Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2008-2009

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu:

 HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, đk để phép trừ thực hiện được.

 Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm để giải một vái bài toán thực tế.

 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng mạch lạc.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

Bảng phụ ghi đề bài

III. Tiến trình dạy học:

 HĐ của GV HĐ của HS

 HĐ1: KTBC:

1) Cho 2 số tự nhiên a và b. Khi nào ta có phép trừ a – b = x.

 Tính: 425 – 257

 652 – 46 – 46 – 46

2) Điều kiện để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên. Cho VD Mỗi hs lên bảng trình bày mỗi câu:

HS1: 425 – 257 = 168.

DS: 652 – 46 – 46 – 46 = 514

HS2:

ĐK số bị trừ > số trừ.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: 
x 6 Phép trừ và phép chia
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu được khi nảo kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
 - HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
 - Rèn luyện cho học sinh rèn luyện vận dụng kiến thức về phép trừ phép chia để kết hợp tím số chưa biết trong phép trừ, phép chia.
 Rèn tính chính xác trong khi phát biểu và giải toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
GV: phấn màu, bảng phụ ghi đề bài
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1) Hãy nhẩm tìm số tự nhiên x sao cho a) 2+ x = 5
 b) 6 + x = 5
GV yêu cầu hai hs lên giải thật cụ thể.
GV cho hs đối chứng với kết quả nhẩm trước để kết luận cùng đáp số.
? So sánh câu a và b cho cô biết phép trừ thực hiện được khi nào?
GV chỉ bài giải a nhấn mạnh: cho 2 số tự nhiên nếu có số tự nhiên x để 2 + x = 5 thì phép trừ 5 – 2 = 3 mới thực hiện được.
2. Bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
 Vậy nếu nói khái quát hơn: cho hai số tự nhiên a, b phép trừ x = a – x thực hiện được khi nào?
GV: Nói dễ hiểu là để phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được thì số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ.
HS đọc kết quả:
a) x = 3
b) không tìm được số tự nhiên x
HS1: x = 5 – 2
 x = 3
HS2: x = 5 – 6 ( ko thực hiện được)
HS: Phép trừ 5 – 2 thực hiện được khi có số tự nhiên x thoả mãn 
2 + x = 5
HS đọc nội dung kết luận sgk - 21
HĐ2 : I. Phép trừ hai số tự nhiên.
1) Ví dụ: (Bài 1a,b HS làm)
2) Kết luận (Sgk – 21)
GV biểu diễn phép trừ trên tia số để minh chứng kl sgk (Dùng phấn màu)
 5 – 2 = 3
0 1 2 3 4 5
 H.1
 0 1 2 3 4 5
 H.2 
Vừa vẽ giáo viên vừa giảng giải để học sinh hiểu cách vẻ.
GV: 5 không trừ được cho 6 vì khi di chuyển bút từ diểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số. (H2)
 Củng cố bằng bài ? 1
GV nhấn mạnh:
a) Số bị trừ = ST hiệu = 0.
b) ST = 0 SBT = hiệu
c) SBT > 
HS dùng bút chì di chuyển trên tia số như hình 14 Sgk theo hướng dẫn của GV.
 - Theo cách trên, hãy tìm hiệu của 
 7 – 3; 5 – 6
 ?1 HS trả lời miệng:
a) a – a = 0
b) a – 0 = a
c) Điều kiện để có hiệu a – b là a>b
HĐ3: II Phép chia hết và phép chia có dư:
? Có số tự nhiên x nào mà:
a) 3.x = 12
b) 6.x = 12
GV khái quát ghi bảng: Cho 2 số tự nhiên a và b (b0) nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a:b = x
 Củng cố ?2.
GV giới thiệu hai phép chia.
12 3 14 3 
 0 4 2 4
? Hai phép chia trên có gì khác nhau?
GV nêu kết luận 2 Sgk và ghi bảng
A = b.q + r (0< r <b)
+Nếu r = 0 thì a = b.q là phép chia hết.
+Nếu r 0 thì phép chia có dư.
? Bốn số: số bị chia, số chia thương, số dư có quan hệ gì?
? Số chia cần có điều kiện gì?
? Số dư cần có đk gì?
 Củng cố ?3
GV ghi đề bài
- HS ở dưới suy nghĩ trả lời hai hs lên bảng giải:
a) x = 12:3
 x = 4
b) x = 12:5 (ko thực hiện được)
 ?2 HS trả lời miệng:
a) 0 : a = 0 (a0)
b) a : a = 1 (a0)
c) a : 1 = a 
TL: Phép chia thứ nhất số dư = 0; phép chia thứ hai có số dư 0
HS đọc phần tổng quát sgk – 22
HS:- Số bị chia = số chia x thương + số dư (số chia 0)
- Số dư < số chia
 ?3
HS lên điền vào ô trống.
3. Củng cố:
- Nêu cách tìm số bị chia
- Nêu cách tìm số bị trừ
- Nêu đk để thực hiện được phép trừ trong N.
- Nêu điều kiện để a chia hết cho b
- Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N.
- Làm BT 44 a,d
Tìm x biết: a) x : 13 = 41
 d) 7x – 8 = 713
+ Số bị chia = thương x số chia+ số dư
+ SBT = H + ST
+ SBT > ST
+ Có số tự nhiên q sao cho a = b.q a,b là số tự nhiên, b 0.
+SBC = SC x T + Số dư
+ Số chia 0, số dư < số chia
Hai HS lên bảng làm.
a) x = 533
b) x = 103
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm BT từ 41 45 Sgk.
- Thuộc các kết luận và nắm quy tắc tìm số bị chia, số bị trừ.
V-Rút kinh nghiệm:
Tiết 10: x Luyện tập 1
I. Mục tiêu:
 HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, đk để phép trừ thực hiện được.
 Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm để giải một vái bài toán thực tế.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng mạch lạc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
Bảng phụ ghi đề bài
III. Tiến trình dạy học:
 HĐ của GV HĐ của HS
 HĐ1: KTBC:
1) Cho 2 số tự nhiên a và b. Khi nào ta có phép trừ a – b = x.
 Tính: 425 – 257
 652 – 46 – 46 – 46
2) Điều kiện để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên. Cho VD
 Mỗi hs lên bảng trình bày mỗi câu:
HS1: 425 – 257 = 168.
DS: 652 – 46 – 46 – 46 = 514
HS2:
ĐK số bị trừ > số trừ. 
HĐ2: Luyện tập
Dạng 1: Tìm x:
a) (x – 35) – 120 = 0
b) 124 + (118 – x) = 217
c) 156 – (x+61) = 82
Sau mỗi bải GV cho hs thử lại (bằng tính nhẩm) xem giá trị của x có thoả mãn đề ra không?
 Dạng 2. Tính nhẩm:
GV trình bày mẫu cách tính: 
1) 57 + 96 = (57 – 4) + (96 + 4)
 = 53 + 100 = 153
2) 146 – 98 = (146 + 2) – (98 + 2)
 = 148 – 100 = 48
Bài 70 (SBT trang 11)
a) Cho 1538 + 3425 = S
Không làm tính. Hãy tìm giá trị của 
 S – 1538; S – 3425
? Làm thế nào để có kết quả ngay.
b) Cho 9142 – 2451 = D
Không làm phép tính hãy tìm giá trị của
 D + 2451; 9142 – D
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
GV hướng dẫn hs cách tính như SGK và lần lượt yêu cầu hs tính bài 50
Hoạt động nhóm:
Bài 51 trang 25 SGK.
GV yêu cầu mỗi nhóm làm vào nháp ( viết to) Sau đó GV thu và để nhóm quan sát nhận xét.
Dạng 4: ứng dụng thực tế:
Bài 1 ( bài 71 trang 11 SBT)
Việt và Nam cùng đi từ HN đến Vinh. Tính xem ai đi lâu hơn và lâu hơn mấy giờ biết:
a) Việt khởi hành trước nam 2 giờ và đến nơi trước nam 3 giờ.
b) Việt khởi hành trước nam 2 giờ và đến nơi sau nam 1 giờ.
3 HS lên bảng thực hiện
ĐS: a) x = 155
 b) x = 25
 c) x = 13
Tương tự hs tính với các tổng
 a) 35 + 98 b) 46 + 29
 Tương tự 2 HS lên bảng tính với:
 a) 321 - 96
 b) 1354 – 997
HS đứng tại chỗ trình bày:
 S – 1538 = 3425
 S – 3425 = 1538
- Dựa vào mối quan hệ giữa các thành phần phép tính ta có ngay kết quả.
D + 2451 = 9142
9142 – D = 2451
HS đọc kết quả:
 425 – 257 = 168
 91 – 56 = 35
 82 – 56 = 26
652 – 46 – 46 – 46 = 514
HS : tính nhẩm được tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột mỗi đ/chéo đều bằng nhau (= 15)
4
9
2
3
5
7
8
1
6
HS đọc để bài và nêu cách làm:
a) Nam đi lâu hơn Việt:
 3 – 2 = 1 (giờ)
b) Việt đi lâu hơn Nam:
 2 + 1 = 3 (giờ)
HĐ3 : Củng cố.
- GV yêu cầu hs nhắc lại đk để phép trừ số tự nhiên thực hiện được.
- Cách tính các thành phần trong phép trừ.
 SBT – ST = H
 SBT = H + ST
 ST = SBT - H
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà làm các BT : 64; 65 ; 66; 67; 72; 74 (SBT – 11)
V-Rút kinh nghiệm:
Tiết 11: x Luyện tập
I. Mục tiêu:
 HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết phép chia có dư.
 Rèn luyện kỹ năng tính toán cho hs tính nhẩm.
 Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS: - Máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học:
 HĐ của GV HĐ của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
1) Khi nào có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b0)
 Tìm x biết:
a) 6x – 5 = 613
b) 12(x – 1) = 0
2) Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b (b0) là phép chia có dư.
 BT: Viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3; chia cho 3 dư 1; chia cho 3 dư 2
HS1: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b0 nếu có số tự nhiên q sao cho a = b.q
ĐS a) x = 103
x = 1
HS2: 
Số bị chia = số chia + thương + SD
 A = b.q + r ( 0 < r < b)
BT: 3k 3
Chia cho 3 dư 1: 3k + 1
Chia cho 3 dư 2: 3k + 2
HĐ 2: Luyện tập.
 Dạng 1: Tính nhẩm:
 Bài 52 trang 25 (SGK).
b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia vơi cùng một số thích hợp.
GV làm mẫu: 2100 : 50
? Theo em nhân cả số bị chia và số chia với số nào cho thích hợp?
áp dụng tính với: 1400 : 25.
c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng t/c
 (a + b) : c = a : c + b : c.
(trường hợp chia hết)
Gọi 2 hs lên bảng làm:
132 : 12; 96 : 8.
HS của lớp nháp bài:
2 HS lên bảng làm BT
HS1: 14.50 = (14:2)(50.2)
 = 7.100 = 700
HS2: 16.25 = (16:4)(25.4)
 = 4.100 = 400
HS: Nhân cả 2100 và 50 với 2
HS lên bảng làm: 
1400 : 25 = (1400.4)(25.4)
 = 5600 : 100 = 56
HS1: 132 : 12 = (120 + 12) : 12
 = 120 : 12 + 12 : 12
 = 10 + 1 = 11
HS2: 96 : 8 = (80 + 16) : 8 
 = 80 : 8 + 16 : 8
 = 10 + 2 = 12
Dạng2: Bài toán ứng dụng thực tế.
Bài 53 trong 25 sgk:
GV: gọi 2 HS lần lượt đọc đề bài và tóm tắt.
GV gọi HS nêu cách giải sau đó nhấn mạnh lại cho cả lớp hiểu rồi yêu cầu hs trình bày cách giải đúng lên bảng làm bài.
HS giải: Tâm mua được nhiều nhất số quyển vở loại I là:
21000 : 2000 = 10 quyển (dư 1000đ)
Tâm mua được nhiều nhất số vở loại II là:
21000 : 1500 = 14 quyển
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi:
GV: Đối với phép chia cách sử dụng tương tự như đối với phép (+)(-)(x) chỉ thay nút + ; ; – bằng 
- Em hãy tính kết quả các phép tính sau bằng máy tính:
 1638 : 11 ; 1530 : 34
 3348 : 12.
Bài 55 (Trang 25 Sgk)
HS dùng máy tính thực hiện phép chia và đọc kết quả:
 1638 : 11 = 153
 1530 : 34 = 45
 3348 : 12 = 279.
HS đứng tại chỗ trả lời kết quả BT 55
Vận tốc ô tô: 288 : 6 = 48 (km/h)
Chiều dài miếng đất hình chữ nhật
1530 : 34 = 45 (m)
HĐ3: Củng cố:
? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa phép trừ và phép cộng, giữa phép chia và phép nhân.
? Với a,b N thì (a – b) có luôn N không?
- Với a,b N; b 0 thì (a:b) có luôn N không?
HS: phép trừ là phép toán ngược của phép cộng
- Phép chia là phép toán ngược của phép nhân.
TL: không , (a – b) N nếu a > b
TL: không , (a + b) N nếu a b.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại các kiến thức về phép trừ, phép nhân.
- Đọc “Câu chuyên về lịch” Sgk.
- Bài tập : 76; 77; 78; 79; 80; 83 (SBT – 12)
- Đọc trước bài luỹ thừa với số mũ tự nhiên; nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
V-Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT 9-11.sh6.doc