãy điền các từ thích hợp vào ô trống của câu" Tập thể lớp 6A chứng em ... bạn Hoài làm lớp trưởng". a.Đề bạt. b.Đề cử. c.Đề xuất. d.Bầu Bài tập 3: Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp,mục đích cuối cùng, yếu điểm, điểm yếu, đề bạt, đề củ, đề đạt, láu táu, láu lỉnh, liến láu,hoảng sợ,hoảng hồn, hoảng loạn.Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau: a.Đồng nghĩa với nhược điểm là..... b.Cứu cánh nghĩa là .... c.Trình ý kiến nguyện vọng lên cấp trên.... d.Nhanh nhảu thiếu chín chắn là.... e.Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là.... HS nghe thu nhận kiến thức. HS lấy thêm ví dụ - nhận xét Cần trau dồi vốn từ ngữ, cân nhắc trước khi sử dụng. Đối với những từ khó cần thiết phải tra từ điển để hiểu chính xác nghĩa từ trước khi dùng. Đọc lại vd ở bài Cây tre Việt Nam - xác định các từ được lặp: tre lặp lại 7 lần, giữ (4), anh hùng (2) HS làm bài tập theo nhóm. Cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm. a. Lỗi lặp từ bạn Hoa. b.Dùng thừa từ kiến thiết , xây dựng c. Dùng sai từ phong phanh. d.Dùng sai từ ân nhân. e.Dùng thừa từ thắng cảnh, đẹp. a. điểm yếu. b.mục đích cuối cùng. c.đề đạt. d.láu táu. e. hoảng loạn. D.Nhận xét: 10 p - Gv nhắc nhở học sinh nắm vững nội dung bài đã học. - Nhận xét quá trình học tập của học sinh. - Hướng dẫn học ở nhà: Trong Tiếng Việt, có nhiều từ phức ( từ ghép và từ láy) có các yếu tố cấu tạo giống nhau,nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau,như từ ghép: kì lạ - lạ kì, nguy hiểm - hiểm nguy; hoặc từ láy: khắt khe - khe khắt, lừng lẫy - lẫy lừng.Hãy tìm 5 từ ghép và 5 từ láy tương tự. ( bàn luận - luận bàn, diệu kì - kì diệu, đợi chờ - chờ đợi, khổ cực - cực khổ, ca ngợi - ngợi ca. Nhớ nhung - nhung nhớ, tối tăm - tăm tối, vương vấn - vương vấn, dào dạt - dạt dào,đau đớn - đớn đau.
Tài liệu đính kèm: