Giáo án Toán 6 - Từ Thị Kim Oanh

Giáo án Toán 6 - Từ Thị Kim Oanh

I. MỤC TIÊU:

KT:-Học biết điểm là gì ? Đường thẳng là gì ? Học sinh biết thế nào là điểm thuộc đường thẳng ,biết dùng các ký hiệu .

KN:-Học sinh có kỹ năng vẽ điểm và đặt tên cho điểm ,vẽ đường thẳng và đặt tên cho đường thẳng

TĐ:-Rèn luyện tính chính xác cẩn thận cho hs khi kí hiệu điểm ,đường thẳng

II. PHƯƠNG TIỆN

- HS: xem trước bài. thước thẳng.

- GV: phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, giải thích.

 + Thước thẳng, bảng phụ. Sgk , sgv.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định (1phút)

2.KTBC:

3.Bài mới :Giới thiệu sơ lược chương I

 Hình ảnh nào gọi là điểm ? (2 phút)

 

doc 57 trang Người đăng vanady Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 6 - Từ Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chương I : ĐOẠN THẲNG
§1. Điểm. Đường thẳng 
Ngày soạn:
Tuần 01
Tiết 01
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
KT:-Học biết điểm là gì ? Đường thẳng là gì ? Học sinh biết thế nào là điểm thuộc đường thẳng ,biết dùng các ký hiệu .
KN:-Học sinh có kỹ năng vẽ điểm và đặt tên cho điểm ,vẽ đường thẳng và đặt tên cho đường thẳng 
TĐ:-Rèn luyện tính chính xác cẩn thận cho hs khi kí hiệu điểm ,đường thẳng 
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: xem trước bài. thước thẳng.
- GV: phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, giải thích. 
 + Thước thẳng, bảng phụ. Sgk , sgv...
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC:
3.Bài mới :Giới thiệu sơ lược chương I 
 Hình ảnh nào gọi là điểm ? (2 phút)
*Hoạt động 1: Điểm:(9 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
-Cho hs quan sát hình 1 ,2 sgk :Đọc tên các điểm ,nói các viết tên điểm ,cách vẽ điểm 
-Một điểm mang hai tên A;C
-Hai điểm A;C trùng nhau 
-Quan sát và ghi vào vở
- Hình 1 có 3 điểm
- Hình 2 có hai điểm trùng nhau
1/ Điểm :
Hình 1 chấm là điểm ,người ta dùng các chữ cái in hoa đặt tên cho điểm.
Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp các điểm .
-Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau.
*Hoạt động 2: Đường thẳng (15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
-Giải thích đường thẳng như sgk, cách vẽ hình, cách đặt tên 
? Sau khi kéo dài đường thẳng về hai phía em có nhận xét gì.
? Mỗi đường thẳng xác định có bao nhiêu điểm thuộc nó.
-Nêu hình ảnh đường thẳng ?
-Đọc tên đường thẳng hình 3 sgk ,nêu cách vẽ đường thẳng .cách viết tên đường thẳng
- Chú ý ghi vào vở
-Đường thẳng không giới hạn về hai phía.
- Mỗi đường thẳng có vô số điểm thuộc nó 
- HS lấy vd.....
- Trên hình 3 có 2 đường thẳng:
+ Đường thẳng a
+ Đường thẳng p 
2/ Đường thẳng :
-Hình đường thẳng :sợi chỉ căng, mép bảng,vạch mực theo mép thước 
-Người ta dùng các chữ cái thường để viết tên đường thẳng 
-Đường thẳng là một tập hợp điểm 
-Đường thẳng không có giới hạn về hai phía
*Hoạt động 3: Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng(8 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- Cho HS quan sát hình 4:
? Điểm A có thuộc đường thẳng nào không.
? Điểm B có thuộc đường thẳng nào không.
Với mỗi đường thẳng a có những điển thuộc đường thẳng a, có những điểm không thuộc đường thẳng a.	
Bảng tóm tắt kiến thức bài học :
GV cho hs hòan thành bảng tóm tắt kiến thức theo bảng phụ đã chuẩn bị 
-Yêu cầu HS làm ? (hình 5)
- Điểm A có thuộc đường thẳng d.
- Điểm B có không thuộc đường thẳng d
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Kí hiệu
Điểm A
Đường thẳng a
Ma
Na
Hình 5
a) C thuộc a; E không thuộc a.
b) CÎa; E Ï a
3/Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng 
Điểm A thuộc đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A và kí hiệu Ad
Điểm B không thuộc đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B và kí hiệu Bd
4. Củng cố ( 8 phút)
Bài 1/104 sgk
-Vẽ đường thẳng xx’
-Vẽ điểm B Î xx’
-Vẽ điểm M sao cho M nằm trên xx’
-Vẽ N sao cho xx’ đi qua N
-Nhận xét vị trí của 3 đường thẳng này
B, M, N cùng nằm trên xx’
Bài 2/104 sgk
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học bài cần nhận biết được điểm, đường thẳng, quan hệ giữa điểm và đường thẳng.
- Làm bài tập 3à 5 (sgk : tr 104) .
- Xem trước bài “Ba điểm thẳng hàng”
IV-RÚT KINH NGHIỆM :...............................................................................................................
.............................................................................................................................................................
..........................
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 02
§2. Ba điểm thẳng hàng
Ngày soạn:
Tuần 02
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
KT:-Học sinh biết thế nào là ba điểm thẳng hàng,ba điểm không thẳng hàng,điểm nằm giữa hai điểm .Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại 
KN:-Học sinh có kỹ năng vẽ ba điểm thẳng hàng,ba điểm không thẳng hàng ,sử dụng được các thuật ngữ nằm cùng phí,nằm khác phía
TĐ-Rèn luyện tính chính xác cẩn thận cho hs khi kiểm tra ba điểm thẳng hàng 
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: xem trước bài. thước thẳng.
- GV: phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, giải thích. 
 + Thước thẳng, bảng phụ, sgk , sgv...
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC ( 5phút)
 -Vẽ điểm M, đường thẳng, đường thẳng b , Mb
- Vẽ đường thẳng a, điểm A sao cho Ma; Ab; Aa.
-Vẽ điểm N a, và N Ï b
- Hình vẽ có đặc điểm gì
Hình vẽ có hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A.
Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a.
3.Bài mới :Giới thiệu bài như Sgk ( 2 phút)
 Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a Þ ba điểm A, M, N thẳng hàngà bài mới. 
*Hoạt động 1: Ba điểm thẳng hàng (15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
-Cho hs quan sát hình 8 và trả lời câu hỏi :
? Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C thẳng hàng.
? Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng
-Cho hs thảo luận để nêu cách vẽ ba điểm thẳng hàng ,ba điểm không thẳng hàng 
-HS làm bài tập 8/106 sgk 
- Hs quan sát hình và trả lời...
-Vẽ ba điểm thẳng hàng : Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm đường thẳng đó.
- Vẽ ba điểm không thẳng hàng : Vẽ đường thẳng trước rồi lấy 2 điểm đường thẳng và 1 điểm Ï đó.
BT8 :Ba điểm A;M;N thẳng hàng 
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng.
- Khi ba điểm A;B;C cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói ba điểm A;B;C thẳng hàng 
- Khi ba điểm A;B;C không cùng thuộc bất kì 1 đường thẳng nào ta nói ba điểm A;B;C không thẳng hàng
*Hoạt động 2: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng (11phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
-Vẽ ba điểm A;B;C thẳng hàng sao cho điển C nằm giữa hai điểm A và B 
 ?Có mấy điểm nằm giữa A và B
? Vậy trong 3 điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
-Cho hs làm bài tập 9/106 sgk 
Mở rộng khái niệm:
-Gọi hs1 vẽ ba điểm M;N;P thẳng hàng ?Có mấy truờng hợp vẽ?
-Gọi hs2 vẽ ba điểm M;N;P thẳng hàng sao cho N nàm giữa M và P 
-Có mấy truờng hợp vẽ ?
 Gọi một hs vẽ ba điểm A;B;C thẳng hàng sao cho A không nằm giữa B và C
- HS quan sát và trả lời 
- Hs lên bảng thực hiện
Mở rộng khái niệm :
-HS1: có 6 trường hợp vẽ 
-HS2 : có 2 trường hợp vẽ 
Không có khái niệm điểm nằm giữa hai điểm khi ba điểm không thẳng hàng 
2.Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng 
-Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại .
BT9 :Những bộ ba điểm thẳng hàng là 
B;E;A	; B;C;D; D;E;G
4. Củng cố ( 9 phút)
Bài 11/107 sgk
Bài 11: 
.....B.....
......cùng phía.....
......M và N ......R.
Bài 12/107 sgk
Bài 12: 
Điểm N
Điểm M
Điểm N và điểm P
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học bài cần nhận biết ba điểm thẳng hàng, quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
- Làm bài tập 12,13 (sgk : tr 107) .
- Xem trước §3. Đường thẳng đi qua hai điểm
IV-RÚT KINH NGHIỆM :..................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Ba điểm K,N,D thẳng hàng
Ba điểm A,B,C thẳng hàng sau cho C nằm giữa
Ba điểm E,T,M không thẳng hàng.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 03
§3. Đường thẳng đi qua hai điểm
Ngày soạn:
Tuần 03
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Kỹ năng cơ bản: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
- Rèn luyện tư duy : Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
- Thái độ : Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: xem trước bài. thước thẳng.
- GV: phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, giải thích. 
 + sgk, sgv,Thước thẳng, bảng phụ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC ( 6 phút)
- Bài tập 10/106sgk
HS1:
a) 
b)
a- Vẽ ba điểm A,B,C thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Đặt tên?
b- Cho điểm A , vẽ đường thẳng đi qua A.Vẽ được mấy đường thẳng ? Cho điểm B (BA),vẽ đường thẳng đi qua A và B? Vẽ được mấy đường thẳng đi qua A và B 
HS2:
a)
b) 
Vẽ được vô số đường thẳng đi qua A
Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua A và B.
3.Bài mới
-Giới thiệu bài: đường thẳng a và b có cắt nhau không ? ( hình sgk) ( 1 phút)
*Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng:(6 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Kiến thức cần đạt
- Trở lại phần KTBC:
?Ta vẽ đường thẳng qua A, B bằng cách nào
? Qua một điểm A bất kỳ .Vẽ đường thẳng đi qua A, vẽ được bao nhiêu đường thẳng như thế
- ?Lấy một điểm BA, suy ra vẽ đường thẳng AB hay BA. Có bao nhiêu đường thẳng như thế
- HS nêu cách vẽ...
-HS : Vẽ đường thẳng đi qua A, vẽ được vô số đường thẳng như thế.
HS : Vẽ đường thẳng AB, chỉ vẽ được một.
à HS rút ra nhận xét.
- Làm BT 15 (sgk /109).
a) Đúng
b) Đúng
1. Vẽ đường thẳng:
- Đặt cạnh thước đia qua hai điểm A, B;
- Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước.
 Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
*Hoạt động 2: Tên đường thẳng (5 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
GV củng cố cách đặt tên đường thẳng đã học và giới thiệu cách còn lại.
-Yêu cầu HS làm ?/108sgk
- Có sáu cách gọi tên đường thẳng AB; đường thẳng CB. Hãy nêu bốn cách còn lại 
HS đọc nội dung sgk và cho biết những cách đặt tên cho đường thẳng.
- Làm ? sgk
- Bốn đường thẳng còn lại:
AC; BA; CA; CB.
2. Tên đường thẳng :
a
-Đường thẳng a. (dùng chữ cái thường)
-Đường thẳng AB hay BA. (dùng hai chữ cái in hoa)
-Đường thẳng xy hay yx. (dùng hai chữ cái thường)
*Hoạt động 2: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song (14 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
- Giới thiệu hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
? Hai đường thẳng cắt nhau có mấy điểm chung.
? Hai đường thẳng song song có điểm chung nào hay không.
- Gọi HS đọc chú ý sgk
HS : Quan sát điểm khác nhau của H.19 và H.20 (sgk).
HS : Vẽ hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung và không có điểm chung nào .
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song :
1. Hai đường thẳng cắt nhau:
- Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có một và chỉ một điểm chung.
2.Hai đường thẳng song song: (H.20)
-Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
3. Hai đường thẳng trùng nhau:
 Hai đường thẳng AB, BC trùng nhau.
* Chú ý : sgk.
4. Củng cố ( 10 phút)
- Bài tập 16/109 sgk
a) Vì qua hai điểm vẽ được một đường thẳng
b) Nếu ba điểm A, B, C cùng nằm trên mép cạnh thước thì A, B, C thẳng hàng.
- Bài tập 17/109 sgk
Có 6 ... N < OM
OP > OM.
HS : Nghe giảng và trả lời câu hỏi kiểm tra của GV .
1. Đường tròn và hình tròn :
1. Đường tròn :
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R , Kí hiệu : (O; R) .
Vd : Đường tròn tâm O . bán kính
OM = 1,7cm .
Trên H. 43b ta có :
- M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn .
- N là điểm nằm bên trong đường tròn
- P là điểm nằm bên ngoài đường tròn .
2. Hình tròn :
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó .
*Hoạt động 2 : Nhận biết và vẽ cung tròn , dây cung (14 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 - Vẽ H.44, 45 (sgk : tr 90) .
? Cung tròn là gì, dây cung là gì 
- Chốt lại vấn đề , giới thiệu định nghĩa tương tự sgk .
-Quan sát hình vẽ và trả lời theo nhận biết ban đầu .
H44 H45
2. Cung và dây cung :
- Hai điểm nằm trên đường tròn chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn .
- Đoạn thẳng nối hai điểm ấy được gọi là dây cung .
- Dây cung đi qua tâm O là đường kính .
- Đường kính dài gấp đôi bán kính
*Hoạt động 3 : Một công dụng khác của compa (8 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV : Thực hiện các thao tác như sgk trong việc sử dụng compa so sánh hai đoạn thẳng , kết hợp đo độ dài đoạn thẳng .
HS : Đọc phần giới thiệu sgk : tr 90, 91 .
HS : Nghe giảng và dự đoán các thực hiện các thao tác .
3. Một công dụng khác của compa :
- Người ta dùng compa để vẽ đường tròn , ngoài ra còn dùng compa để so sánh các đoạn thẳng , đặt các đoạn thẳng .
4. Củng cố ( 8 phút) 
-Bài tập 38/91SGK. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
a) Hình vẽ
b) Vì CO = CA = 2 cm. 
-Yêu cầu HS làm bài tập 39/92 SGK
- Cá nhân HS thực hiện
-Các HS khác làm sau đó nhận xét.
Bài tập 39/92SGK
a) CA= 3cm = DA
BC = 2cm = BD
b) Có I nằm giữa A và B nên
AI + IB = AB
AI = 2 cm
 AI = IB = 2 cm
I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) AK = 3cm, IA = 2cm. Vậy 
IK = 3cm - 2cm = 1cm. 
-Yêu cầu HS làm bài tập 41/92 SGK
- Cá nhân HS thực hiện bằng compa để so sánh các đoạn thẳng.
-Các HS khác làm sau đó nhận xét.
Bài tập 41/92SGK
AB +BC +AC < OM
? Đường tròn là gì. Hình tròn là gì.
? Thế nào là đường kính.
? So sánh đường kính với bán kính.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
-Nắm vững đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính. So sánh đường kính với bán kính.
- Chuẩn bị compa, thước thẳng.
- Xem trước bài “ Tam giác”. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 26
§ 9 TAM GIÁC
Ngày soạn:
24/03/2010
Tuần 31
Ngày dạy:
01/04/2010
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức :
Định nghĩa tam giác .
Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì ?
- Kỷ năng cơ bản :
Biết vẽ tam giác .
Biết gọi tên và ký hiệu tam giác .
Nhận biết điểm nào nằm bên trong và bên ngoài tam giác .
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: xem trước bài. thước thẳng, compa.
- GV: phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề, giải thích.
 + Thước thẳng, bảng phụ, compa.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC ( 7 phút)
- Định nghĩa đường tròn 
- Bài tập: Cho đường BC = 3,5cm. Vẽ đường tròn (B; 2,5cm), (C; 2cm). Hai đường tròn cắt nhau tại A và D. Tính độ dài AB và AC.
AB = 2,5cm vì AB bán kính 
(B; 2,5cm).
AC = 2cm vì AC là bán kính 
(C;2cm)
3.Bài mới
- Giới thiệu bài: chỉ vào hình KTBC tạo bởi 3 điểm A, B, C là ∆ABC. Vậy ∆ là gì à Bài mới. ( 1ph)
*Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm tam giác (15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Tam giác ABC là gì 
 ? Có mấy cách đọc tên tam giác ABC 
? Hãy viết các ký hiệu tương ứng 
GV : Giới thiệu tam giác có ba đỉnh .
GV : Hoạt động tương tự với cạnh , và góc của tam giác (chú ý các cách đọc khác nhau, cách thường sử dụng ) .
- Trở lại hình 53.
? Điểm M nằm bên trong hay bên ngoài ∆ABC
? Điểm N có nằm bên trong ∆ABC.
- Củng cố qua bài tập 43/94 SGK.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- Quan sát H.53 (sgk : 94) và trả lời câu hỏi theo nhận biết ban đầu .
- Định nghĩa như sgk .
- Đọc tên theo 6 cách khác nhau 
-Viết ký hiệu như ví dụ .
-Xác định ba đỉnh của tam giác .
-Hoạt động tương tự như trên .
- Điểm M nằm bên trong ∆ABC
-Điểm N có nằm bên ngoài ∆ABC
- Bài tập 43.
a) Hình tạo bởi 3 đoạn thẳng MN, NP, PM khi 3 điểm M, N, P không thẳng hàng được gọi là ∆MNP.
b) Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU, UV, VT trong đó T,U,V không thẳng hàng.
1. Tam giác ABC là gì ?
- Định nghĩa : Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, AC khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng .
- Tam giác ABC (k/h : ∆ABC) có :
+ 3 đỉnh : A, B, C .
+ 3 góc : .
+ 3 cạnh : AB, AC, BC .
*Hoạt động 2 : Vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh :(12 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV : Hướng dẫn :
- Vẽ đoạn BC = 4 cm .
- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 3 cm.
- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2 cm.
- Lấy một giao điểm của hai cung trên, gọi giao điểm đó là A. 
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có ∆ ABC.
- Thực hiện các bước vẽ theo hướng dẫn bên .
2. Vẽ tam giác :
- Ví dụ : (sgk : tr 94) .
4. Củng cố ( 7 phút) 
? Tam giác ABC là gì.
? Nêu cách vẽ một tam giác.
- Làm bài tập 47/95 SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc định nghĩa tam giác ABC nắm vững cách vẽ một tam giác.
- Bài tập 45, 46/95 SGK.
- Chuẩn bị phần ôn tập chương II.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 27
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Ngày soạn:
26/03/2010
Tuần 32
Ngày dạy:
08/04/2010
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hoá các kiến thức về góc .
- Sử dụng thành thạo các công cụ để đo , vẽ góc , đường tròn, tam giác .
- Bước đầu tập suy luận đơn giản .
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Chuẩn bị phần ôn tập chương II. thước thẳng, compa, thước đo góc
- GV: phương pháp chủ yếu là tổng hợp, giải thích, gợi mở.
 + Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước thẳng, thước đo góc.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC ( 7 phút)
- Định nghĩa tam giác , xác định điểm nằm trong , ngoài tam giác 
- Điểm nằm trên cạnh của tam giác .
- Vẽ tam giác, BT 8 /96 sgk 
-SGK/93,94
3.Bài mới
*Hoạt động 1 : Đọc hình (12 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV : Sử dụng bảng phụ (sGV : tr 72) . Mỗi hình trong bảng phụ cho biết kiến thức gì ?
GV : Củng cố nhận dạng tính chất dựa theo các hình
Như phần bên .
HS : Quan sát bảng phụ và giải thích ý nghĩa của từng hình dựa theo các kiến thức về : Mặt phẳng , góc , đường tròn , tam giác , góc vuông , nhọn, tù , bẹt . Hai góc phụ nhau , hai góc bù nhau , hai góc kề nhau , kề bù , tia phân giác của góc .
II. Các tính chất : (sgk : tr 96)
hình 1 hình 2
*Hoạt động 2 : Các tính chất (8 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Điền vào chỗ trống củng cố các tính chất bằng các câu hỏi :
a/ Bất kỳ đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là .. của hai nửa mặt phẳng ..
b/ Số đo của góc bẹt là 
c/ Nếu .. thì = .
d/ Tia phân giác của một góc là tia ..
HS : a/ bờ chung .
b/ 1800 .
c/ tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz .
d/ nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau .
II. các tính chất
*Hoạt động 3 : Câu hỏi, bài tập(15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Trả lời các câu hỏi .
GV : Sử dụng các câu 1, 2,5,7 trong hệ thống câu hỏi (sgk : tr 96) .
* Vẽ hình :
GV : Hướng dẫn củng cố cách vẽ và các tính chất có liên quan với các bài tập 3, 4 , 6 , 8 (sgk : tr 96) .
- Vẽ hai góc phụ nhau, kề nhau, bù nhau .
-Vẽ góc cho biết số đo 
- Vẽ tam giác, tia phân giác của góc ..
GV : Chú ý cách sử dụng dụng cụ của HS .
HS : Trả lời các câu hỏi tương tự phần ghi nhớ sgk .
HS : Vẽ hình theo yêu cầu từng bài tập với các dụng cụ đo vẽ (thước kẻ , compa, thước đo góc) .
III. Câu hỏi , bài tập :
1. Câu hỏi : trả lời các câu hỏi tưong tự (sgk : tr 96) .
2. Bài tập :
- Các bài tập 3, 4, 6, 8 (sgk : tr 96) .
4. Củng cố ( phút) 
-Ngay sau mỗi phần kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc khái niệm, định nghĩa, tính chất đã ôn tập.
- Xem lại các kiến thức đã ôn tập làm các bài tập tương tự.
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 28
Luyện tập
Ngày soạn:
10/04/2010
Tuần 33
Ngày dạy:
15/04/2010
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hoá các kiến thức về tia phân giác góc .
- Biết tia phân giác của góc.
- Rèn kỹ năng vẽ hình tính toán.
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Ôn lại kiến thức về tia phân giác của góc.
- GV: phương pháp chủ yếu là tổng hợp, giải thích, gợi mở.
 + Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước thẳng, thước đo góc.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1phút)
2.KTBC ( phút)
3.Bài mới
*Hoạt động 1 : Bài tập 1 (14 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Bài 1:
Trên cùng một nữa mặt phẳng có bờ chứa tia OA ,xác định tia OB và OC sao cho AOC= 450 , AB = 900 . 
(a/ Tia OC có nằm giữa hai tia OA và OB không ? vì sao?
b/ So sánh AOC và COB.	
c/ Tia OC có là tia phân giác góc AOB không ? vì sao? 	
- Cho HS đọc đề bài sau đó lên vẽ hình
Bài 1
a/ AOC < AOB (450 < 900 ) nên tia OC nằm giữa hai tia OA và OB. b/ Vì OC nằm giữa hai tia OA và OB nên: 
 AOC + COB = AOB
Hay 450 + COB = 900 =>
 COB = 450 
Vậy AOC = COB ( = 450 ) 
c/ Tia OC nằm giữa và tạo với hai tia OA ,OB hai góc bằng nhau,nên theo định nghĩa thì tia OC là tia phân giác của góc AOB. 
*Hoạt động 2 : Bài tập 2 (14 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Bài 2:Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox , vẽ hai tia Ot,Oy sao cho góc xOt=300, xOy = 600
a)Trong 3 tia Ox,Oy,Ot thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) So sánh góc xOt với góc tOy 
c)Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao? 
- Cho HS đọc đề bài sau đó lên vẽ hình
Bài 2
a)Vì < nên tia Ot nằm giữa 2 tia Ox , Oy 
b)Ta có + = 
Hay 300+=600 
 => =500 
 Vậy = 
c)Tia Ot là tia phân giác của góc xOy vì tia Ot nằm giữa Ox, Oy 
 và = 
*Hoạt động 3 : Bài tập 3(14 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Bài 3: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox ,xác định hai tia Oy;Oz sao cho góc xOy =300 ; xOz = 700 ;
a/Tính yOz ?
b/Tia Oy có là tia phân giác của góc xOz không?vì sao?
c/Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ox ,tính góc tOz? 
- Cho HS đọc đề bài sau đó lên vẽ hình
Bài 3
a/ Vì xOy <xOz nên Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên: xOy + yOz = xOy
hay 300 + yOz = 700 
=> yOz = 400 
b/Tia Oy không là tia phân giác của góc xOz vì 
xOy yOz ( 0,5 điểm)
c/Vì xOz kề bù với zOt nên 
 zOt = 1800 - 700 = 1100 
4. Củng cố ( phút) 
-Ngay sau mỗi phần kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc khái niệm, định nghĩa, tính chất đã ôn tập.
- Xem lại các kiến thức đã ôn tập làm các bài tập tương tự.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 61.doc