Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Vũ Thị Tươi

Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Vũ Thị Tươi

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa về ước chung và bội chung của hai hay nhiều số

- Kĩ năng: Tìm ước chung và bội chung, tìm giao của hai tập hợp

-Thái độ: Vận dụng hợp lí các kiến thức về ước chung, bội chung để giải các bài tập thực tế

II/ Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, bảng phụ.

- HS: Các kiến thức về “ ước chung và bội chung”; Các bài tập GV y/c;

III/ Tiến trình lên lơp:

1. Giảng bài :

HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng

Hoạt động I: Kiểm tra bài cũ

GV: Ước chung của hai hay nhiều số là gì?

Làm bài tập; 136 SGK

GV: Bội chung của hai hay nhiều số là gì? x BC(a,b) khi nào?

Làm bài tập 119 trang 47 SGK HS: +) Theo SGK trang 51

 +) Bài tập:

Khi a x và b x thì x ƯC(a,b)

a) B(6) = ;

B(9) = ; M =

b) M A, M B

HS: +) Theo SGK trang 52

 +) Khi x a và x b thì x BC(a,b)

a) Ư(6) = ; Ư(9) =

 ƯC(6,9) = = M

b) A, M B

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Vũ Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	 Tiết: 29	
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG. LUYỆN TẬP (T1)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước chung và bội chung; Hiểu được khái niệm về giao của hai tập hợp.
- Kĩ năng: HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp, biết cách sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp
- Thái độ: HS cẩn thận, chính xác khi xác định ước chung và bội chung
II/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, bảng phụ
- HS: Các kiến thức về số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố
 III/ Tiến trình lên lớp:
1. Giảng bài :
Hoạt động của GV
Hoạt đôïng của HS
Ghi bảng
Hoạt động I: Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu cách tìm các ước của một số?; Tìm các Ư(4); Ư(6); Ư(12)
GV: Nêu cách tìm các bội của một số?; Tìm các B(4); B(6); B(12)
HS: Trả lời theo SGK /44
Ư(4) = ; 
Ư(6) = ; 
Ư(12) = 
HS: Trả lời theo SGK /44
B(4) = 
B(6) = ; B(12) = .
Hoạt động II: Ước chung
GV: Y/c HS quan sát vào phần tìm các ước của HS1 và cho biết trong các Ư(4), Ư(6) có các số nào giống nhau?
GV: Giới thiệu Ước chung và kí hiệu ước chung
GV: Y/c HS làm ?1; Giải thích vì sao?
GV: Gọi 1 HS đọc phần trong khung . Sau đó nhắc lại
HS: Quan sát, trả lời: 
 Số 1 và số 2
HS: Chú ý lắng nghe
HS: 
+) 8 ƯC(16, 40) là đúng. Vì: 16 8; 40 8 
+) 8 ƯC(16, 28) là sai. Vì: 16 8 nhưng 28 8 
HS: Đứng tại chỗ đọc mục trong khung SGK Trang 51
1) Ước chung:
x ƯC(a,b) nếu:
a x và b x
Hoạt động III: Bội chung
GV: Chỉ vào phần tìm bội của HS2 trong kiểm tra bài cũ: Số nào vừa là bội của 4 vừa là bội của 6?
GV: Chúng là các bội chung của 4 và 6 
GV: Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số?
GV: Giới thiệu kí hiệu bội chung
GV: Y/c HS làm ?2
GV: Giới thiệu BC(a, b, c)
HS: Các số 0; 12; 24 vừa là bội của 4 vừa là bội của 6
HS: Chú ý lắng nghe 
HS: Trả lời theo phần trong khung trang 52 SGK
HS: Nghe, quan sát
HS: 
6 BC(3, 1 ) 
(Có thể điền các số khác là: 2; 3; 6)
HS: Chú ý nghe và ghi vào vở
2) Bội chung:
* Khái niệm: 
 SGK / 52
* Kí hiệu bội chung của 2 số a và b là:
BC (a, b)
+) x BC(a,b) nếu:
x a và x b
+) x BC(a,b, c) nếu:
x a và x b, x c
Hoạt động IV: Chú ý
GV: Dùng bảng phụ cho HS quan sát ba tập hợp Ư(4), Ư(6), ƯC(4, 6)
GV: Tập hợp ƯC(4, 6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4), Ư(6)?
GV: Giới thiệu giao của tập hợp Ư(4)
và Ư(6), kí hiệu
GV: Hãy điền tên một tập hợp thích hợp vào ô vuông B(4) = BC(4,6)
GV: Y/c HS làm làm các ví dụ trong SGK trang 52
HS: Quan sát, chú ý lắng nghe và ghi vào vở
HS: 1; 2
HS: Quan sát và chú ý nghe 
HS: B(6)
HS: Làm các ví dụ theo SGK
3) Chú ý:
* Kí hiệu giao là: Ư(4)Ư(6) = ƯC(4,6)
 2. Củng cố, hướng đẫn:
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: 135 trang 52SGK
- HD HS cách làm bài tập 36
3. Dặn dò: 
- Về học bài theo SGK
- Làm các bt 134; 135 trang 53 SGK.
- Xem và chuẩn bị trước phần : “luyện tập” trang 53 SGK
Tuần: 11	 Tiết: 30
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG. LUYỆN TẬP (T2)
I/ Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa về ước chung và bội chung của hai hay nhiều số
- Kĩ năng: Tìm ước chung và bội chung, tìm giao của hai tập hợp
-Thái độ: Vận dụng hợp lí các kiến thức về ước chung, bội chung để giải các bài tập thực tế
II/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, bảng phụ.
- HS: Các kiến thức về “ ước chung và bội chung”; Các bài tập GV y/c; 
III/ Tiến trình lên lơp:
Giảng bài :
HĐ của GV
HĐ của HSø
Ghi bảng
Hoạt động I: Kiểm tra bài cũ
GV: Ước chung của hai hay nhiều số là gì?
Làm bài tập; 136 SGK
GV: Bội chung của hai hay nhiều số là gì? x BC(a,b) khi nào?
Làm bài tập 119 trang 47 SGK
HS: +) Theo SGK trang 51
 +) Bài tập:
Khi a x và b x thì x ƯC(a,b)
a) B(6) = ; 
B(9) = ; M = 
b) M A, M B
HS: +) Theo SGK trang 52
 +) Khi x a và x b thì x BC(a,b)
a) Ư(6) = ; Ư(9) = 
 ƯC(6,9) = = M
b) A, M B
Hoạt động II: Rèn luyện kĩ năng
GV: Dùng bảng phụ ghi đề bài tập 137 trang 53 SGK . Y/c HS đọc đề bài và làm bài
GV: Y/ C HS làm bài tập 172 trang 23 SBT; (Gọi 3 HS lên bảng làm bài HS còn lại làm vào vơ)
HS: Đọc đề và làm bài
HS: 
a) A B = 
b) A B = Cả HS vừa giỏi văn, vừa giỏi toán của lớp
c) A B = B
d) A B = ø
e) N N* = N* 
HS: 
a) A B = Mèo
b) A B = A
c) A B = ø
1) Bài tập 137 trang 53 SGK 
2) Bài tập 172 trang 23 SBT 
Hoạt động III: Bài tập tư duy
GV: Dùng bảng phụ đưa đề bài 138 SGK
GV: Gọi HS đọc đề bài và thảo luận theo nhóm
GV: Tại sao cách chia a và c thực hiện được còn cách chia b không thực hiện được?
GV: Trong các cách chia trên, cách nào có số bút và số vở ở mỗi phần thưởng là ít nhất? Nhiều nhất?
HS: Quan sát
HS: Đọc đề bài và thảo luận theo nhóm
Cột 1
Cột 2
Cột 3
Cột 4
a
4
6
8
b
6
\
\
c
8
3
4
Cách chia a và c thực hiện được
HS: Vì 4 và 8 đều có bội là 32 và 24; Còn 6 chỉ có bội 24 mà không có bội 32
HS: Cách chia a có số vở và số bút nhiều nhất; Cách chia c có số vở và số bú ít nhất.
3) Bài tập 38 trang 54 SGK: 
2. Củng cố: 
	- GV: +) Muốn tìm ước chung và bội chung của hai hay nhiều số ta làm thế nào?
3. Dặn dò:
	- Về học bài , xem lại các bài tập đã sửa
	- Xem và chuẩn bị trước bài: “ ước chung lớn nhất” 
Tuần: 11	 	Tiết: 31	
BÀI 17: ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
I/ Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau
- Kĩ năng: Biết cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bàng cách phân tích ra TSNT
-HS: Cẩn thận, chính xác, suy luận chặt chẽ.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, bảng phụ.
- HS: Các kiến thức về “ ước và bội”; Các bài tập GV y/c; học lại bảng cử chương nhân và chia
III/ Tiến trình lên lơp:
 1. Giảng bài :
HĐ của GV
HĐ của HSø
Ghi bảng
Hoạt động I: Ước chung lớn nhất
GV: Yêu cầu học sinh tìm tập hợp các ước chung của 12 và 30 (Gọi 1 HS lên bảng trình bày)
GV: Trong tập hợp các ước của 12 và 30 số nào là lớn nhất
GV: Giới thiệu khái niệm và kí hiệu
GV: Y/c đọc nhận xét trong SGK trang 54
(Gọi 1HS đứng tại chỗ đọc, sau đó GV nhắc lại)
GV: Nêu chú ý trong SGK trang 55 (Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc)
HS: Ư(12) = 
 Ư(30) = 
ƯC(12,30) = 
HS: Số 6
HS: Chú ý nghe và ghi vào vở
HS: 1 HS Đứng tại chỗ đọc
HS: Chú ý lắng nghe
HS: 1HS đứng tại chỗ đọc. Sau đó tất cả cùng ghi vào vở
1) Ước chung lớn nhất:
VD1: 
ƯC(12,30) = 
* Kí hiệu: 
ƯCLN(12,30) = 6
* Khái niệm: ƯCLN của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ƯC của các số đó
* Nhận xét: 
SGK trang 54
* Chú ý: 
SGK trang 55
Hoạt động II: Cách tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra TSNT
GV: Y/c HS phân tích các số 36; 84; 168 ra TSNT
GV: Các số 2; 3; 7 có là ước chung của ba số nói trên hay không? Vì sao?
GV: Tích các số nguyên tố của 2 và 3 có là ƯC(36, 84, 168)? Vì sao?
GV: Như vậy để có ƯC, ta lập tích các TSNT chung. Để có ƯCLN ta chọn thừa số 2 với số mũ nào?
GV: Y/c HS rút ra quy tắc
GV: Nhấn mạnh lại 1 lần nữa. GV: Yêu cầu học sinh ?1; ?2 (Gọi 2HS lên bảng thực hiện)
GV: Từ ?2 GV giới thiệu 2 số nguyên tố cùng nhau
GV: Làm thế nào để tìm ƯCLN(24, 8, 16) mà không cần phân tích ra TSNT
GV: Nhấn mạnh phần chú ý
HS: 36 = 22 . 32
84 = 22 . 3 . 7; 168 = 23 . 3 . 7
HS: Số 2; 3 có là ƯC(36, 84, 168). Vì số 2; 3 có mặt trong dạng phân tích ra TSNT của cả 3 số đó; còn 7 không là ƯC(36, 84, 168) vì số 7 không có mặt trong dạng phân tích ra TSNT của 84
HS: Có. Vì 2 và 3 là TSNT chung của cả 3 số đó 
HS: Chọn thừa số 2 với số mũ là 2. chọn thừa số 2 với số mũ là 1
HS: Đứng tại chỗ trả lời theo SGK trang 55
HS: ?1 
12 = 22 . 3; 30 = 2 . 3 . 5
ƯCLN(12,30) = 2 . 3 = 6
?2 +) 8 = 23; 9 = 32
ƯCLN(8, 9) = 1
+) 8 = 23; 12 = 22 . 3 ; 15 = 3 . 5
ƯCLN(8, 12, 15) = 1
+) 24 = 23 . 3; 16 = 24; 8 = 23
ƯCLN(24, 16, 8) = 8
HS: Chú ý nghe
HS: Trong các số đã cho nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.
Chú ý nghe
2) Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra TSNT:
*) Quy tắc: 
SGK trang 55 (Dùng bảng phụ)
*) Chú ý: 
 SGK trang 55
Hoạt động III: Cách tìm ước chung thông qua ước chung lớn nhất 
GV: Ở ?1 bằng cách phân tích ra TSNT , ta đã tìm được ƯCLN(12, 30) = 6. 
GV: Hãy dùng nx ở ?1 để tìm ƯC(12, 30)
GV: Vậy có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số hay không?
GV: Nhấn mạnh lại
GV: Y/c HS tìm số tự nhiên a, biết rằng 56 a và 140 a
(HD HS cách làm)
HS: Chú ý nghe
HS: Tất cả các ƯC(12, 30) đều là các ước của ƯCLN(12, 30)
HS: Có thể tìm ƯCLN của các số đó, sau đó mới tìm các ước của ƯCLN.
HS: Quan sát, chú ý nghe
HS: a là ƯC(56, 140)
56 = 23 . 7; 140 = 22 . 5 . 7
ƯCLN(56, 140) = 22 . 7 = 28
 a 1; 2; 4; 7; 14; 28
2) Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra TSNT:
*) Quy tắc: 
SGK trang 55 (Dùng bảng phụ)
*) Chú ý: 
 SGK trang 55
2. Củng cố:
	GV: Y/c HS nhắc lại quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng hai cách
	Nêu cách tìm ƯC thông qua ƯCLN
3. Dặn dò:
	- Về học thuộc bài
	- Làm các bài tập 139; 140; 141; 142 trang 56 SGK
	- Xem và chuẩn bị trước phần: “ Luyện tập” trang 56 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc