Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia, phép chia có dư.

b) Kĩ năng:

HS biết vận dụng kiến thức phép trừ và phép chia để giải bài toán thực tế.

c) Thái độ:

Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.

2. Chuẩn bị:

- GV:Bảng phụ, máy tính bỏ túi, phấn màu,SGK, SBT, SGV toán 6

- HS: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi, SGK, SBT toán 6.

Ôn tập: phép trừ và phép chia các số tự nhiên đã học ở tiểu học.

3. Phương pháp

Phương pháp gợi mở- vấn đáp, giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định:(1)

Kiểm diện HS

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

4.2 Kiểm tra bài cũ:(8)

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§6 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Tiết :9
Ngày dạy :11/09/ 2010 
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia, phép chia có dư.
b) Kĩ năng:
HS biết vận dụng kiến thức phép trừ và phép chia để giải bài toán thực tế. 
c) Thái độ:
Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.
2. Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ, máy tính bỏ túi, phấn màu,SGK, SBT, SGV toán 6
- HS: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi, SGK, SBT toán 6.
Ôn tập: phép trừ và phép chia các số tự nhiên đã học ở tiểu học.
3. Phương pháp 
Phương pháp gợi mở- vấn đáp, giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định:(1’)
Kiểm diện HS
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
4.2 Kiểm tra bài cũ:(8’)
GV: Nêu yêu cầu
HS1: Tính nhanh: (10 điểm) 26+27+28+29+30+31+32+33
HS1:
 26+27+28+29+30+31+32+33
=( 26 + 30 )+( 33 +27)+(28+ 32)+(29+ 31)
= 56 + 60 + 60 + 60 = 56 + 3.60
= 56 + 180 = 236
HS2: Tìm x: (10 điểm)
 (54 - x).4=76
GV:Gọi HS lên bảng trình bày HS:Các em còn lại theo giỏi bài làm của bạn
GV:Chốt lại và ghi điểm
HS2: Tìm x
(54 - x) . 4 = 76
 54 – x = 76 : 4
 54 – x = 19
 x = 54 – 19
 x = 35
4.3 Giảng bài mới:(22’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:
GV: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà:
a) 2 + x = 5 hay không?
b) 6 + x = 5 hay không?
HS: a) x = 3, Không có giá trị nào của x thoả mãn.
GV: Khi nào có phép trừ a – b = x?
HS: Phát biểu định nghĩa/ 21/ SGK.
GV: Giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số.
- Xác định kết quả của (5 -2) như sau:
+ Đặt bút chì ở đỉnh O của tia số, di chuyển trên tia số 5 đơn vị.
+ Di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị.Hình vẽ 
+ Khi đó bút chì chỉ điểm 3 đó là hiệu của (5 - 2)
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
Định nghĩa: (SGK/ 21) 
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì có phép trừ a – b = x.
GV: Yêu cầu HS làm ?1
HS: Một HS đứng tại chỗ phát biểu
GV:Chốt lại
?1
a) a –a = 0
b) a – 0 = a
c) Điều kiện để có hiệu a - b là ab
* ĐK: Số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
Hoạt động 2:
GV: Hãy tìm x biết
a) 3.x = 12
b) 5.x = 12
HS: a) x = 4
b) x = 12: 5
2. Phép chia hết vàphép chia có dư:
 Định nghĩa: (SGK/ 21)
Cho hai số tự nhiên a và b ( b0) nếu có số tự nhiên x sao cho :b.x = a thì ta có phép chia hết a:b = x
GV: Khi nào thì có phép chia a : b = x?
HS: Phát biểu định nghĩa
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2
HS: Cả lớp thực hiện
Một HS trả lời
?2
a) 0 : a = 0
b) a: a = 1 
c) a : 1 = a
GV: Giới thiệu hai phép chia
12
3
12
5
0
4
2
2
- Hai phép chia trên có gì khác nhau?
HS: 
(12 : 3) là phép chia hết.
(12 : 5) là phép chia có dư
GV: Thế nào là phép chia hết và phép chia có dư
HS: Phát biểu
Ta có: a = b . q + r ()
a) Nếu r = 0 thì a = b.q là phép chia hết
b) Nếu r 0 thì phép chiacó dư r.
GV: Đưa bảng phụ có ?3
HS: Bốn HS lầ lượt lên bảng điền
?3
Số bị chia
600
1312
15
Không xảy ra
Số chia
17
32
0
13
Thương
35
41
Không xảy ra
4
Số dư
5
0
15
 4.4 Cũng cố và luyện tập: (8’)
GV: nêu câu hỏi
1) Nêu điều kiện để thực hiện phép trừ trong số tự nhiên?
2) Nêu điều kiện để để số a chia hết cho b (a, b N)
3) Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N
HS: Ba HS lần lượt trả lời.
GV:Yêu cầu HS thực hiện bài 44/SGK/24 theo nhóm
HS: Hoạt động theo nhóm (3phút)
Nhóm 1; 2 câu a, b, c
Nhóm 3; 4 câu d, e, g
Đại diên các nhóm trình bày lên bảng.
Bài 44/SGK/24
a) x : 13 = 41
x = 41.13
x = 533
b) 1428 : x = 14
x = 1428 :14
x = 102
c) 4x : 17 = 0
4x = 0.17
 x = 0 
d) 7x – 8 = 713
7x = 713 + 8
 x = 103
e) 8(x -3) = 0
x -3 = 0
 x = 3
g) 0 : x = 0 có vô số giá trị của x thoả mãn
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(6’)
-Học bài:
1) Nêu điều kiện để thực hiện phép trừ trong số tự nhiên?
2) Nêu điều kiện để để số a chia hết cho b (a, b N)
3) Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N
- Làm bài 41; 42; 43; 45/ SGK/23 -24.
- Chuẩn bị: máy tính bỏ túi.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 9.doc