Giáo án Toán 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tuyến

Giáo án Toán 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tuyến

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức: Học sinh được làm quen với các khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Nhận biết được đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

*Kĩ năng: Biết viết một tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu , .

*Thái độ: Linh hoạt khi sử dụng các cách viết khác nhau của một tập hợp, yêu thích bộ môn.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

*GV: Thước, bảng phụ, phấn màu.

*HS: Thước, bút, sách vở

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Ổn định tổ chức(1 phút)

II. Kiểm tra(1 phút): GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS

 

doc 121 trang Người đăng vanady Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 08/ 10
Ngày giảng: 6A1, A2: 16/ 08 Chương I
Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Tiết 1 Đ1. Tập hợp – Phần tử của tập hợp
A. Mục tiêu cần đạt
*Kiến thức: Học sinh được làm quen với các khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Nhận biết được đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
*Kĩ năng: Biết viết một tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu ẻ, ẽ.
*Thái độ: Linh hoạt khi sử dụng các cách viết khác nhau của một tập hợp, yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Thước, bảng phụ, phấn màu.
*HS: Thước, bút, sách vở 
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức(1 phút)
II. Kiểm tra(1 phút): GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
III. Bài mới: Giới thiệu nội dung chương I sgk(1 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(5 phút)
GV: Cho HS quan sát H1 sgk và giới thiệu:
Tập hợp các đồ vật(sách, bút) đặt trên bàn.
HS: Quan sát và nghe GV giới thiệu..
GV: Lấy thêm một số VD thực tế: 
- Tập hợp các HS của lớp 6 A.
- Tập hợp các stn nhỏ hơn 4
- Tập hợp các chữ cái a, b, c
GV: Yêu cầu HS tự tìm thêm các VD về tập hợp.
Hoạt động 2(25 phút)
GV: Người ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp:
GV đưa ra cách viết, kí hiệu, khái niệm phần tử của tập hợp.
GV giới thiệu cách viết tập hợp: 
- Các phần tử của tập hợp được đặt trong dấu ngoặc nhọn {}.
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần thứ tự liệt kê tùy ý.
? Tương tự em hãy viết tập hợp B các chữ cái a, b, c? Cho biết các phần tử của tập hợp B?
1HS: Lên bảng viết
? Số 1 có là phần tử của tập hợp A không?
HS: 1 là phần tử của tập hợp A.
GV giới thiệu kí hiệu và đọc kí hiệu:
? Số 5 có là phần tử của tập hợp A không?
HS: 5 không là phần tử của tập hợp A.
GV đưa nội dung btập sau lên bảng phụ:
a. Hãy dùng kí hiệu ẻ; ẽ hoặc chữ thích hợp để điền vào các ô vuông cho đúng.
b. Trong các cách viết sau cách nào viết đúng, cách nào viết sai?
Cho A = {0; 1; 2; 3} và B = {a, b, c} ta có: a ẻ A 3 ẻ B b ẻ B c ẽ B 
2HS: Lên bảng điền 
GV: Chốt lại về cách đặt tên, các kí hiệu và cách viết tập hợp.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung chú ý sgk 
1HS: Đọc chú ý
GV: Để viết một tập hợp thường bằng 2 cách đó là: Liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng.
GV: Giới thiệu minh họa tập hợp bằng vòng khép kín sgk – tr5 như sau:
 A
. 2 . 1
. 3 . 0
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần đóng khung sgk – tr5.
2HS: Đọc
GV: Cho HS thực hiện ?1 và ?2 theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
1. Các ví dụ
- Tập hợp các đồ vật(sách, bút) đặt trên bàn.
- Tập hợp những chiếc bàn trong lớp học
- Tập hợp các cây trong sân trường
- Tập hợp các ngón tay trên một bàn tay
2. Cách viết. Các kí hiệu
- Dùng chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp.
*VD: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ta viết: A = {0; 1; 2; 3} hay A = {1; 2; 0; 3}. Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
B = {a, b, c} hay B = {b, c, a} Trong đó a, b, c là các phần tử của tập hợp B.
*Kí hiệu: 1 ẻ A đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
5 ẽ A đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A.
*Bài tập
a. a ẻ B; 1 ẽ B; c ẻ B hoặc a ẻ B.
b. a ẻ A sai; 3 ẻ B sai
 b ẻ B đúng c ẽ B sai.
*Chú ý(sgk - tr5)
*VD: Viết tập hợp A
C1: A = {0; 1; 2; 3}(liệt kê các phần tử của A)
C2: A = {x ẻ N / x < 4}. Trong đó N là tập hợp các stn (chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của A).
?1 tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7.
C1: D = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
C2: D = {x ẻ N/ x < 7}.
 2 ẻ D 10 ẽ D
?2 M = {N; H; A; T; R; G}
IV. Củng cố kiến thức(11 phút)
GV: Cho HS làm bài tập 3; 5 tại lớp.
*BT3: x ẽ A; y ẻ B; b ẻ A; b ẻ B.
*BT5: a. A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}
 b. B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
GV: Cho HS làm bài tập sau trong phiếu học tập 1; 2; 4 sgk – tr5. Thu và chấm điểm.
*Đáp án:
1. A = {9; 10; 11; 12; 13} trong đó 12 ẻ A; 16 ẽ A.
2. B = {T, O, A, N, H, C}
4. A = {15; 26} B = {1; a; b} M = {bút} H = bút, sách, vở}
V. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Học kĩ nội dung chú ý sgk. BTVN: 1 đến 8 tr3, 4 sbt.
- Đọc trước bài 2: Tập hợp các số tự nhiên.
*Rút kinh nghiệm giờ giảng
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/ 08/ 10
Ngày giảng: 6A1, A2: 17/ 08 
Tiết 2 Đ2. Tập hợp các số tự nhiên
A. Mục tiêu cần đạt
*Kiến thức: Học sinh hiểu được tập hợp các số tự nhiên, nắm vững các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. Biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, hiểu được điểm biểu diễn số tự nhiên nhỏ hơn ở bên tráI điểm biểu diễn số tựn nhiên lớn hơn trên tia số.
*Kĩ năng: Phân biệt các tập hợp N và N*. Biết sử dụng các kí hiệu ≤ và ≥. Viết thành thạo số tự nhiên liền trước, liền sau của một số tự nhiên.
*Thái độ: Viết chính xác các kí hiệu trong tập hợp số tự nhiên.
B. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Thước, bảng phụ, mô hình tia số.
*HS: Ôn lại kiến thức lớp 5.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức(1 phút)
II. Kiểm tra(8 phút)
? Cho VD về tập hợp? Nêu chú ý trong sgk về cách viết tập hợp?
. 5 . 4 . 7
. 6 . 8
 . 9
? Viết tập hợp A các stn lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng 2 cách, rồi minh họa tập hợp A bằng hình vẽ.
*Đáp án: A = {4; 5; 6; 7; 8; 9} và A = {x ẻ N/ 3 < x < 10}
III. Bài mới A
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(10 phút)
? Em hãy lấy VD về số tự nhiên?
HS: Các số 0; 1; 2; 3là các số tự nhiên
GVGT: Tập hợp các số tự nhiên là N
? Em hãy cho biết các phần tử của tập hợp N?
HS: Các số 0; 1; 2; 3là các phần tử của tập hợp N.
GVTB: Ta biểu diễn các số tự nhiên trên tia số như sau: Trên tia gốc 0 ta đặt liên tiếp bắt đầu từ 0 các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau(GV vẽ hình lên bảng và biểu diễn một vài stn trên tia số).
HS: Quan sát và thực hiện vào vở theo hướng dẫn của GV trên bảng.
GV: Mỗi stn được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1 điểm biểu diễn stn a trên tia số gọi là điểm a.
GV: Giới thiệu kí hiệu tập hợp các stn khác 0:
GV đưa nội dung bài tập sau lên bảng phụ: Điền vào ô vuông các kí hiệu ẻ và ẽ cho đúng.
1HS: Lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.
	Hoạt động 2(15 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát lại tia số.
? Hãy so sánh số 2 và số 4?
HS: 2 < 4
? Em có nhận xét gì về vị trí điểm 2 và điểm 4 trên tia số?
HS: Điểm 2 ở bên trái điểm 4.
GVGT: Tổng quát như sau:
GV cho HS làm bài tập sau: Viết tập hợp A = {x ẻ N/ 6 ≤ x ≤ 8} bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
1HS: Lên bảng viết..
GV lấy VD minh họa cho tính chất bắc cầu: VD 3 < 4 và 4 < 5 thì 3 < 5
? Quan sát trên tia số em hãy tìm số liền sau của số 4? Số 4 có mấy số liền sau?
HS: Số liền sau của 4 là số 5. Số 4 có một số liền sau.
? Hãy lấy 2 VD về stn rồi chỉ ra số liền sau của mỗi số đó?
HS: Tự lấy VD 
? Vậy số liền trước của số 5 là số nào?
HS: Là số 4
GVTB: Số 4 và 5 là 2 stn liên tiếp
? Vậy 2 stn liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS: Hơn kém nhau 1 đơn vị
GV: Yêu cầu HS trả lời ? sgk.
1HS: Đứng tại chỗ trả lời.
? Em hãy cho biết trong câc stn số nào nhỏ nhất? Có stn nào lớn nhất không? Vì sao?
HS: Số 0 là stn nhỏ nhất , không có stn lớn nhất.
1. Tập hợp N và N*
- Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N.
N = {0; 1; 2; 3}
 0 1 2 3 4 5 6
- Tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N*.
N* = {1; 2; 3; } hoặc N* = {x ẻ N/ x ≠ 0}.
*Bài tập
12 ẻ N; • ẽ N; 5 ẻ N* 
 5 ẻ N; 0 ẽ N* ; 0 ẻ N.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
- Với a, b ẻ N. a a trên tia số(tia số nằm ngang) điểm a nằm bên trái điểm b.
*Kí hiệu: a ≤ b nghĩa là a < b hoặc a = b
b ≥ a nghĩa là b > a hoặc b = a.
*Bài tập
A = {x ẻ N/ 6 ≤ x ≤ 8} vậy A = {6; 7; 8}.
- Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).
- Mõi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị.
? a. 28; 29; 30 b. 99; 100; 101
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào lớn nhất. Bất cứ số tự nhiên nào cũng có số tự nhiên liền sau lớn hơn nó.
- Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.
IV. Củng cố kiến thức(10 phút)
GV cho HS làm bài tập 6, 7, 8 sgk – 7; 8.
*BT6: a. Số liền sau của số 17 là số 18, liền sau của số 99 là 100, liền sau của số a (a ẻ N) là số a + 1.
b. Liền trước của số 35 là 34, của số 1000 là 999, của số b (b ẻ N*) là số b – 1.
*BT7: A = {13; 14; 15} B = {1; 2; 3; 4} C = {13; 14; 15}
*BT8: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5} và A = {x ẻ N/ x ≤ 5)
*BT9: Hai stn liên tiếp tăng dần là 7; 8 và a; a + 1.
*BT10: Ba stn liên tiếp giảm dần là 4610; 4600; 4599; và a + 2; a + 1; a.
V. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Học kĩ nội dung bài học sgk và vở ghi.
- BTVN: 10 đến 15 sbt – tr4, 5. 
- Đọc trước bài 3: Ghi số tự nhiên.
 *Rút kinh nghiệm giờ giảng
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/ 08/ 10
Ngày giảng: 6A1, A2: 18/ 08 
Tiết 3 Đ3. ghi số tự nhiên
A. Mục tiêu cần đạt
*Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
*Kĩ năng: Biết đọc và viết các số la mã không quá 30, thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
*Thái độ: Viết chính xác các kí hiệu số trong hệ thập phân, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Bảng các chữ số và chữ, bảng la mã từ 1 đến 20.
*HS: Ôn lại kiến thức và làm tốt bài tập ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức(1 phút)
II. Kiểm tra(8 phút)
? Viết tập hợp N và N*. Làm bài tập 11 sbt – tr5.
? Viết tập hợp B các stn không vượt quá 6 bằng 2 cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của B trên tia số rồi đọc các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số đó.
2HS: Lên bảng làm bài
*Đáp án: 
1. N = {0; 1; 2; 3 } và N* = {1; 2; 3; }
BT11: A = {19; 20} B = {1; 2; 3} C = {35; 36; 37; 38}
2. C1: B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6} C2: B = {x ẻ N/ x ≤ 6}. Cá ...  nguyên âm
*VD1(sgk): Nhiệt độ buổi trưa -30C, buổi chiều nhiệt độ giảm 20C. Tính nhiệt độ buổi chiều?
 -2 -3 
 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
 -5
 (-3) + (-2) = -5
Vậy nhiệt độ buổi trưa cùng ngày là-50C
?1 (-4) + (-5) và ữ-4ữ +ữ-5ữ
Ta có: (-4) + (-5) = -9 (cộng trên trục số)
 ữ-4ữ +ữ-5ữ = ữ-9ữ = 9
* Nhận xét: Tổng của 2 SNA bằng số đối của tổng 2 giá trị tuyệt đối của chúng.
*Qui tắc(sgk – tr75)
*VD: (-17) + (-54) = -(17 + 54) = -71
?2 a. (+37) + (+81) = +118
 b. (-23) + (-17) = -(23 + 17) = - 40
IV. Củng cố kiến thức(5 phút)
- GVHDHS: Làm bài tập 23; 24 sgk – tr75.
*BT24 (sgk) b. 17 +ữ-33ữ = 17 + 33 = 50 c. ữ-37ữ +ữ+15ữ = 37 + 15 = 52
- Yêu cầu HS nêu cách cộng 2 SND, 2 SNA 
V. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Học và nắm vững qui tắc cộng 2 SND, 2 SNA cùng dấu
- BTVN: 23; 25; 26 sgk – tr75 + BT35; 36; 37 sbt – tr58; 59.
- Đọc trước bài 5: Cộng 2 số nguyên khác dấu.
*Rút kinh nghiệm giờ giảng
........................................................................
.........................................................................................................
Ngày soạn: 26/ 11/ 10
Ngày giảng: 6A1, A2: 01/ 12 
Tiết 45 Đ5. Cộng hai số nguyên khác dấu
A. Mục tiêu cần đạt
*Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng 2 số nguyên cùng dấu). Hiểu rõ việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
*Kĩ năng: Biết diễn đạt tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ hoặc toán học.
*Thái độ: Có ý thức liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn.
B. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Thước, bảng phụ, mô hình trục số(nếu có)
*HS: Ôn lại kiến thức bài 4.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức(1 phút)
II. Kiểm tra(7 phút)
? Làm bài tập 26 sgk – tr75
? Nêu qui tắc cộng 2 SND, cộng 2 SNA? Cho VD?
? Nêu cách tính GTTĐ của một số nguyên?
HS1: BT26. Nhiệt độ giảm 70C nghĩa là tăng -70C nên nhiệt độ sau khi giảm là: 
(-5) + (-7) = -120C
HS2: Nêu qui tắc cộng 2 SND, cộng 2 SNA. 
VD: (+12) + (14) = + (12 + 14) = +28
 (-15) + (-30) = -(15 + 30) = -45
HS3: Nêu cách tính GTTĐ của một số nguyên 
GV: Nhận xét cho điểm
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(15 phút)
GV: Nêu VD và tóm tắt VD sgk – tr75
? Muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu ta làm ntn?
HS: Lấy nhiệt độ buổi sáng trừ nhiệt độ buổi chiều. Nghĩa là 30C – 50C hoặc 30C + (-50C)
? Nhiệt độ giảm 50C nghĩa là nhiệt độ tăng âm bao nhiêu độ ?
HS: Tăng -50C.
GVTB: Ta có thể dùng trục số để tìm kết quả của phép tính như sau:
GV: Vì nhiệt độ giảm 50C nghĩa là nhiệt độ tăng -50C, ta lấy nhiệt độ buổi sáng cộng với nhiệt độ tăng -50C. Nghĩa là 
(+3) + (-5) = ?
? Vận dụng vào GTTĐ em hãy tính GTTĐ của mỗi số hạng và GTTĐ của tổng của các số sau: ữ+3ữ ; ữ-5ữ ; ữ-2ữ ; ữ-5ữ - ữ-3ữ ?
HS: ữ+3ữ = 3 ; ữ-5ữ = 5 ; ữ-2ữ = 2 ; 
ữ-5ữ - ữ-3ữ = 5 – 3 = 2
? So sánh GTTĐ của tổng và hiệu của 2 GTTĐ?
HS: GTTĐ của tổng bằng bằng hiệu 2 GTTĐ (GTTĐ lớn trừ đi GTTĐ nhỏ)
? Dấu của tổng xác định ntn?
HS: Dấu của tổng là dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
GV: Yêu cầu HS trả lời ?1 và ?2 sgk, HDHS thực hiện trên trục số.
HS: Thực hiện theo HD của GV
? Qua cách làm có nhận xét gì về kết quả của phép tính trên?
HS: ở ý a kết quả nhận được là 2 số đối nhau, ở ý b kết quả nhận được là 2 số bằng nhau.
Hoạt động 2(10 phút)
GV: Trở lại ?1 em hãy cho biết tổng của 2 số đối nhau bằng bao nhiêu?
HS: Tổng bằng 0
? Muốn cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm ntn?
HS: Ta tìm hiệu 2 GTTĐ (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
GVTB: Đó chính là nội dung qui tắc về cộng 2 số nguyên khác dấu (đưa lên bảng phụ)
GV: Nêu VD và cho HS thực hiện ?3 sgk
2HS: Lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở
GV: Nhận xét kết quả bài làm
Hoạt động 3(18 phút)
GV đưa lên bảng phụ nội dung bài tập sau: “Điền đúng hoặc sai vào kết quả các phép tính sau”
a. (+7) + (-3) = +4
b. (-2) + (+2) = 0
c. (-4) + (+7) = -3
d. (-5) + (+5) = 10
1HS: Lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở..
GV: Nhận xét và sửa sai(nếu có)
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
2HS: Lên bảng thực hiện
GV: Chốt lại cách tính và kết quả, kiến thức bài học
1. Ví dụ(sgk – tr75)
Nhiệt độ buổi sáng 30C
Buổi chiều nhiệt độ giảm 50C
Tính nhiệt độ buổi chiều?
 -5
 +3
 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
 -2
Ta có: (+3) + (-5) = -2
Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều hôm đó là -20C.
?1 (-3) + (+3) = 0 và (+3) + (-3) = 0
?2 a. 3 +(-6) = -3 vàữ-6ữ +ữ3ữ = 6-3 = 3
Kết quả nhận được là 2 số đối nhau. Vậy 
3 +(-6) = -(6 - 3)
b. (-2) + (+4) = 2 
và ữ+4ữ -ữ-2ữ = 4 - 2 = 2
Vậy (-2) + (+4) = + (4 - 2)
Kết quả nhận được là 2 số bằng nhau.
2. Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu
*Qui tắc(sgk - tr76)
*VD: (-273) + 55 = -(273 - 55) = -218
?3 a. (-38) + 27 = -(38 - 27) = -11
 b. 273 +(-123) = +(273 - 123) = +150
3. Luyện tập
*Bài tập 1
a. Đúng b. Đúng
c. Sai d. Sai
*Bài tập 2. Tính
a. ữ-18ữ + (-12) = 18 - 12 = 5
b. 102 + (-120) = -(120 - 102) = -18
c. (-15) + 15 = +(15 - 15) = 0
d. So sánh 23 + (-13) và -(23 - 13) 
Ta có: +(23 - 13) = 10 
 và -(23 - 13) = -10
Vậy kết quả nhận được là 2 số đối nhau
IV. Củng cố kiến thức(3 phút)
? Nêu qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu? Nêu điểm khác nhau ở 2 qui tắc này?
HS: Nêu qui tắc
- Cộng cùng dấu: Cộng 2 GTTĐ, đặc dấu âm trước kết quả
- Cộng khác dấu: Tìm hiệu 2 GTTĐ(số lớn trừ số nhỏ)
 Đặc trước kết quả tìm được của dấu có GTTĐ lớn hơn
V. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Học và nắm vững qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu không đối nhau
- BTVN: 29; 30 ; 31; 32; 33 sgk – tr76 - 77 
*Lưu ý ở BT30 cần rút ra nhận xét là: Một số cộng với 1 SNA, kết quả thay đổi ntn? Một số cộng với 1 SND kết quả thay đổi ntn?
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập
*Rút kinh nghiệm giờ giảng
........................................................................
.........................................................................................................
Ngày soạn: 26/ 11/ 10
Ngày giảng: 6A1, A2: 02/ 12 
Tiết 46 Luyện tập
A. Mục tiêu cần đạt
*Kiến thức: Củng cố các qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau.
*Kĩ năng: Biết áp dụng qui tắc cộng 2 số nguyên vào tìm kết quả của phép tính để rút ra nhận xét. Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
*Thái độ: Có ý thức liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn.
B. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Thước, bảng phụ, mô hình trục số(nếu có)
*HS: Ôn lại kiến thức bài học.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức(1 phút)
II. Kiểm tra(không kiểm tra bài cũ)
III. Bài mới(40 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Dạng 1: Tính GT biểu thức, so sánh 2 số nguyên.
GV: Đưa lên bảng phụ nội dung bài tập 1 sau để củng cố qui tắc cộng 2 SN âm cùng dấu, khác dấu.
HS: Lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở
GV: Nhận xét cách trình bày và sự đúng sai trong mỗi phép tính
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 34 sgk
? Tính giá trị của biểu thức ta làm ntn?
HS: Thay giá trị số vào chữ trong biểu thức rồi thực hiện phép tính.
2HS: Lên bảng làm
GV đưa nội dung bài tập sau lên bảng phụ:
a. 123 + (-3) và 123
b.(-55) + (-15) và (-55)
c. (-97) + 7 và (-97)
3HS: Lên bảng thực hiện
? Em có nhận xét gì về kết quả của phép tính ở a và b khi cộng với 1 SNA?
HS: Kết quả nhỏ hơn với số ban đầu.
? Có nhận xét gì về kết quả của phép tính ở c khi cộng với 1 SND?
HS: Kết quả lớn hơn số ban đầu
*Dạng 2: Tìm số nguyên x(bài toán ngược).
GV đưa nội dung bài tập sau lên bảng phụ:
a. x + (-3) = -11
b. -5 + x = 15
c. -5 + x = 15
d. ữ-3ữ + x = -10
HS: Dự đoán giá trị của x sau đó kiểm tra lại phép tính.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 35 sgk - tr77.
1HS: Đọc nội dung bài toán
GV HDHS phân tích bài toán để tìm lời giải:
? Số tiền của ông Nam tăng khi x = ?
HS: Khi x = 5
? Nếu số tiền giảm 2 triệu thì x = ?
HS: x = -2
*Dạng 3: Viết dãy số theo qui luật.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 48 sbt - tr59.
? Nếu số hạng sau > số hạng trước 3 đơn vị thì số hạng đứng sau số (-4) là số nào?
HS: Là số (-1)
? Tương tự ta có thể tìm tiếp các số hạng đứng sau số (-1) là số nào?
HS: Số 2
GVTB: Cứ như thế ta xác định được rất nhiều số hạng đứng sau số đó 3 đơn vị
HS: Tìm
? Hãy viết số hạng sau nhỏ hơn số hạng trước 4 đơn vị?
HS: Các số sau nhỏ hơn số hạng trước 4 đơn vị là 5; 1; -3; -7; -11;
? Quan sát dãy số ở a và b có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi dãy số?
HS: ở dãy a cứ 1 số chẵn lại có 1 số lẻ, còn ở dãy b dãy số đều là những số lẻ.
1. Bài tập Tính
a. (-50) + (-10) = - (50 + 10) = -60
b. ữ-15ữ + (+27) = 15 + 27 = 42
c. 43 + (-3) = 43 - 3 = 40
d. 207 + (-207) = 207 - 207 = 0
e. (207 + (-317) = -(317 - 207) = -110
f. 0 + (-36) = 0 - 36 = -36
2. Bài tập 34(sgk - tr77)
a. x + (-16) biết x = -4
Ta có: (-4) + (-16) = -(4 + 16) = -20
b. (-102) + y biết y = 2
Ta có: (-102) + 2 = -(102 - 2) = -100
3. Bài tập. So sánh rồi rút ra nhận xét
a. 123 + (-3) và 123
Ta có: 123 + (-3) = 123 - 3 = 120
Vậy 123 + (-3) < 123
b. (-55) + (-15) và (-55)
Ta có: (-55) + (-15) = -(55 + 15) = -70
Vậy (-55) + (-15) < (-55)
c. (-97) + 7 và (-97)
Ta có: (-97) + 7 = -(97 - 7 ) = -90
Vậy (-97) + 7 > (-97)
3. Bài tập. Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại
a. x + (-3) = -11
 x = -(11 - 3) = -8
Vì (-8) + (-3) = -11
b. -5 + x = 15
 x = 15 + 5 = 20 vì (-5) + 20 = 15
c. -5 + x = 15
 x = 14 vì 14 + (-12) = 14 - 12 = 2
d. ữ-3ữ + x = -10
 x = -13 vì 3 + (-13) = 3 - 13 = -10
4. Bài tập 35(sgk - tr77)
a. Số tiền của ông Nam tăng so với năm ngoái khi x = 5 (triệu đồng)
b. Số tiền của ông Nam giảm so với năm ngoái khi x = -2 (triệu đồng)
5. Bài tập 48(sbt - tr59)
a. Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị là các số: -4; -1; 2; 5; 8; 11; 14; 17; .
b. Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị là: 5; 1; -3; -7; -11; -15; -19; -23; 
IV. Củng cố kiến thức(3 phút)
*BT: Xét xem kết quả hoặc phát biểu sau đúng hay sai?(bảng phụ)
a. (-125) + (-55) = -70
b. 80 + (-42) = 38
c. ữ-15ữ + (-25) = -40
d. (-25) +ữ-30ữ +ữ-30ữ = 15
e. Tổng của 2 SNA là 1 SNA
f. Tổng của 1 SNA và 1 SND là 1 SND
V. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Ôn lại các qui tắc cộng 2 số nguyên, qui tắc tính GTTĐ của 1 số, các tính chất của phép cộng các STN
- BTVN: 49; 50; 51; 52; 53 sbt - tr60
- Đọc trước bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
*Rút kinh nghiệm giờ giảng
........................................................................
.........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan6.doc