Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hiền

Máy tính để bàn gồm có 4 bộ phận:

+ Màn hình: cấu tạo và hình dạng giống chiếc ti vi

+ Phần thân máy: chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lí. Đó là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính

+ Bàn phím: Khi gõ ta đã gửi tính hiệu vào máy tính

+ Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh và thuận lợi

- GV gọi một số học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính.

- GV cho học sinh lần lượt quan sát các hình 3, 4, 5 6 trong SGK và gọi học sinh trả lời câu hỏi:

+ Máy tính giúp các bạn học sinh đó làm gì?

- Máy tính giúp em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán,lien lạc với bạn bè

- GV cho HS làm BTVN: B2, B3 SGK trang 6.

 

doc 57 trang Người đăng vanady Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
TUẦN 1
Tiết 1
NS:22/08/2011
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH.
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM.
I. MỤC TIÊU: 
	- Bước đầu giúp học sinh hiểu được khái niệm của máy tính, làm quen được với máy tính
- Học sinh nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Máy tính, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt ộng học
2’
20’
15’
2’
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
Giới thiệu: Các em sẽ được làm quen với một người bạn mới. Đó là chiếc máy vi tính. Nó sẽ cùng em học tập và vui chơi. Vậy hôm nay chúng ta sẽ làm quen với người bạn mới này.
*Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nhận biết máy vi tính qua hình ảnh trong sách giáo khoa. 
GV đặt câu hỏi:
Có mấy loại máy tính thường dùng nhất?
- Nhìn vào ảnh trong SGk, em cho cô biết các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn?
GV kết luận:
a. Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là: Máy tính để bản và máy tính xách tay.
b. Máy tính để bàn gồm có 4 bộ phận:
+ Màn hình: cấu tạo và hình dạng giống chiếc ti vi
+ Phần thân máy: chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lí. Đó là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Bàn phím: Khi gõ ta đã gửi tính hiệu vào máy tính
+ Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh và thuận lợi
GV gọi một số học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính.
 GV cho học sinh lần lượt quan sát các hình 3, 4, 5 6 trong SGK và gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Máy tính giúp các bạn học sinh đó làm gì?
- Máy tính giúp em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán,lien lạc với bạn bè
- GV cho HS làm BTVN: B2, B3 SGK trang 6.
*Hoạt động 2: Thực hành.
 GV cho học sinh quan sát máy tính theo nhóm và chỉ ra các bộ phận của máy tính để bàn.
* Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Xem trước phần hai :” Làm việc với máy tính”
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời
- Máy tính để bàn và xách tay
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh quan sát và nhận biết từng bộ phận chính của máy tính
- Học sinh lắng nghe.
Tiết 2
NS:22/08/2011
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (tt).
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: Tư thế ngồi , các bước khởi động máy tính , bố trí ánh sáng để máy tính 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Máy tính đã khởi động, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
15’
15’
2’
1. Bài cũ:
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bộ phận của máy tính để bản, Quan sát máy tính và chỉ ra các bộ phận đó. 
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: Bài học trước chúng ta đã làm quen với người bạn mới của mình rồi và hôm nay chúng ta sẽ học cách làm việc với người bạn mới này nhé.
*Hoạt động 1: Làm việc với máy tính
a. Gv nêu một số thiết bị thông dụng trong gia đình (quạt máy, ti vi, máy giặt) và gọi học sinh trả lời: Các thiết bị cô nêu trên muốn hoạt động được thì cần phải làm gì?
- Sau khi cắm điện xong chúng ta phải làm gì mới sử dụng được thiết bị đó?
- GV kết luận: Máy tinh cũng vậy, để bật máy em thực hiện thao tác sau:
1. Cắm điện.
2. Bật công tắc trên thân máy.
3. Bật công tắc trên màn hình.
( Đối với máy tính xách tay em chỉ cần bật một công tắc).
- Gv cho học sinh quan sát hình trong SGK và giới thiệu học sinh về màn hình nền và biểu tượng.
b. Tư thế ngồi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi làm việc với máy tính: ngồi thẳng, tư thế thả lỏng, tay đặt ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay phải.
- Gv đi một vòng quan sát học sinh và sửa lại những em ngồi chưa đúng.
c. Ánh sáng:
- Máy tính đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu vào mắt và màn hình, không để nới tối không đủ ánh sáng.cách khởi động máy tính.
d. Tắt máy:
- Gv nêu quy tắt: tắt máy khi không làm việc với máy tính và thực hiện theo lệnh sau:
Chọn :
START/ TURN OFF COMPUTER/ TURN OFF
- Gv cho học sinh đọc đồng loạt các từ khóa trên và gọi lần lượt học sinh đọc lại.
* Hoạt động 2: Thực hành.
- Giáo viên khởi động sẵn máy cho học sinh, cho học sinh quan sát màn hình nền các biểu tượng theo nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khi không thực hành nữa phải tắt máy tính và làm mẫu theo lệnh đã học
* Hoạt động nối tiếp:
-Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập B4, B5 SGK trang 10.
- Xem trước bài 2 :” Thông tin xung quanh ta”
- Học sinh trả lời, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
- Học sinh lắng nghe và ghi vào vở.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh thực hành ngồi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và đọc từ khóa.
 - Học sinh quan sát trên màn hình nền có nhiều biểu tượng của máy tính như: 
	My Computer
	Internet
	 Trò chơi
- Hoc sinh nắm được các thao tác tắt máy :
Click vào Start/turn off computer/turn off.
- Học sinh lắng nghe.
TUẦN 2 Tiết 1
NS:22/08/2011
BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA.
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản 
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ và xử lí thông tin và truyền thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy vi tính , tranh ảnh bản đồ.
- Hình ảnh các biển báo chỉ dẫn hằng ngày 
- Các đoạn âm thanh hinh ảnh ( Video – audio clíp ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
23’
2’
1. Bài cũ:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập B4 SGK tramg 10 
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Vậy thông tin đó gồm những dạng thông tin gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay?
* Hoạt động 1
	Giáo viên đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi thảo luận liên quan đến 3 dạng thông tin 
GV kết luận: có 3 dạng thông tin thường gặp:
Thông tin dạng văn bản. 
Ví dụ: sách giáo khoa, truyện, bài báo
Thông tin dạng âm thanh.
Ví dụ: Tiếng chuông , tiếng trống trường, còi xe
Thông tin dạng hình ảnh.
Ví dụ: Những bức tranh, tranh vẽ trong SGK, trên các tờ báo cho em biết thêm về nội dung của chúng, biển báo giao thông:
Ví dụ: Cây đèn giao thông cho ta biết khi nào dừng và khi nào được phép qua đường.
- Đèn đỏ thì cho ta biết thông tin gì?
- Đèn xanh thì cho ta biết thông tin gì?
- Đèn vàng thì cho ta biết thông tin gì?
 - Em cho cô ví dụ khác về thông tin được biểu diễn dưới dạng hình ảnh?
- GV kết luận:
 - Máy tính giúp ta dễ dàng sử dụng 3 dạng thông tin:
+ Văn bản
+ Âm thanh
+ Hình ảnh
- Gv ví dụ:
 - Máy tính phát ra âm thanh như: nghe nhạc , xem phim những âm thanh phát ra khi chơi trò chơi.
- Máy tính hiển thị thông tin vằng văn bản như: Văn bản khi em gõ bằng phần mềm Word, các chữ trên thanh điều khiển
- Máy tính hiển thị hình ảnh như: hình ảnh khi xem phim , các biểu tượng của máy tính 
- GV cho học sinh làm bài Tập B2, B4, B5
*Hoạt động nối tiếp:
- GV dặn dò về nhà cần sưu tầm và tìm hiểu thêm về các dạng thông tin có trong đời sống hàng ngày mà các em hay gặp.
- Xem trước bài 3: “Bàn phím máy tính”
- Học sinh làm bài và nhận xét.
- Học sinh thảo luận từng nhóm về các dạng thông tin:
	-Âm thanh
	- Văn bản 
	- Hình ảnh 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
Tiết 2
NS:22/08/2011
BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH.
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh bước đàu làm quen với bàn phím, nhận biết được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bàn phím, Tranh ảnh minh họa bàn phím, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
10’
20’
2’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
- Em hãy cho biết thông tin máy tính được biểu diễn dưới mấy dạng? Khi nghe các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau thì đó là thông tin được biểu diễn dưới dạng gì?
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: Bàn phím giúp ta gửi thông tin vào máy tính. Bàn phím được chia làm nhiều khu vực khác nhau. Đó là những khu vực nào?
* Hoạt động 1: 
Bàn phím, Khu vực chính của bàn phím.
- Giáo viên giới thiệu bàn phím thật cho học sinh quan sát.
Hàng phím cơ sở: 
Hàng phím thứ ba tính từ dưới tính lên
Hàng phím trên: 
Phía trên hàng phím cơ sở
Hàng phím dưới: 
Phía dưới hang phím cơ sở
Hàng phím số: 
Hàng phím trên cùng
- Phím cách: hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách
· Kết luận:
 - Các khu vực chính của bàn phím gồm:
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím dưới 
+ Hàng phím số
- Gv cho học sinh làm bài tập B4 sgk/18
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV khởi động máy sẵn cho học sinh. Cho học sinh thực hành theo nhóm.
- GV khởi động phần mềm Word và cho học sinh gõ thử vài phím.
- GV quan sát tư thế ngồi trên máy của từng học sinh và chỉnh sửa cho những học sinh ngồi không đúng tư thế. 
- Gv yêu cầu sau khi thực hành xong thì tắt phần mềm và tắt máy theo lệnh đã học.
*Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà cần quan sát và gõ bàn phím cho quen tay hơn.
- Xem trước bài 3: “Chuột máy tính”
- Học sinh trả lời và nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh làm bài.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Học sinh thực hành.
TUẦN 3
Tiết 1
NS:22/08/2011
BÀI 4: CHUỘT MÁY TÍNH.
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
	Học sinh làm quen với chuột máy tính các em biết cách cầm chuột và thực hiện được một số thao tác với chuột ( di chuyển, nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, tranh ảnh minh họa, chuột máy tính, biểu tượng các dạng con trỏ chuột
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
4’
10’
15’
2’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
- Em hãy nêu các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím? 
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: Chuột máy tính giúp ta điều khiển máy tính một cách thuận tiện và nhanh chóng. Vậy để biết cầm chuột làm việc với máy tính như thế nào ? chúng ta vào bài học hôm nay.
*Hoạt động 1: Làm quen với chuột máy tính
Nút trái
Nút phải
- GV giới thiệu chuột máy tính và chỉ ra cho học sinh đâu là nút trái chuột, nút phải chuột (hình 22)
*Hoạt động 2: Sử dụng chuột 
a. Cách cầm chuột:
- Giới thiệu đến học sinh hình ảnh cách cầm chuột đúng (hình 23 SGK/20). Và nêu cách cầm chuột:
 “1. Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón tay trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
 2. Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột.
- Gọi 1 học sin ... ong sgk.
- GV hướng dẫn nhắc lại cách mở tệp:
Vào File/Open/nơi chứa tệp.
Gv nhấn mạnh tô màu nền bằng nút phải chuột
- GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ hs thực hành.
- thực hành xong tắt máy theo lệnh đã học.
* Hoạt động nối tiếp:
-GV nhận xét tiết học.
- dặn dò.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs đọc, cả lớp lắng nge để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Chọn công cụ tô màu.
HS trả lời chọn màu tô bằng nút chuột phải, nháy nút phải để tô màu.
- Học sinh ghi vào vở và gạch dưới từ nút phải.
- Hs lắng nghe và thực hành theo sự hướng dẫn của cô giáo.
- HS quan sát.
- Khởi động phần mềm Vẽ Paint, thực hành tô màu nền các màu đã học ở bài 1.
- Mở tệp tô màu 5 và tô màu 6 để tô màu theo sgk.
- Hs quan sát màu trong SGK để tô màu theo hình.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
NS: 15/11/11
NG:18/11/11
BÀI 3: VẼ ĐOẠN THẲNG.
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Sử dụng công cụ đường thẳng trong hộp công cụ để vẽ các đoạn thẳng với màu và nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
 	- Rèn luyện thao tác nhanh nhẹn, chính xác khi sử dụng chuột.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, tranh ảnh minh họa cho hình 68, giáo án giảng dạy, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
15’
15’
2’
1.Bài cũ:
Em hãy nêu các bước thực hiện để tô màu bằng màu nền?
 - Gv nhận xét, cho điểm, tuyên dương.
2. Bài mới: Cũng như trong thực tế để vẽ đường thẳng thì các em cần sử dụng công cụ là thước thẳng. Vậy trong phần mềm Paint ta có công cụ đường thẳng để giúp em vẽ đường thẳng.
Hoạt động 1: Các bước thực hiện
GV gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện vẽ đoạn thẳng màu xanh bằng thước thẳng.
GV nêu nhận xét:
Bạn chọn loại thước là thước thẳng.
Chọn màu vẽ là màu xanh.
Chọn nét vẽ (lớn hay nhỏ)
Tiến hành vẽ.
GV Kết luận: cũng tương tự như vẽ đường thẳng bằng thước, chúng ta cũng có những bước thực hiện khi vẽ đường thẳng bằng công cụ đường thẳng. 
¶ Các bước thực hiện 
Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
Chọn màu vẽ.
Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đoạn thẳng.
GV Giới thiệu công cụ đường thẳng, vị trí của nó trong hộp công cụ và giải thích các bước để chọn nét vẽ (hình 68).
Chú ý: Để vẽ các đoạn thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng, em cần nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột.
- Gv hỏi học sinh ngoài cách các em chọn màu vẽ trước khi vẽ còn có cách nào để vẽ đường thẳng có màu nữa?
Hoạt động 2: Thực hành
Gv cho HS thực hành theo nhóm đã phân công, tiến hành khởi động phần mềm vẽ có trên màn hình nền, cho học sinh quan sát công cụ đường thẳng trên Hộp công cụ, quan sát nét vẽ khi chọn công cụ đường thẳng.
Gv làm mẫu vẽ một một đoạn thẳng, cách sử dụng phím Shift.
- Gv cho hs vẽ đoạn thẳng theo các chiều tùy thích bằng các nét vẽ tùy thích.
- Gv yêu cầu Hs làm việc xong tắt phần mềm vẽ và tắt máy theo các bước đã học.
* Hoạt động nối tiếp:
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Về nhà học bài để chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
- HS trả lời, nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Học sinh dưới lớp quan sát từng hoạt động của bạn mình trên bảng.
- Học sinh nhận xét
- Hs lắng nghe.
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh ghi vào vở
- Hs lắng nghe và quan sát
- HSG TL: sau khi vẽ xong dùng công cụ để tô màu đường thẳng.
- Hs lắng nghe và quan sát.
- HS Quan sát.
- Hs thực hành vẽ đoạn thẳng.
- Học sinh lắng gnhe và thực hiện.
- Hs lắng nghe.
TUẦN 14
Tiết 1
NS:20/11/11
NG:22/11/11
Thực hànhVẽ đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU: 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Máy tính, sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
2’
Bài cũ:
Em hãy nêu các bước thực hiện vẽ đoạn thẳng?
 - Gv nhận xét, cho điểm, tuyên dương.
Thực hành:
- GV khởi động máy sẵn cho học sinh yêu cầu Học sinh tự khởi động phần mềm Paint và thực hiện theo yêu cầu sau:
 Bài 1: Em hãy dùng công cụ để vẽ tam giác theo mẫu ở hình 69 SGK/60
GV hướng dẫn:
 Các em cần thực hiện theo 3 bước sau
 + Chọn công cụ 
 + Chọn màu vẽ và nét vẽ.
 + Vẽ 3 đoạn thẳng nối với nhau.
 Bài 2: Em hãy dùng công cụ để vẽ cái thang theo mẫu ở hình 70b SGK/61.
- GV hướng dẫn:
 + Vẽ 2 đoạn thẳng hơi xiên
 + Vẽ các đoạn thẳng giữa 2 chân thang để tạo các bậc thang (nên sử dụng phím Shift để các đoạn thẳng vẽ đẹp hơn)
Bài 3: Em hãy dùng công cụ để vẽ đình làng theo mẫu ở hình 71d SGK/61.
- GV hướng dẫn:
 + Vẽ tam giác làm mái đình
 + Vẽ 4 đoạn thẳng làm cột đình.
 + Vẽ 4 đoạn thẳng tạo thành hình chữ nhật.
- Gv quan sát, giúp đỡ hs hoàn thành bài thực hành. Yêu cầu hs thực hành xong tắt phần mềm, tắt máy.
* Hoạt động nối tiếp 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- dặn dò.
- HS trả lời, nhận xét.
- Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hs thực hành.
- Hs lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và thực hành.
- Học sinh lắng nghe và thực hành.
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe.
Tiết 2
NS:23/11/11
NG:25/11/11
Bài 4: TẨY, XÓA HÌNH.
I. MỤC TIÊU: 
	Học sinh biết cách sử dụng công cụ Tẩy để xóa một vùng nhỏ trên hình đã vẽ và biết cách sử dụng Công cụ Chọn và Chọn tự dođể xóa một vùng lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, tranh ảnh minh họa cho hình 68, giáo án giảng dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
5’
5’
5’
15’
2’
1. Bài cũ:
2. Bài mới: gt bài mới.
Hoạt động 1: Tẩy một vùng trên hình
GV giới thiệu công cụ và giải thích từng bước để tẩy một vùng trên hình.
Gọi 1 học sinh phát biểu các bước thực hiện để tẩy một vùng trên hình trong SGk
¶ Các bước thực hiện 
Chọn công cụ tẩy trong hộp công cụ.
Chọn kích thước của tẩy. 
Nháy hoặc kéo thả chuột trên phần cần tẩy.
* chú ý: Vùng bị tẩy sẽ chuyển sang màu nền hiên thời.
-em có thể thay đổi màu nền bằng cách nào?
Hoạt động 2: Chọn một phần hình vẽ
- GV giới thiệu 2 công cụ Chọn và Chọn tự do trên thanh công cụ.
a. Công cụ 
Gv nêu tác dụng của Công cụ Chọn dùng để chọn một vùng Hình chữ nhật.
- Gv gọi hs đọc các bước thực hiện và kết luận:
1. Chọn công cụ 
2. kéo thả chuột từ một góc của vùng chọn đến góc đối diện của vùng đó.
- Gv giới thiệu hình đã được chọn
b.Công cụ 
Gv nêu tác dụng của Công cụ Chọn dùng để chọn một vùng tùy ý.
- Gv goi hs đọc các bước thực hiện và kết luận:
1. Chọn công cụ 
2. kéo thả chuột vùng cần chọn, càng sát biên càng tốt.
- Gv giới thiệu hình đã được chọn
Hoạt động 3: Xóa một vùng trên hình.
- Gv goi hs đọc các bước thực hiện và kết luận:
1. Dùng công cụ , để chọn vùng cần xóa.
2. Nhấn phím Delete.
* chú ý: vùng bị xóa sẽ chuyển sang màu nền.
Hoạt động 4: Thực hành
- Gv cho hs tự khởi động phần mềm , quan sát 2 công cụ trên thanh công cụ, gọi hs chỉ ra đâu là công cụ chọn và chọn tự do .
- Gv làm mẫu sử dụng 2 công cụ trên .
- Gv cho học sinh tự vẽ theo ý mình rồi thực hiện xóa theo các bước đã học.
- quan sát, nhắc nhở, hướng dẫn hs thực hành tự vẽ một hình và sử dụng 2 công cụ trên để chọn.
- tuyên dương hs làm tốt, nhan, chính xác.
- Gv nhận xét tiết học.
* Hoạt động nối tiếp:
Về nhà học bài để chuẩn bị tiết thực hành
- Hs lắng nghe và quan sát
- Học sinh lắng nghe và quan sát trong SGK
- HS ghi nhớ.
- HS trả lời: Nháy nút phải chuột vào ô màu trong hộp màu.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- hs đọc
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe.
- hs đọc
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs đọc.
- Hs lắng nghe.
- Hs thực hành theo yêu cầu .
- hs trả lời.
- Hs quan sát.
- Hs thực hành.
- Hs lắng nghe.
TUẦN 15
Tiết 1
NS:27/11/11
NG:29/11/11
Thực hành: TẨY XÓA HÌNH
I. MỤC TIÊU: 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	SGK, máy vi tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
1. Bài cũ: - em hãy nêu các bước thực hiện xóa một vùng trên hình?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. thực hành:
- GV khởi động máy sẵn cho học sinh.
- GV yêu cầu HS khởi động phần mềm vẽ và hực hiện theo yêu cầu sau:
Bài 1: Em hãy mở tệp xoahinh1.bmp rồi xóa chú chó và chú mèo để được hình 77b SGK/ 64.
*hướng dẫn: Em vào File/Open mở tệp xoahinh1.bmp, sau đó thực hiện xáo hình theo các bước đã học.
Bài 2: Em hãy mở tệp xoahinh2.bmp để xóa bớt 5 gói quà.
*hướng dẫn: Em vào File/Open mở tệp xoahinh2.bmp, sau đó thực hiện xáo hình theo các bước đã học.
- GV quan sát lớp và xem bao nhiêu HS đã thực hiện đúng theo yêu cầu nhanh và chính xác. Những HS chưa thực hiện mở tệp được GV sẽ hướng dẫn để các em thực hiện tốt hơn.
- Tuyên dương những HS làm tốt và nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt về nhà xem bài thật kỹ để lần sau thực hiện tốt hơn.
* Hoạt động nối tiếp
- Về nhà xem trước bài Di chuyển hình.
- Hs trả lời, nhận xét.
- Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS thực hành.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe và thực hành.
- Hs lắng nghe
Tiết 2
NS:1/12/11
NG:2/12/11
Bài 5: Di chuyển hình
I. MỤC TIÊU: 
Trên cơ sở biết cách sử dụng Công cụ Chọn và Chọn tự dođể chọn một vùng lớn, còn biết them cách di chuyển một phần hình tới vị trí khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
¹ GV: SGK, tranh ảnh minh họa cho hình 68, giáo án giảng dạy.
¹ HS: SGK, học cụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
33’
2’
Hoạt động 1: Di chuyển hình
- HS quan sát tranh (hình 79/SGK 65). Một hình Pikachu được di chuyển đến vị trí mới.
 - Như vậy các bước thực hiện như sau:
1. Dùng công cụ chọn hoặc để chọn một vùng bao quanh phần hình định di chuyển.
2. Đưa con trỏ chuột vào vùng được chọn và kéo thả chuột đến vị trí mới.
3. Nháy chuột bên ngoài vùng chọn để kết thúc.
* Lưu ý: khi chọn 2 công cụ trên, trên thanh công cụ sẽ xuất hiện biểu tượng trong suốt và không trong suốt 
Hoạt động 4: Thực hành
- Yêu cầu HS tự khởi động phần mềm Paint và thực hành theo yêu cầu sau:
Bài 1: Em hãy mở tệp dichuyen1.bmp để có hình 80a. Và di chuyển “Ông mặt trời” để được hình 80b SGK/65.
- Gv làm mẫu bài 1 và nhắc lại từng bước thực hiện di chuyển ( Chọn công cụ )
Bài 3: Đặt các bóng đèn ở hình 83 a đúng như hình 83 b.
* Sử dụng biểu tượng trong suốt
- GV quan sát lớp và hướng dẫn cho các em giải quyết các vấn đề mà các em chưa thực hiện được.
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt bài thực hành và nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt về nhà xem bài lại để tiết thực hành sau thực hiện tốt hơn.
- Gv nhận xét tiết học.
* Hoạt động nối tiếp:
Về nhà học bài để chuẩn bị tiết thực hành.
- Hs lắng nghe và quan sát
- Học sinh lắng nghe và quan sát trong SGK
- hs sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh thực hành.
- Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe
Hs quan sát
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 3.1.doc