A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả tr¬ớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả
- Nhận diện đ¬ợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả
- Hiểu đ¬ợc trong những tình huống nào ng¬ời ta sử dụng văn miêu tả
- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới :G/v giới thiệu : ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể loại văn miêu tả ¬như: tả người ¬ , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh .
Ngày soạn: 8/1/2012 Ngày dạy: 10/1/2012 Luyện tập văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU I.Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình. II. Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G hướng dẫn H ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp. ? Cảnh sông nước Cà Mau được miêu tả như thế nào qua đoạn trích? ? Để miêu tả tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật nào? ? Ý nghĩa chủ yếu được sử dụng trong văn bản là gì? - H thực hiện bài tập theo hướng dẫn. ? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên nơi đây? (Qua âm thanh, không gian, hệ thống sông ngòi, đặc biệt là con sông Năm Căn, rừng đước được mô tả như thế nào?) ? Hình ảnh chợ Năm Căn ra sao? Có nét gì độc đáo? - Dựa vào hướng dẫn H thực hiện đoạn văn hoàn chỉnh, trình bày trước lớp. - G nhận xét chốt ý. - G hướng dẫn H thực hiện. ? Hãy chỉ các động từ mà tác giả sử dụng trong câu? ? Có thể thay thế vị trí các động từ ấy không? Vì sao? ? Nói “thoát qua” chứng tỏ con thuyên đã vượt qua nơi như thế nào? ? Động từ “đổ ra” diễn tả con thuyền ra sao? ? Với từ “xuôi về” em thấy con thuyền đi với vận tốc như thế nào? - H thực hiện bài tập củng cố. ?Đoạn trích Sông nước Cà Mau miêu tả quang cảnh vùng nào? ? Trích từ tác phẩm nào? ? Ấn tượng chung của tác giả về thiên nhiên Cà Mau như thế nào? I. Kiến thức chung 1. Tóm tắt văn bản: *Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật hoang sơ và hùnh vĩ, đặc biệt là hình ảnh dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng ấy. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. - Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết hợp các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Kết hợp miêu tả và thuyết minh. 3. Ý nghĩa: - Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. II. Bài tập Bài 1:(trang 23) * Cảm nhận về vùng đất Cà Mau - Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống. + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng. + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây. + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt +Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi. + Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận. + Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực. + Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng... Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK) * Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ra, xuôi về * Không thể thay đổi trình tự các động từ ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh. - Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm. - Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn. - Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. Bài 3: Làm một số bài tập củng cố. Câu 1: Đoạn trích Sông nước Cà Mau miêu tả quang cảnh vùng cực nam Nam Bộ. Câu 2: Trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam. Câu 3: Ấn tượng chung của tác gỉa về quang cảnh sông nươc Cà Mau là: không gian rộng lớn, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuyên bè đi lại tấp nập. III. Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản IV. Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần TLV đã học. Ngày soạn:29/1/2012 Ngày dạy: 2/2/2012 ÔN TẬP: SO SÁNH I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm chắc khái niệm so sánh . - Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của so sánh. - Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh. - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản II. Tiến trình: * Ổn định tổ chức * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản. - G gợi ý cho H nhắc lại các kiến thức đã học. ? Thế nào là so sánh? ? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào? (Vẽ mô hình đầy đủ và dạng biến đổi) ? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ. + So sánh ngang bằng: Cao như núi, dài như sông. + So sánh không ngang bằng: Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức hóa học. ? Nêu tác dụng của phép so sánh? Cho ví dụ. - Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. (Lược bỏ yếu tố2,3) - G chép bài tập lên bảng: Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.” Bài 2: Trong câu ca dao: Nhớ ai bồi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi? Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại? Bài 3: Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép ? - Tìm các biện pháp so sánh trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" I- Nội dung kiến thức 1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Cấu tạo của phép so sánh: a. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển hình: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B(sự vật dùng làm chuẩn so sánh) Mây Ngôi nhà sàn trắng dài như hơn cả bông tiếng chiêng b. Mô hình dạng biến đổi: Từ ngữ so sánh lược bớt Đảo vế B lên trước vế A 3. Các kiểu so sánh: * Có hai kiẻu so sánh - So sánh ngang bằng được thể hiện bằng các từ so sánh: là, như, y như, tựa như, giống như...bao nhiêu-bấy nhiêu... So sánh hơn kém (không ngang bằng) được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém gì... 4. Tác dụng của so sánh: - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc. - Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm. II. Bài tập Bài 1: - Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như. - Tác dụng của các phép so sánh làm cho đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm, nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong ta như một bức tranh có đầy đủ hình ảnh trên bờ, dưới nước. Bài 2: - Đây là từ láy chỉ mức độ cao. - Giải nghĩa: trạng thái có cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người. - Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm. Bài 3: * Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng Đội ngũ cao như núi, dài như sông ® ngang bằng c) Đẹp như hoa hồng ® ngang bằng Cứng hơn sắt thép ® không ngang bằng Bài 4: Phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên". - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa hạ qua. - Hai cái răng đen nhánh n..như hai lưỡi kiếm máy. - Cái anh Dế Choắt..như gã nghiện. - Đã thanh niênnhư người cởi trần. - Mỏ Cốc như cái dùi sắt. - Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như sắp đánh nhau. ..................... III. Hướng dẫn về nhà Xem lại các bài tập và lí thuyết. Tập lấy ví dụ các biện pháp so sánh. ---------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:4/2/2012 Ngày dạy: 8/2/2012 LUYỆN TẬP : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả - Nhận diện đợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả - Hiểu đợc trong những tình huống nào ngời ta sử dụng văn miêu tả - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới :G/v giới thiệu : ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể loại văn miêu tả như: tả người , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra và đọc lại những đoạn văn miêu tả đó ? - Tả Dế Mèn : “Bởi tôi ăn uống .vuốt râu” - Tả Dế Choắt : “Cái anhhang tôi” * Hai đoạn giúp em nhận ra đặc điểm nổi bật của hai chú dế ? Những chi tiết và hình ảnh nào giúp em nhận ra đặc điểm đó ? - Dế mèn :càng, chân, vuốt, râu ,đầu, cánh, răng - Dế choắt :người, cánh ,râu ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong các chi tiết trên? - Chủ yếu là các từ gợi tả. ? Em hiểu thế nào là văn miêu tả ? _ Một h/s phát biểu G/v chốt lại ? Em thường gặp những dạng văn miêu tả nào? Ví dụ? - Tả bàn, cây bàng, con mèo, em bé, cô giáo đang chấm bài, tâm trạng vui mừng của bạn khi được học sinh giỏi, cánh đồng lúa, một buổi lao động... Cho h/s đọc 3 đoạn văn ? ? Mỗi đoạn văn tái hiện điều gì? Chỉ ra đặc điểm nổi bật trong từng đoạn a, Đặc tả chú Dế Mèn ở tuổi thanh niên cường tráng b, Hình ảnh chú bé Lượm c, Cảnh vùng bãi ven hồ ao sau mưa ? Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông ? ? Em sẽ cảm nhận bắt đầu bằng hiện tượng nào? Thời gian miêu tả? Cảnh vật tiêu biểu diểm cho màu đông? H/s thực hiện g/v theo dõi Gọi 2 h/s trình bày , G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung G/v cho h/s đọc đoạn văn tham khảo : “Lá rụng” của nhà văn Khái Hưng tr/17/sgk Gợi ý :mái tóc, vầng trán, đôi lông mày, mắt, sống mũi gò má ,miệng , H/s thực hiện, giáo viên theo dõi . ? Con chó lông màu ... ng bài thơ. Bài 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Lượm trong bài thơ. III. Câu hỏi và bài tập củng cố : - GV cho HS thực hành lần lược các bài tập IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập. Soạn: 7/3/2012 Dạy: /3/2012 ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ. MỤC TIÊU. -Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ. - Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC, Hoạt động của GV,HS Nội dung kiến thức - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật. -Hình ảnh B được hiện ra qua cái nhìn của ai? B được m tả qua những phương diện nào? Em cảm nhận được hình ảnh B hiện lên ntn qua bài thơ? -Phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với B? ?.Vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: “Đêm nay B ko ngủ..HCM? ?Tìm từ láy trong bài thơ và cho biết giá trị biểu cảm của các từ đó? ? Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm của em với B? Kiến thức cơ bản. 1. Tóm tắt văn bản: Trong một túp lều xơ xác giữa đêm khuya, anh đội viên thức dậy thấy Bác còn thức, ngồi bên bếp lửa cho thêm củi vào. Rồi Người nhẹ nhàng đứng dậy đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Xúc động trước cử chỉ Bác lo lắng cho của Bác, anh năn nỉ mời Bác ngủ. Người khuyên anh ngủ ngon để ngày mai đánh giặc. Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình thấy Bác vẫn còn thức. Anh nài nỉ nhưng Bác bảo Bác không ngủ vì thương và lo cho đoàn dân công. Anh đội viên cảm động và thức luôn cùng với Bác. 2. Nghệ thuật: - Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành. - Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. 3. Ý nghĩa: - Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thươngbao la của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.. 4.Phân tích a.Hình tượng Bác Hồ vừa giản dị, gần gũi vừa cao cả vĩ đại. Bài thơ là câu chuyện về 1 đêm ko ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Hình dáng, tư thế. +Lần đầu thức dậy anh thấy B ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ một điều gì đó +Lần thứ 3 thức dậy anh thấy B trong tư thế: “Ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc” ->Bộc lộ chiều sâu tâm trạng của B -Cử chỉ, hành động. +Đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ +Rồi B đi dém chăn..nhẹ nhàng ->Thể hiện sâu sắc tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của B với các chiến sĩ.. -Lời nói. +đầu nói vắn tắt:”Chú cứgiặc” +Lần sau: Câu trả lời của B bộc lộ rõ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đội =>B hiện lên thật giản dị, gần gũi ,chân thức mà hết sức lớn lao. Bài thơ đã thể hiện 1 cách cảm động, tự nhiên, sâu sắc tấm lòng mênh mông, sâu nặng, sự chăm sóc ân cần chu đáo của B đối với các c sĩ, đồng bào b.Tâm trạng anh đội viên. -Lần đầu thức dậy:anh hiểu B chưa ngủ là để đốt lửa cho các c sĩ -lần 3 thức dậy sự lo lắng của anh đã thành sự hốt hoảng-> nằng nặc mời B ngủ. Câu trả lời của B đã làm anh cảm nhận được 1 lần nữa tấm lòng mênh mang của B đối với nhân dân =>Thể hiện cụ thể, chân thức tình cảm của anh đối với B cũng là của nhân dân ta đối với B. Luyện tập. 1. -B ko ngủ vì lo việc nước, việc dân -Việc ko ngủ của B chỉ là 1 “lẽ thường tình” vì cái đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàn đêm không ngủ của B -Bác là HCM-vị lãnh tụ của dân tộc, c đời B đã dành trọn cho dân cho nước. 2. Các từ láy: -Vẻ mặt B trầm ngâm -Mái lều tranh xơ xác -B vẫn ngồi đinh ninh -phăng phắc -lồng lộng -mơ màng -Thầm thì. -..nằng nặc ->TD: Tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm và cảm xúc. 3. HS tự làm Soạn: 7/3/2012 Dạy: 17 /3/2012 ÔN TẬP VĂN BẢN: LƯỢM. -Tố Hữu- I.MỤC TIÊU. -Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC, Hoạt động của GV,HS Nội dung kiến thức - GV cho HS đọc văn bản: -Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản - GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật. ?Hình ảnh L ở 5 khổ thơ đầu được miêu tả ntn? ?Hình ảnh L trong chuyến đi liên lạc cuối cùng? ? Tìm hiểu ý nghĩa của việc lặp lại 2 khổ thơ miêu tả L hồn nhiên vui tươi trong đoạn cuối bài thơ? ?Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi L bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm những từ ấy và phân tích td của nó? ?Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh L? ?Viết đoạn văn tả chú bé L theo hình dung của em trong đó có sd ít nhất 1 phép so sánh và 3 từ láy? I. Kiến thức cơ bản. 1. Tóm tắt văn bản: Bài thơ kể lại cuộc đời của Lượm, một em bé liên lạc trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, nhận nhiệm vụ đưa thư “thượng khẩn” trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt. Em đã hi sinh nhưng tấm gương anh dũng của em còn sống mãi – Bài thơ kể bằng lời của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiên sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh. - Kết cấu cuối cùng tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta. 3. Ý nghĩa: - Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. 4.Phân tích. a. Hình ảnh Lượm trong đoạn đầu bài thơ. H/ảnh L trong 5 khổ đầu được m/tả sinh động, rõ nét qua các chi tiết nt: +Trang phục:Cái xắc xinh xinh. Ca lô đội lệch-> Giống trang phục của các chiến sĩ vệ quốc quân thời kc chống Pháp bởi L là 1 chiến sĩ thức thụ +Dáng điệu” Loắt choắt, nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch + Cử chỉ: rất nhanh nhẹn +Lời nói: tự nhiên, chân thật ->Thể thơ 4 chứ, nhịp nhanh, nhiều từ láy=> hình ảnh L- 1 em bé hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công việc kc b. Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng. -Khi nghe tin L hi sinh, tg đau đơn thốt lên: Ra thế Lượm ơi! -> 1 tiếng nấc nghẹn ngào. -Tiếp đó nhà thơ hình dung ra sự hi sinh của L: Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ , dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành n/ vụ ko nề nguy hiểm: Vụt qua mặt trận .. nghèo? Nhưng rồi: “Bỗng lòe.ơi! Chú đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên đầy hứa hẹnNhà thơ cảm nhận sự hi sinh của L có 1 vẻ thiêng liếng, cao cả như 1 thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non bao phủ quanh em “Cháu nằm..đồng” Hình ảnh L còn sống mãi. -Mở đầu đoạn cuối là câu thơ” Lượm ơi, còn ko?”, ngay tiếp sau đoạn m tả sự hi sinh của L -Hai khổ cuối tái hiện hình ảnh L nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như khẳng định: L vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước. II.Luyện tập. 1.Các từ ngữ xưng hô với L trong bài thơ. -Chú bé: -Cháu: -Chú đồng chí nhỏ -Lượm: 2.Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng. Buổi trưa hôm đó như mọi ngày, Lượm nhận bức thư đề hai chữ "Thượng khẩn" bỏ vào bao. Mặt trận thật gay go ác liệt, đạn bay vèo vèo. Chớp lửa loé lên liên tiếp với những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Lượm dũng cảm băng qua lao vụt đi như một mũi tên dưới làn mưa bom bão đạn. Bóng áo trắng của chú bé và chiếc mũ ca lô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng quê vắng vẻ. Bỗng loè chớp đỏ, “đoàng” một tiếng nổ chát chúa vang lên. Thôi rồi Lượm ơi! Chú bé đã ngã xuống. Một dòng máu tươi trào ra nơi lưng áo. Chú nằm trên lúa tay nắm chặt bông. Hồn chú bé như hoà quyện với hương lúa quê hương. 3. HS tự làm. Đọc trước lớp. GV nhận xét. Soạn: 17/3/2012 Dạy: 22 /3/2012 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: HOÁN DỤ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Hiểu được tác dụng của hoán dụ. - Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là hoán dụ? Cho ví dụ? ? Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp? Cho ví dụ minh họa? ? So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. ? Gạch chân các hoán dụ được dùng trong các câu sau: ? Tìm 3 ví dụ cho mỗi kiểu hoán dụ- Đặt câu với các hoán dụ đó? I Kiến thức cơ bản. 1.Khái niệm. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằn tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Ví dụ: -Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên -Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay 2. Các kiểu hoán dụ. a.Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. VD: Một tay lái chiếc đò ngang (Mẹ Suốt- Tố Hữu) “Một tay”- Là 1 bộ phận trong cơ thể người. b.Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng VD: Vì sao T Đ nặng ân tình Gọi mãi tên Người HCM T Đ- Vật chứa đựng- Chỉ toàn nhân loại c.Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật VD: Ngày Huế đổ máu d.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng VD: Một cây Ba cây.. II Luyện tập So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Giống: Đêu gọi tên SVHT này bằng tên SVHT khác Khác. +AD:Dựa vào mqh tương đồng giữa SVHT +HD: Dựa vào mqh tương cận, giữa bộ phận và toàn thể, giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.. 2. -Lưng áo đẫm mồ hôi, nó thục mạng chạy về nhà lấy sách vở cho kịp giờ kiểm tra -Cái bình bịch cũ kĩ của bố vẫn nằm im trong nhà kho chờ bố về để được chăm sóc -Bố đi học xa.Một mình mẹ vất vả nuôi 4 miệng ăn suốt những năm bap cấp -Tuy ao vườn không rộng lẵm nhưng bà tôi vẫn nuôi hẳn 3 đầu lợn nái lại thêm mấy chục gà vịt -Đường ra trận mùa này đẹp lắm TS Đ nhớ TST 3. HS tự làm -Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng -Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Tài liệu đính kèm: