Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Bài tập về số nguyên

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Bài tập về số nguyên

Bài tập 1: Cho các số nguyên -7; 8; 12; 0.; -5

a) Tìm các số nguyên âm, các số nguyên dương trong các số đó

b) Tìm số đối của các số đã cho

c) Biểu diễn các số nguyên đã cho trên trục số

d) Sắp xếp các số nguyên trên theo thứ tự tăng dần

Lời giải:

a) Các số nguyên âm là -7; -5; Các số nguyên dương là 8; 12

b) Số đối của -7 là 7

Số đối của 8 là - 8

Số đối của 12 là -12

Số đối của 0 là 0

Số đối của -5 là 5

d) -7<><><><>

Câu hỏi 1: Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì? Kí hiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a?

Trả lời: Giá trị tuyệt đối của số nguyên alà khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a kí hiệu là

Bài tập 2: Tìm giá trị tuyệt đối của 13; -20; -75; 0

Lời giải

Câu hỏi 2: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. Nêu quy tắc trừ hai số nguyên?

Trả lời: Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung ở đằng trước kết kết quả.Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b

Bài tập 3: Thực hiện phép tính

a) 894 + 742; b) -13 + (-54) ; c) -72 – 48; d) 85 + ; e -- 2430

Lời giải

a) 894 + 742 = 1636 b) -13 + (-54) = -67; c) -72 – 48 = -120

d) 85 + = 85 + 93 = 178 ; e -- 2430 = -147 – 2430 = - 2577

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Bài tập về số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
TOÁN 6
LOẠI BÁM SÁT
Chủ đề 3 BÀI TẬP VỀ SỐ NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU
Củng cố kiến thức về số nguyên âm, tập hợp số nguyên, khái niệm bội và ước của một số nguyên
Rèn kĩ năng biểu diễn số nguyên trên trục số; phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0; vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của phép tính trong tính toán; tìm và viết được số đối của số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên; sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm; làm được dãy các phép tính với các số nguyên 
II/ THỜI LƯỢNG : 4 tiết
III/ NỘI DUNG
Tiết 1
Bài tập 1: Cho các số nguyên -7; 8; 12; 0.; -5
Tìm các số nguyên âm, các số nguyên dương trong các số đó
Tìm số đối của các số đã cho
Biểu diễn các số nguyên đã cho trên trục số
Sắp xếp các số nguyên trên theo thứ tự tăng dần
Lời giải:
Các số nguyên âm là -7; -5; Các số nguyên dương là 8; 12
Số đối của -7 là 7
Số đối của 8 là - 8
Số đối của 12 là -12
Số đối của 0 là 0
Số đối của -5 là 5
d) -7< -5< 0< 8< 12
Câu hỏi 1: Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì? Kí hiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
Trả lời: Giá trị tuyệt đối của số nguyên alà khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a kí hiệu là
Bài tập 2: Tìm giá trị tuyệt đối của 13; -20; -75; 0
Lời giải
Câu hỏi 2: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. Nêu quy tắc trừ hai số nguyên? 
Trả lời: Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung ở đằng trước kết kết quả.Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b 
Bài tập 3: Thực hiện phép tính
a) 894 + 742; 	b) -13 + (-54) ; 	c) -72 – 48; 	d) 85 + ; 	e -- 2430
Lời giải
a) 894 + 742 = 1636 	b) -13 + (-54) = -67; 	 	c) -72 – 48 = -120 	
d) 85 + = 85 + 93 = 178 ; 	e -- 2430 = -147 – 2430 = - 2577
Tiết 2
Câu hỏi 3: Nhờ các tính chất của phép cộng các số nguyên (giao hoán và kết hợp) mà ta có thể làm gì khi thực hiện phép cộng các số nguyên?
Trả lời: Khi thực hiện phép cộng nhiều số nguyên, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý
Bài tập 4 :Tính
a/ (-199) + (-200) + (-201)	b/ 126 + (-20) + 2004 + (-106) 	c/ 879 + 	d/ -564 + 
Lời giải 
a/ (-199) + (-200) +(-201) = [(-199) + (-201)] + (-200) = 0 + (-200) = -200
b/ 126 + (-20) + 2009 + (-106) = [126 + (-20) + (-106)] + 2009 = 0 + 2009 = 2009
c/ 879 + = [879 + (-879)] +(64 + 36) = 0 + 100 = 100
d/ -564 + = [(-564) + 564] +[(-724)+ 224] = 0 + (-700) = -700
Câu hỏi 4: Nêu quy tắc bỏ dấu ngoặc?
Trả lời: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+”.Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên
Câu hỏi 5: Nhờ các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc ta có thể làm gì khi thực hiện một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên
Trả lời: Ta có thể
	Thay đổi tùy ỳ vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng
	Dặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ỳ với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là 	dấu “-“
 thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc
Bài tập 5: Tính nhanh
	a/ -364 + (-97) – (+636) 	b/ -87 + (-12) – (-487) + 512 	c/ 
Lời giải
a/ -364 + (-97) – (+636) = [-364 – (+636)] + (-97) = (-1000) + (-97) = -1097
b/ -87 + (-12) – (-487) + 512 = [-87 - (-487)] + [(-12) + 512]= 400 + 500 = 900 
c/ = [53 -76] – [-76 +53] = [-76 +53)] - [-76 + 53] = 0
Tiết 3
Câu hỏi 6: Nêu quy tắc nhân hai số nguyên
Trả lời: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu trừ ở đằng trước kết quả
Câu hỏi 7: Nhờ các tính chất của phép nhân các số nguyên mà ta có thể làm gì khi thực hiện phép nhân các số nguyên? 
Trả lời: Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý
Bài tập 6: Thực hiện phép tính
	a)-125.5.(-8).2 	b) 32.(-64) + (-64).68 	
Lời giải:
a)-125.5.(-8).2 = [(-125).(-8)].(5.2) = 1000.10 = 10000
b) 32.(-64) + (-64).68 = (-64)(32 + 68) =(-64).100 = -6400
Câu hỏi 8: Nêu cách nhận biết dấu của tích?
Trả lời: (+).(+) = (+); 	(-).(-) = (+); 	(+).(-) = (-); 	(-).(+) = (-)
Bài tập 7: Tính 
	a/ (-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57);	b/ (-98).(1 – 246) – 246.98
Lời giải
a/ (-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57) = -57.67 + 57.34 – 67.34 + 67.57
= 67.57 – 57.67 + 57.34 - 67.34
= 34(57 – 67) = -340
b/ (-98).(1 – 246) – 246.98 = -98 + 98.246 – 246.98 = -98 
Câu hỏi 9:Khi đổi dấu một thừa số thì tích có đổi dấu không? Khi đổi dấu hai thừa số thì tích có thay đổi không?
Trả lời: Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
Bài tập 8: Tính 
	a/ 26.137 + 237.(-26)	b/ 42(-19)+ 19.(-58)	
Lời giải: 
a/ 26.137+ 237.(-26) = (-26).(-137) + 237.(-26) = -26[(-137) + 237] =- 26.100 = -2600
b/ 42(-19)+ 19.(-58) = (-42).19 + 19.(-58) = 19[(-42) +(-58)] = 19.(-100) = -1900
Tiết 4
Câu hỏi 10: Khi nào ta nói số nguyên a là bội của số nguyên b?
Trả lời: Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b
Bài tập 9: Tìm năm bội của -2. Tìm các ước của 10
Lời giải: 
Năm bội của – 2 là 0; -2; 2; 4; -4
Ư(10) = {1; -1; 2; -2; 10; -10; 5; -5}
Bài tập 10: Tính 
a/ (-3 + 6).(-4)	 b/ (-3 – 5).(-3 + 5)	 c) 127 – 18.(5 + 6)	 	d)26 +7.(4 -12)	e/ 45 – 9.(13 + 5) 	f)35 – 7.(5 – 18) 	g/ 15.12 – 3.5.10
Lời giải: 
a/ (-3 + 6).(-4) = 3.(-4) = -12; b/ (-3 – 5).(-3 + 5) = (-8).2 = -16; 
c/ 127 – 18.(5 + 6) = 127 – 18.11 = 127 – 198 = -71
d/ 26 +7.(4 -12) = 26 + 7.(-8) = 26 + (-56) = -30
e/ 45 – 9.(13 + 5) = 45 – 117 – 45 = -117
f/ 35 – 7.(5 – 18) = 35 – 35 + 126 = 126
g/ 15.12 – 3.5.10 = 15.12 – 15.10 = 15(12 – 10) = 15.2 = 30
Bài tập 11: Tìm số nguyên x, biết
	a/ 2x – 35 = 15	b/ 2 – 3x = 17	c/ 2x – (-17) = 15	
Lời giải
a/ 2x – 35 = 15	b/ 2 – 3x = 17 c/ 2x – (-17) = 15
 2x = 15 + 35 3x = 2 – 17 2x = 15 + (-17)
 2x = 50 3x = -15 2x = -2
 x = 25	 x = -5	 x = -1

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon toan 6_2.doc