Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 12 đến 19 - Năm học 2010-2011 - Phạm Quang Sang

Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 12 đến 19 - Năm học 2010-2011 - Phạm Quang Sang

I. MỤC TIÊU

- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BC, BCNN

- HS biết cách tìm BC thông qua tìm BCNN một cách thành thạo và vận dụng tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế đơn giản

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

Bảng phụ; phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

1) Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số?

- Tìm BCNN (8;9;11); BCNN (25;50) ; BCNN (9;1)

Từ đó nêu lại các chú ý của

2) Nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1

3/ Bài mới :

Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1 : Cách tìm BC thông qua tìm BCNN

• Từ cách tìm ƯC thông qua ƯCLN, cho các nhóm thảo luận cách tìm BC qua BCNN

• Cho học sinh làm ví dụ trong SGK để minh hoạ

• Cho h/s làm áp dụng .

• a 60, a  280 nên a có quan hệ gì với 60; 280?

• a<1000 suy="" ra="" a="" có="" quan="" hệ="" gì="" với="">

HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập

• Cho các nhóm thảo luận bài 153/SGK2 ra giấy, dán lên bảng.

• Khai thác thêm đầu bài như : Tìm số a nhỏ nhất sao cho a  30; a 45?

• Cho học sinh làm bài 194.

• Khi m  n thì m có quan hệ với n ntn?

• Có mấy cách tìm BCNN?

Cho các đội thi giải toán nhanh bằng trò chơi tiếp sức qua bài 4

 1. Cách tìm BC thông qua tìm BCNN

Ví dụ: A= x N/ x 8, x 18, x 30, x<>

 Ta có x  BC (8;18;30) và x<>

 BCNN (8;18;30) = 23 . 32 . 5 = 360

 BC (8;18;30) = 0;360;720.

Nhận xét : Để tìm BC của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó

áp dụng : Tìm số tự nhiên a, biết rằng a<>

 a 60, a  280

Giải : a là BC của 60 và 280, đồng thời a<>

 BCNN(60;280) = 840

 Do đó a= 840

2. Bài tập luyện tập

Bài 153/ SGK

BCNN (30;45) =90

Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là : 90; 180; 270; 360; 450

Bài 194/ SBT

m  n thì BCNN (m,n) = m

Ví dụ :BCNN(30,15;60) = 60

 BCNN(12;15;120)= 120

Bài 3:Tìm số tự nhiên x sao cho

x+ 14 7

x - 16  8

54 +x  9

Giải: x là BCNN(7;8;9), nên x = 504

 

doc 51 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 12 đến 19 - Năm học 2010-2011 - Phạm Quang Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31.10.2010
Tuần :	12	Tiết : 34
BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I. MỤC TIÊU 	
- HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số 
- HS biết BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố
- HS biết phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN
- HS biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trờng hợp 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Bảng phụ; ôn tập về bội của một số
III.	 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/	Ổn định tổ chức:
2/	Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
1. Thế nào là BC của hai hay nhiều số? xÎBC (a;b) khi nào
2. Tìm BC (4;6)
GV cho HS nhận xét trả lời và bài làm của 2 HS lên bảng và cho điểm 
HS 1: Lên bảng trả lời miệng
BC của hai hay nhiều số là bội của tất các số đó 
xÎBC (a;b) khi x a và x b 
HS 2: Lên bảng làm bài 
B(4) = {0;4;8;12;16}
B(6) = {0;6;12;18;24}
Vậy BC (4;6) = {0;12;24}
HS : BCNN khác 0 của 4 và 6 là 12 
3/ 	Bài mới : 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Bội chung nhỏ nhất
Từ câu 1giáo viên giới thiệu khái niệm BCNN của hai hay nhiều số
Cho học sinh tìm B(12)?
NX quan hệ giữa BC với BCNN ntn?
Cho các nhóm thảo luận áp dụng 1 ra giấy theo từng câu đã được phân công, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và cách làm. Qua đó giáo viên vừa khắc sâu khái niệm BCNNvừa rút ra nội dung chú ý. 
Cho các cặp thảo luận áp dụng 2 ra giấy, dán lên bảng. 
Giáo viên đặt vấn đề tìm BCNN(8;12;30)?
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT
Dựa vào bài này đưa cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT ntn?
 Gọi một học sinh nhắc lại cách tìm ƯCLN, từ đó học sinh phát biểu qui tắc tìm BCNN.
1. Bội chung nhỏ nhất
Ví dụ: B(4)= {0;4;8;12;16; 20;24;28...}
 B(6)= {0;6;12;18; 24;30...}
 BC (4;6) = {0;12;24...}
 BCNN (4;6) = 12
Nhận xét : Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều
 là bội của BCNN (4;6)
áp dụng 1: Tìm BCNN(3; 5; 6)
 BCNN(8; 1) 
 BCNN (4;6;1)
Chú ý : Mọi số tự nhiên đều là bội của 1
 BCNN (a, 1) = a
 BCNN (a,b,1 ) = BCNN (a,b)
áp dụng 2 : Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0,
 biết rằng 
 a M5 và a M 8
2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT
Ví dụ : 8 = 23
 18 = 2 . 32
 30 = 2 . 3 . 5
BCNN (8;18;30) = 23 . 32 .5 = 360
 áp dụng 1: Tìm BCNN (8; 12 )
 BCNN (5;7;8)
 BCNN (12;16;48) 
Chú ý : a) Nếu các số đã cho đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó
 b) Nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất đó
áp dụng 2: Tính nhẩm BCNN(3;5)
 BCNN (10,20,30)
4/	Kiểm tra đánh giá: 
Các nhóm thảo luận áp dụng 1 ra giấy dán lên bảng, từ đó đưa ra cách tìm BCNN mà không cần phân tích ra TSNT 
5/	Hướng dẫn ở nhà: Học kỹ các khái niệm BCNN, qui tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số, cách tìm BCNN mà không cần phân tích ra TSNT
 Làm bài tập 149,150,151 /SGK
 Giáo viên hướng dẫn bài 151
IV- 	RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
	***********************
Ngày soạn: 31.10.2010
Tuần :	12	Tiết : 35
LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU 	
- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BC, BCNN
- HS biết cách tìm BC thông qua tìm BCNN một cách thành thạo và vận dụng tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế đơn giản
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Bảng phụ; phiếu học tập 
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/	Ổn định tổ chức:
2/	Kiểm tra bài cũ:
1) Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? 
- Tìm BCNN (8;9;11); BCNN (25;50) ; BCNN (9;1)
Từ đó nêu lại các chú ý của 
2) Nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1
3/ 	Bài mới : 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Cách tìm BC thông qua tìm BCNN
Từ cách tìm ƯC thông qua ƯCLN, cho các nhóm thảo luận cách tìm BC qua BCNN
Cho học sinh làm ví dụ trong SGK để minh hoạ
Cho h/s làm áp dụng .
aM 60, a M 280 nên a có quan hệ gì với 60; 280?
a<1000 suy ra a có quan hệ gì với BC(60:280)?
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Cho các nhóm thảo luận bài 153/SGK2 ra giấy, dán lên bảng.
Khai thác thêm đầu bài như : Tìm số a nhỏ nhất sao cho a M 30; aM 45? 
Cho học sinh làm bài 194.
Khi m M n thì m có quan hệ với n ntn?
Có mấy cách tìm BCNN?
Cho các đội thi giải toán nhanh bằng trò chơi tiếp sức qua bài 4
1. Cách tìm BC thông qua tìm BCNN
Ví dụ: A= {x ÎN/ xM 8, x M18, x M30, x<1000}
 Ta có x Î BC (8;18;30) và x<1000
 BCNN (8;18;30) = 23 . 32 . 5 = 360
 BC (8;18;30) = {0;360;720...}
Nhận xét : Để tìm BC của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó
áp dụng : Tìm số tự nhiên a, biết rằng a<1000,
 aM 60, a M 280
Giải : a là BC của 60 và 280, đồng thời a<1000
 BCNN(60;280) = 840
 Do đó a= 840
2. Bài tập luyện tập
Bài 153/ SGK
BCNN (30;45) =90
Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là : 90; 180; 270; 360; 450
Bài 194/ SBT
m M n thì BCNN (m,n) = m
Ví dụ :BCNN(30,15;60) = 60
 BCNN(12;15;120)= 120
Bài 3:Tìm số tự nhiên x sao cho 
x+ 14M 7
x - 16 M 8
54 +x M 9
Giải: x là BCNN(7;8;9), nên x = 504
4/	Kiểm tra đánh giá: 
Bài 4: Điền vào chỗ trống bằng nội dung thích hợp. So sánh hai qui tắc
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số....... ta làm như sau:
- Phân tích mỗi số....................
- Chọn ra các thừa số ................
- Lạp ............mỗi thưa số lấy với số mũ...............................
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số....... ta làm như sau:
- Phân tích mỗi số....................
- Chọn ra các thừa số ................
- Lạp ............mỗi thưa số lấy với số mũ...............................
5/	Hướng dẫn ở nhà: Học kỹ các khái niệm BCNN, qui tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số, cách tìm BCNN mà không cần phân tích ra TSNT, cách tìm BC thông qua tìm BCNN
 Làm bài tập 154,155 /SGK, 195/SBT
 Giáo viên hướng dẫn bài 155
IV- 	RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
	***********************
Ngày soạn: 31.10.2010
Tuần :	12	Tiết : 36
LUYỆN TẬP 2
I. MỤC TIÊU 	
- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN; tìm BC thông qua tìm BCNN
- Rèn kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tính toán tìm BCNN một cách hợp lí.
- HS biết vận dụng cách tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/	Ổn định tổ chức:
2/	Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1?
	Chữa bài 189/SBT
3/ 	Bài mới : 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
x M 12, xM 21, xM 28 thì x được gọi là gì?
HOẠT ĐỘNG 2:
Nhắc lại cách tìm BC qua tìm BCNN?
Đọc bài 157/SGK
GV dẫn dắt h/s phân tích bài toán:
Gọi lần trực nhật tiềp sau trùng nhau của hai bạn là a ngày, mối quan hệ giữa a với 10; 12 ntn?
Bài 158,157 có điểm gì khác nhau?
GV gợi ý bài 195/SBT
Nếu gọi số đội viên liên đọi là a thì số nào chia hết cho 2;3;4;5?
Cho h/s thảo luận theo nhóm
Khai thác bài 195: Nếu thiếu 1 em thì sao?Đó là bài 196/SBT
HOẠT ĐỘNG 3 : Bổ xung kiến thức
Giới thiệu cho h/s ở phương đông ( trong đó có VN) gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép 10 can ( theo thứ tự) với 12 chi . Đầu tiên giáp được ghép với tí thành năm Giáp Tý. Cứ 10 năm lại được lặp lại. Tính sau bao nhiêu năm năm Giáp Tý được lặp lại?
Các năm khác có gì khác không?
Năm nay là năm Nhâm Ngọ. Hỏi năm nào nữa cũng là năm Nhâm Ngọ?
1. Luyện tìm x
Bài 156/SGK
2. Luyện về tìm BC
a)Bài 193/SBT
b)Bài 157/SGK
Gọi lần trực nhật tiếp của hai bạn là sau a( ngày)
Suy ra a là BCNN ( 10;12)
10 = 2.5
12= 22 .3
BCNN (10;12)=60
Vậy sau ít nhất 60 ngày hai bạn thì hai bạn lại cùng trực nhật
c)Bài 158/SGK
d)Bài 195/SBT
Gọi số đội vien liên đội là a
( 150 ³ a ³100)
Vì xếp hàng 2;3;4;5 đều thừa 1 người nên ta có
(a-1) là BC (2;3;4;5)
BCNN (2;3;4;5)= 60
Vì ( 150 ³ a ³100)
Nên 149 ³ a -1 ³ 99 
Ta có a-1 = 120
Suy ra a= 121
Vậy số đội viên liên đội là 121 người
3. Bổ xung kiến thức
Lịch can chi
4/	Kiểm tra đánh giá: 
5/	Hướng dẫn ở nhà: Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập chương, h/s trả lời các câu ôn tập trong SGK( trang 16)
 Làm bài tập 159,160, 161 /SGK, 196; 197/SBT
IV- 	RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
	***********************
Ngày soạn: 7.11.2010
Tuần :	13	Tiết : 37
ÔN TẬP CHƯƠNG I (TIẾT1)
I. MỤC TIÊU 	
- Ôn tập cho HS các kiến thức cơ bản đã học về các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa.
- HS vận dụng được các kiến thức trên vào việc giải các bài tập về thực hiện phép tính, tìm số chưa biết 
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, đúng, nhanh, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Bảng phụ, làm đáp án 10 câu hỏi ôn tập ra vở và ôn từ câu 1 đến câu 4 
III.	 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/	Ổn định tổ chức:
2/	Kiểm tra bài cũ:
GV treo bảng phụ lên bảng cho HS quan sát GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 4 sgk /61
3/ 	Bài mới : 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập lý thuyết
Viết dạng tổng quát t/c kết hợp/ t/c giao hoán của phép công?
Viết dạng tổng quát t/c kết hợp, t/c giao hoán của phép nhân, t/c phân phối của phép nhân đ/v phép nhân của phép công?
Phép cộng, phép nhân còn coa t/c nào khác?
Điền vào dấu..... để được đ/n luỹ thừa bậc n của a?
Nhấn mạnh về cơ số, số mũ trong mỗi công thức
Nêu ĐK để a chia hết cho b?
Nêu ĐK để a trừ được cho b?
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Cho h/s thảo luận theo cặp bài 159/SGK
Qua bài 159, rút ra KL gì?
Nêu thứ tự thực hiện các phép tính?
Qua bài này nhấn mạnh thứ tự thực hiẹn các phép tính, quy tắc nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số, áp dụng các p/p tính nhanh
Nhắc lại cách tìm các thành phàn trong các phép tính?
Gợi ý trong ngày muộn nhất là 24h, điền các số ntn cho thích hợp/
Cho h/s thảo luận theo nhóm
A. Ôn tập lý thuyết
Câu 1:
Câu2: Luỹ thừa bậc n của a là .......của n, mỗi thừa số bằng......
an = ............( n ¹ 0)
a gọi là ........
n gọi là ......
Câu 3
am . an = am+n
am : an = am-n
Câu 4
aM b Û a = bk ( kÎN; b¹ 0)
a ³ b
B. Bài tập
1. Bài toán trắc nghiệm
Bài 159/SGK
2.Luyện về thực hiện phép tính
Bài 160/SGK
a) 197
b) 121
c) 157
d)16400
3. Luyện về  ... g
 Z
 N
N*
Tại sao lại cần mở rộng tập N thành tập Z.
b) Thứ tự trong N, trong Z.
GV: Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z.
(đưa kết luận lên màn hình)
Cho ví dụ?
Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, , nếu a < b thì vị trí điểm a so với b như thế nào?
Biểu diễn các số sau trên trục số: 3; 0; -3; -2; 1
Gọi HS lên bảng biểu diễn.
Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2)
Nêu các quy tắc so sánh hao số nguyên ?
(GV đưa các quy tắc so sánh số nguyên lên màn hình).
GV:
Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5; -15; 8; 3; -1; 0.
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần.
-97; 10; 0; 4; -9; 100
2) Tập N, tập Z
Tập N là hợp các các số tự nhiên
N = 
+ N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0
N* = 
+ Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
Z = 
N* là một tập con của N, N là
một tập con của Z.
b) Thứ tự trong N, trong Z.
Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a< b thì điểm a nằm bên trái điểm b.
 -3 -2 0 1 3
Số 0 có số liền trước là (-1), có số liền sau là (+1).
Số (-2) có số liền trước là (-3), có số liền sau là (-1).
-15; -1; 0; 3; 5; 8
100; 10; 4; 0; -9; -97
Hoạt động 3: 
1) Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên.
a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a.
- GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
GV vẽ trục số minh hoạ:
 0 a
GV: nêu qui tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm?
Cho ví dụ
b) Phép cộng trong Z
Cộng hai số nguyên cùng dấu.
GV: nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
Cộng hai số nguyên khác dấu.
- GV: Hãy tính
(-30) + (+10) =
(-15) +(+40) =
(-12) + 
Tính: (-24) + (+24)
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
(GV đưa các quy tắc cộng hai số nguyên lên màn hình).
c) Phép trừ trong Z:
GV: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào? Nêu công thức
d) Qui tắc dấu ngiặc:
GV: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”,bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “- ”; qui tắc cho vào trong ngoặc.
1) Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên.
a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a.
Tính:
 (-15) + (-20) = (-35)
(+19) + (+31) =(+35)
25 + 15 = 40
 (-30) + (+10) = (-20)
(-15) +(+40) = (+25)
(-12) + (-12) + 50 = 38
(-24) + (+24) = 0
b) Phép cộng trong Z
Ví dụ : (-15) + (-20) =
(+19) + (+31) =
 Ví dụ : 
d) Qui tắc dấu ngiặc:
c) Phép trừ trong Z:
Ví dụ:
15 –(-20) = 15 + 20 = 35
-28 –(+12) = -28 + (-12) = -40
Ví dụ: (-90) –(a - 90) + (7 - a)
= - 90 – a + 90 +7 – a
= 7- 2a
Hoạt động 4: 
2) Ôn tập tính chất phép cộng trong Z
GV: Phép cộng trong Z có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.
a) Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
b) Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
c) Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
d) Cộng với số đối
a + (-a) = 0
2) Ôn tập tính chất phép cộng trong Z
a) Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
b) Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
c) Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
d) Cộng với số đối
a + (-a) = 0
Hoạt động 5: 
3) Luyện tập
Bài 1: Thực hiện phép tính:
(52+ 12) – 9 . 3
80 –(4. 52 – 3.23)
(-219) – (-229) + 12 . 5
10
4
-40
Hoạt động 6: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Ôn tập lại các kiến thức đã ôn.
Bài tập về nhà bài số 11, 13, 15 trang 5(SBT) và bài 23, 27, 32, trang 57, 58 (SBT).
IV- 	RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 11.12.2010
Tuần :	18	Tiết : 54+55
ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 2+3)
MỤC TIÊU
Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng,các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho3, cho 9, số nguyên tố và hợp số,ước chung và bội chung ƯCLN và BCNN.
Rèn luyện kĩ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2, cho 5, cho3, cho 9. Rèn luyện kĩ năng tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số.
HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài toán thực tế.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ ghi “Dấu hiệu chia hết”, “Cách tính ƯCLN và BCNN”và bài tập.
HS: Làm câu hỏi ôn tập vào vở. hoặc bảng nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
GV nêu câu hỏi, kiểm tra.
+ HS 1: Phát biểu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối một số nguyên . Chữa bài 29 trang 58 SBT.
Tính giá trị các biểu thức.
a) 
b) 
c) 
d) 
+ HS 2: Phát biểu quy tắc cộng hai số
nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số
nguyên khác dấu.
Chữa bài 57 trang 60 (SBT): Tính
248 + (-12) + 2064 + (-236)
(-298) + (-300) + (-302)
HS 1: Phát biểu 3 quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên.
Chữa bài 29 SBT
a) = 6 – 2 = 4
b) = 5 . 4 = 20
c) = 20 : 5 = 4
d) = 247 + 47 = 294
HS 2: Phát biểu quy tắc cộng hai số
nguyên.
Chữa bài 57 SBT
a) 248 + (-12) + 2064 + (-236)
= 
= 2064
b) (-298) + (-300) + (-302)
= 
= (-600) + (-300).
= (-900).
Hoạt động 2 
1) Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số.
Bài 1: Cho các số: 160; 534; 2551; 48309; 3825
Hỏi trong các số đã cho:
Số nào chia hết cho 2
Số nào chia hết cho 3
Số nào chia hết cho 9
Số nào chia hết cho 5
Số nào vừa chia hết cho 2, Số nào vừa chia hết cho 5
Số nào vừa chia hết cho 2, Số nào vừa chia hết cho 3
Số nào vừa chia hết cho 2, Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 9
Cho HS hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút rồi goi một nhóm lên bảng trình bày câu a, b, c, d.
Cho HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
Gọi tiếp nhóm thứ hai lên bảng trình bày câu e, f, g.
HS trong lớp nhận xét và bổ sung.
Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để
1*5* chia hết cho cả 5 và 9
* 46* chia hết cho cả 2; 3; 5; 9
HS làm rồi gọi 2 em lên bảng trình bày 
Bài 3: Chứng tỏ rằng:
Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3.
Bài 4: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số? Giải thích.
a = 717
b = 6. 5 + 9. 31
c = 3. 8. 5 – 9. 13
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số
1) Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số.
1755 ; 1350
8460
câu a
Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là:
n + n + 1 + n + 2
= 3n + 3 = 3(n + 1) 3
bài 4:
a = 717 là hợp số vì 717 3
b = 3 (10 + 93) là hợp số vì
3(10 + 93) 3
c = 3(40 - 39) = 3 là số nguyên tố
	Tiết 2	Hoạt động 3: 
2) Ôn tập về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN
Bài 5: Cho 2 số: 90 và 252
Hãy cho biết BCNN (90; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của hai số đó.
Hãy tìm tất cả các ước chung của 90 và 252.
Hãy cho biết ba bội chung của 90 và 252
GV hỏi: Muốn biết BCNN gấp bao nhiêu lần ƯCLN (90, 252)trước tiên ta phải làm gì?
GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
GV gọi hai HS lên bảng phân tích 90 và 252 ra thừa số nguyên tố.
Xác định ƯCLN, BCNN của 90 và 252.
Vậy BCNN (90, 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của 2 số đó?
Tìm tất cả các ước chung của 90 và 252, ta phải làm thế nào?
Chỉ ra ba bội chung của 90 và 252.
Giải thích cách làm.
 Ta phải tìm BCNN và ƯCLN của 90 và 252.
90
45
15
5
2
3
3
5
252
126
63
21
2
2
3
3
90 = 2.32. 5 252 = 22.32. 7
ƯCLN (90, 252) = 2. 32 = 18
BCNN (90, 252) = 22.32. 5 .7 = 1260
BCNN (90, 252) gấp 70 lần
ƯCLN (90, 252)
Ta phải tìm tất cả các ước chung của ƯCLN.
Các ước của 18 là: 1, 2, 3, 6, 9, 18
Vậy ƯC(90; 252) = 
Ba bội chung của 90 và 252 là: 1260, 2520, 3780 (hoặc số khác).
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP 
Dạng 1: Toán đố về ước chung, bội chung.
Bài 213 trang 27 SGK.
Gọi 1 HS đọc đề bài, GV tóm tắt đè lên bảng.
Có: 133 quyển vở, 80 bút, 170 tập giấy .
Chia các phần thưởng đều nhau .
Thừa : 13 quyển vở, 8 bút, 2 tập giấy
Hỏi số phần thưởng?
GV hỏi: Muốn tìm số phần thưởng trước tiên ta cần tìm gì ?
Số vở đã chia là: 133 – 13 = 120
Số bút đã chia là: 80 – 8 = 72
Số tập giấy đã chia là: 170 – 2 = 168
GV: Để chia các phần thưởng đều nhau thì số phần thưởng phải như thế nào?
GV: Trong số vở, bút, tập giấy thừa, thừa nhiều nhất là 13 quyển vở, vậy số phần thưởng cần thêm điều kiện gì ?
Gọi 3 em lên bảng phân tích 3 số:
120, 72 và 168 ra thừa sô nguyên tố.
Xác định ƯCLN (120 ; 72; 168) = 24
Từ đó tìm ra số phần thưởng .
Bài 26 trang 28 (SBT)
GV gọi HS đọc đề bài và tóm tắt đề
GV gợi ý : Nếu ta gọi số HS khối 6 là a (HS) thì a phải có những điều kiện gì ?
Sau đó yêu cầu HS tự giải.
Dạng 2: Toán về chuyển động
Bài 218 tr28 SBT.
GV cho HS hoạt động nhóm để giải bài này.
GV vẽ sơ đồ lên bảng.
 A 110km B 
 V1 V2
V1 - V2 = 5 km/h
Hai người khởi hành 7 giờ, gặp nhau 9 giờ
Tính V1, V2?
GV: Bài toán này thuộc dạng chuyển động nên có các đại lượng v, t, s. Cần lưu ý đơn vị phải phù hợp với đại lượng.
Bài 213 trang 27 SGK.
Số phần thưởng phải là ước chung của 120, 72 và 168
phân tích ra TSNT
120 = 2 3. 3 .5
72 = 23. 32
168 = 23. 3. 7
ƯCLN (120 ; 72; 168) = 24
24 là ước chung > 13
Vậy số phần thưởng là 24 phần thưởng.
HS tóm tắt đề:
Số HS khối 6: 200 HS
Xếp hàng 12, 15, 18 đều thừa 5 HS.
Tính số HS khối 6?
HS: 200 và a-5 phải là bội chung của 12; 15; 18.
Sau đó mời một HS lên bảng giải:
12 = 22.3
15 = 3. 5
18 = 2. 32
BCNN(12; 15; 18) = 22.32. 5 = 180
 a - 5 = 360
a = 365
Vậy số HS khố 6 là 365 HS.
Bài 218 tr28 SBT.
Bài giải:
Thời gian 2 người đi:
9 -7 = 2 (giờ)
Tổng vận tốc của 2 người.
110 : 2 = 55 (km/ h)
Vận tốc của người thứ nhất
(55 + 5) : 2 = 30 (km/h)
Vận tốc của người thứ hai
55 – 30 = 25 (km/h)
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Ôn lại các kiến thức của tiết ôn tập vừa qua..
Bài tập về nhà: 209 đến 213 tr27 (SBT) và bài : Tìm x biết:
3 (x + 8) = 18
(x + 13) : 5 = 2
2
Ngày tháng năm 2010
IV- 	RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 16.12.2010
Tuần :	19	Tiết : 56+57
ĐỀ THI HỌC KỲ I
( Thời gian 90 phút)
(Đề + Đáp án thống nhất ở Tổ )
Ngày soạn: 16.12.2010
Tuần :	19	Tiết : 58
TRẢ BÀI BÀI THI HỌC KỲ
I. Nhận xét đề thi.
II. Giải đề thi.
	GV: Hướng dẫn giải chi tiết đề thi
III. Đánh giá tổng kết.
THỐNG KÊ ĐIỂM THI HỌC KÌ 1
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
%TRÊN TB
YẾU
KÉM
% DƯỚI TB
6A
6B
6E
Ngày tháng năm 2010
IV- RÚT KINH NGHIỆM : ...........................................................................................
...............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA so 6 T1219.doc