Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 7 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hải Sâm

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 7 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hải Sâm

I. Mục tiêu

Rèn luyện kĩ năng làm tính nhân và kỷ năng vận dụng tính chất của phép cộng và phép nhân vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh một cách linh hoạt.

- Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính nhanh và biết sử dụng máy tính bỏ túi để làm một số phép tính nhân.

II. Phương tiện dạy học

SGK, máy tính bỏ túi, bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1:

Gọi HS lên bảng làm bài tập 35

Giải thích vì sao?

Cho HS lên bảng làm bài tập 36

Nêu tính chất kết hợp của phép nhân

(a.b).c = a. (b.c)

15.2 = ?

25. 4 = ?

125. 4 = ?

Cho học sinh tính nhẩm câu b

12 = 10 + ?

=> 25 .12 = ?

=>11= 10 + ?

101 = 100 + ?

Gọi HS lên bảng làm bài tập 37

 19 = 20 - ?

=> 16.19= 16.(20-1)

99= 100 - ?

Hoạt động 2: Cách sử dụng máy tính để làm tính nhân.

GV giới thiệu cho HS các sử dụng máy tính CASO fx : 500-MS cho cách nhân với 1 số nhiều lần (thừa số lặp lại được đặt trước).

Hoạt động 3:Bài tập phát triển tư duy

gọi 2 học sinh lên bảng

GV gợi ý: Dùng phép viết số để viết ab ;

abc thành tổng rồi tính hoặc đặt phép tính theo cột dọc.

HS1 làm cách 1

HS2 làm cách 2

Cho cả lớp nhận xét Gv bổ cứu nếu cần Bài 35: Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả

+ 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4 (Vì đều bằng 15.12)

+ 4.4.9 = 8.18 = 8.29 (đều bằng 16.9 hoặc 8.18)

Bài 36 Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân

+) 15.4 = (15.2).2 = 30.2 = 60

+) 25.12=(25.4).3= 100.3 = 300

hoặc = (25.2).6 = 50.6 = 300

+)125.16 =(125.8).2=1000.2=2000

b) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

25.12=25.(10+2)=250 +50 = 300

34.11 = 34.(10+1)= 340+34 =374

47.101 = 47.(100+1)= 4700+47=4747

Bài 37:

Áp dụng tính chất a(b-c) = ab- ac để tính nhẩm.

+ 16.19 = 16(20-1)=16.20-16=320-16=304

+35.98=35(100-2)=35.100-35.2

=3500-70 =3430

Bài 38: Dùng máy tính bỏ túi để tính kết quả phép nhân

375.376 = 141.000

624.625 = 390.000

13.81.215 = 226 395

Bài 59: (trang 10- SGK)

Xác định dạng của các tích sau

a) ab . 101

b) abc . 7. 11 . 13

Giải

C1: a) ab . 101 = (10a +b). 101

 = 1010a +101b

 =1000a+ 10a +100b+b

 = ab . ab

C2: ab

 x 101

 ab

 ab

ab ab

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 7 đến 14 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hải Sâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7/09/2008
Tiết 7 luyện tập (t1)
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng làm các phép tính cộng, tính nhân và kết hợp 2 phép tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân vào để tính nhanh, tính nhẩm.
- Bước đầu làm quen với máy tính bỏ túi, biết thực hiện một số phép tính đơn giản trên máy tính.
- Thông qua tính toán rèn luyện cho học sinh tính hoạt bát của tư duy.
II. Phương tiện dạy học
SGK, máy tính bỏ túi, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Hoạt động 1:
Ôn tập các kiến thức lý thuyết, phát biểu tính chất của phép cộng và phép nhân ? 
áp dụng: Viết tổng sau thành tích: 
ma + mb = 
125.3 + 7.125 = ?
2. Bài mới : Hoạt động 2:Vận dụng giải bài tập và rèn luyện kĩ năng.
P tính
Nút ấn
Kết quả
6453+1469
7922
5421+1469
6890
3124+1469
4593
Gọi 2 học sinh mỗi em làm một câu bài tập 32
 Vì sao thực hiện được như vậy ?
Gọi tiếp học sinh lên bảng làm bài 33
Để tính số tiếp theo ta làm thế nào ? (Lấy tổng của 2 số liền trước)
Viết lại các số trong dãy trên thành tổng. (từ số thứ 3).
=> Từ đó suy ra 4 số tiếp theo cần viết là ?
Hoạt động 3: GV giới thiệu máy tính bỏ túi và cách sử dụng để làm một số phép tính cộng, nhân đơn giản.
GV dùng bảng phụ kẻ sẵn và hướng dẫn cách sử dụng cho bài 34 (c)
Gọi HS đọc kết quả.
1 HS lên bảng làm bài 31, cả lớp cùng làm vào vở.
Để giải bài này em đã vận dụng kiến thức nào ?
Có mấy cặp có tổng bằng 50 => Tổng bằng ?
 Cách khác tính ?
Bài 32( T17 - SGK)
Tính nhanh tổng sau bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng
a)996+45=(996+4)+41=1000+41=1041
b) 37+198=35+(2+198)=35+200=235
Bài 33:Cho dãy số sau:
1; 1; 2; 3; 5; 8; ......... Viết tiếp 4 số sao cho trong dãy số (kể từ số thứ 3) mỗi số bằng tổng của hai số liền trước.
=> dãy số cần viết là:
1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; 55; ............
2 = 1+1; 3 = 1+2 ; 5 = 2+3 ; 8 = 3+5
Số tiếp theo là: 5+ 8 =13
 8 + 13 = 21
 13 + 21 = 34
 21 + 34=55
Bài 34: GV hướng dẫn và lưu ý:
Máy tính CASO fx500 – MS cho cách cộng với một số nhiều lần (số hạng lặp lại đặt sau).
Bài 31: Tính nhanh
a) 135+360+65+40=(135+65)+(360+40)
 = 200+ 400 = 600
b) 463+318+137+22
 =(463+137)+(318+22 = 600+340 = 940
c) 20+21+22+.......+29+30
= (20+30)+(21+29) +...........+25
= 50 + 50 +.............. + 50 + 25
= 50.5 +25 = 275
3. Củng cố: Hoạt động 4
Nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán.
4. Hướng dẫn về nhà: Hoạt động 5
Làm bài tập 53; 52 (SBT- trang 9)
Bài tập 35 -> 40 SGK trang 20
Bài tập 47, 48 (SBT)
Bài tập thêm : 
1/. Viết tập hợp M các số tự nhiên x, biết x = a+b 
trong đó : a ẻ; b
2/.Hãy viết xen vào giữa các chữ số của số13579 một số dấu (+) để được :
Tổng bằng 70
Tổng bằng 115.
3/.Tích của hai số là 6210.Nếu giảm một thừa số đi 7 đơn vị thì tích mới là5265.Tìm các thừa số của tích 
Tiết sau mang máy tính bỏ túi CASO fx: 500- MS để học. 
Ngày soạn : 18/09/2008
Tiết 8 luyện tập (T2)
I. Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng làm tính nhân và kỷ năng vận dụng tính chất của phép cộng và phép nhân vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh một cách linh hoạt.
- Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính nhanh và biết sử dụng máy tính bỏ túi để làm một số phép tính nhân.
II. Phương tiện dạy học
SGK, máy tính bỏ túi, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Gọi HS lên bảng làm bài tập 35
Giải thích vì sao?
Cho HS lên bảng làm bài tập 36
Nêu tính chất kết hợp của phép nhân 
(a.b).c = a. (b.c)
15.2 = ?
25. 4 = ?
125. 4 = ?
Cho học sinh tính nhẩm câu b
12 = 10 + ?
=> 25 .12 = ?
=>11= 10 + ?
101 = 100 + ?
Gọi HS lên bảng làm bài tập 37
 19 = 20 - ?
=> 16.19= 16.(20-1)
99= 100 - ?
Hoạt động 2: Cách sử dụng máy tính để làm tính nhân.
GV giới thiệu cho HS các sử dụng máy tính CASO fx : 500-MS cho cách nhân với 1 số nhiều lần (thừa số lặp lại được đặt trước).
Hoạt động 3:Bài tập phát triển tư duy
gọi 2 học sinh lên bảng
GV gợi ý: Dùng phép viết số để viết ab ; 
abc thành tổng rồi tính hoặc đặt phép tính theo cột dọc.
HS1 làm cách 1
HS2 làm cách 2
Cho cả lớp nhận xét Gv bổ cứu nếu cần
Bài 35: Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả
+ 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4 (Vì đều bằng 15.12)
+ 4.4.9 = 8.18 = 8.29 (đều bằng 16.9 hoặc 8.18)
Bài 36 Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
+) 15.4 = (15.2).2 = 30.2 = 60
+) 25.12=(25.4).3= 100.3 = 300
hoặc = (25.2).6 = 50.6 = 300
+)125.16 =(125.8).2=1000.2=2000
b) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 
25.12=25.(10+2)=250 +50 = 300
34.11 = 34.(10+1)= 340+34 =374
47.101 = 47.(100+1)= 4700+47=4747
Bài 37:
áp dụng tính chất a(b-c) = ab- ac để tính nhẩm.
+ 16.19 = 16(20-1)=16.20-16=320-16=304
+35.98=35(100-2)=35.100-35.2
=3500-70 =3430
Bài 38: Dùng máy tính bỏ túi để tính kết quả phép nhân
375.376 = 141.000
624.625 = 390.000
13.81.215 = 226 395
Bài 59: (trang 10- SGK)
Xác định dạng của các tích sau
a) ab . 101
b) abc . 7. 11 . 13
Giải
C1: a) ab . 101 = (10a +b). 101
 = 1010a +101b
 =1000a+ 10a +100b+b
 = ab . ab
C2: ab
 x 101
 ab
 ab 
ab ab
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Xem lại các bài tập đã chữa
Làm các bài tập 43, 44, -45, 46, 48, 49, 51 (SBT toán 6 - T1)
Cho học sinh khá: 54, 57, 60 
Bài tập thêm : 
1)Bạn Bảo làm một phép nhân, trong đó số nhân là 102 . Nhưng khi viết số nhân , bạnđã quên không viết chữ số 0 nên tích bị giảm đi 21870 đơn vị so với tích đúng. Tìm số bị nhân của phép nhân đó.
2) Một HS nhân 78 với số nhân là số có hai chữ số , trong đó chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị .Do nhầm lẫn bạn đó viết đổi thứ tự hai chữ số của số nhân ,nên tích giảm đi 2808 đơn vị so với tích đúng . Tìm số nhân đúng.
Ngày soạn : 21/09/2008
Tiết 9 Phép trừ và phép chia
I. Mục tiêu: 
Học sinh hiểu được bản chất của phép trừ, quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia. Điều kiện tồn tại của phép trừ, quan hệ giữa các số trong phép chia, phép chia có dư.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ, phép chia và vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để giải một số bài toán thực tế.
II. Phương tiện dạy học
SGK, phấn màu, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Xét xem có số tự nhiên nào mà x + 2 = 5 hay không ?
Có số tự nhiên x nào mà x + 6 = 5 ?
a, b ẻ N thì ta luôn có a – b = x 
với x ẻ N?
GV: Giới thiệu kí hiệu, khái niệm số bị trừ, số trừ, hiệu.
GV giới thiệu cách tìm hiệu nhờ tia số.
Biểu diễn phép trừ 5- 2= 3, 7-3=4 và 5 - 6 bằng tia số ở các hình 14, 15, 16 ở SGK lên bảng.
=> thông qua đó giới thiệu cho học sinh điều kiện tồn tại của phép trừ.
Hoạt động 2:Cho HS làm bài tập ?1
Nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép trừ . Tìm hiệu ta làm thế nào ? Tìm số bị trừ ? số trừ ? Nhắc lại điều kiện tồn tại của phép trừ .
Hoạt động 3:
Khi nào có phép chia hết ?
Phép chia như thế nào là phép chia có dư?
Với hai số tự nhiên 5 và 12 có số tự nhiên x nào mà 5. x = 12 không ?
GV giới thiệu phép chia như SGK ?
Các thành phần trong phép chia a :b = x ?
Cho HS làm bài tập ?2
Xét phép chia: 12 : 3 và 17 : 3
Cho 2HS lên bảng thực hiện phép chia để tìm thương và số chia.
GV giới thiệu phép chia có dư ?
17 : 3 được mấy ? dư ?
Vậy số chia bằng bao nhiêu ?
Tổng quát:
Các thành phần trong biểu thức r = 0 ?
=> a = ?
r 0 => ta có phép chia thế nào ?
điều kiện r ?
Cho HS làm bài tập ?3
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
x + 2 = 5 => x = 3 vì 3 + 2 = 5
x + 6 = 5 => không tồn tại số tn nào cả
Tổng quát:
Với a, b ẻ N nếu tồn tại số x ẻ N mà x + b = a ta có phép trừ a - b = x. 
Kí hiệu: a - b = x (đọc a trừ b bằng x)
a gọi là số bị trừ.
b là số trừ ,x là hiệu 
 5
 2 
0 1 2 3 4 5
Bài tập
?1 Điền vào chổ trống
a - a = 0 ; a - 0 = a
Điều kiện để có hiệu a -b là a b
Hiệu = số bị trừ - số trừ
Số bị trừ = Hiệu + số trừ
Số trừ = số bị trừ - hiệu
2. Phép chia hết và phép chia có dư
Với 2 số tự nhiên 12 và 3 có số tự nhiên x nào mà 3 . x = 13 không ?
Ta có x = 4 vì 3 . 4 = 12
- Với 2 số tự nhiên 5 và 12 thì không có số tự nhiên x nào x . 5 = 12
* Cho 2 số a và b (b 0), nếu có số tự nhiên x sao cho bx = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a cho b.
Kí hiệu a : b = x
 (số bị chia) : (số chia)= (thương)
Bài tập ?2:Điền vào chỗ trống
a : a = 1(a 0) ; 0 : a = 0 (a 0)
 a : 1 = a (a 0) 
 12 3 17 3
 0 4 2 5
Phép chia 12 cho 3 là phép chia hết
Phép chia 17 cho 3 là phép chia có dư 
 17 = 3 . 5 + 2
 (Số bị chia) = (số chia ) . (thương)+(sdư)
* Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b 0
luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a = b.q +r
Trong đó 0 r b
r = 0 thì ta có phép chia hết
r 0 thì ta có phép chia có dư
Bài tập: 
? 3: TH1: Thương là 35, số dư là 5
TH2: Thương là 41, số dư là 0
TH3: Không xẩy ra vì số chia bằng 0
Th4: Không xẩy ra vì số dư lớn hơn số chia
Hoạt động 4: Củng cố
Cho HS làm bài tập 41, 44a, d
Nhắc lại quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia.
Hoạt động 5: Hướng dẫn dặn dò:
Học thuộc và nắm vững bảng tổng hợp phần cuối bài học.
Làm bài tập 42, 43, 44 (c,b, e, g) 45 SGK.
Ngày soạn : 16/09/2008
Tiết 10 Luyện tập (T1)
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS thực hành phép trừ, phép chia thành thạo, biết tìm các thành phần chưa biết trong một phép trừ hoặc phép chia, biết tính nhẩm và làm quen với bài toán có nhiều phép tính.
II. Phương tiện dạy học
Máy tính bỏ túi, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
Hoạt động 1:
Hãy biểu diễn số bị chia a thông qua số chia b, thương q và số dư r trong các trường hợp.
a) r = 0 ; b) 0 < r < b
HS2: Làm bài 45 (nói rõ cách làm ở hai cột cuối cùng).
Số bị chia a = 14 . 15 + 10 = 360
Số chia b = (420 - 0) : 12 = 15
2. Bài mới:
Hoạt động 2:
GV chữa và khắc sâu bài tập 46 cho 2 HS đọc đề bài.
Trong phép chia số a cho số b thì số dư r có thể là bao nhiêu ?
Gv khắc sâu: 0 r < b
Tổng quát cho phép chia cho a (a ẻ N*)
GV: Số chia hết cho 3 là một bội của 3 nên có dạng tổng quát như thế nào ? Chia cho 3 dư 1 ? Chia cho 3 dư 2 ?
Số chia hết cho a
 Chia cho a dư 1 ? 
Chia cho a dư 2 ?
Chia cho a dư a -1 ?
Cho HS lên bảng làm bài tập 47
GV hướng dẫn từng bước làm.
Cách xác định số bị trừ, số trừ, hiệu số ?
Bài toán có đặc biệt gì ?
 a - b = 0 => a và b như thế nào ?
ở bài c để tìm x cần xác định số trừ 
Gọi 1HS lên bảng làm bài 48. HS cả lớp làm bài vào vở.
So sánh 57 + 96 và 3 + 100 ?
53 = 57 - ?
96 = 100 + 4 ? Kết quả ?
áp dụng tính nhẩm bài 49
GV hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để làm tính trừ. Gọi HS ... n Tâm có 21.000đ, nếu Tâm chỉ mua vở loại 1, giá mỗi quyển là 2000đ thì số vở nhiều nhất mà Tâm được là thương của :
 21000 : 2000 = 10 dư 1000
Vậy Tâm mua được nhiều nhất là 10 quyển vở.
b) Tương tự có lời giải cho câu b:
 21000đ : 1500đ = 14 dư 0.
 Vậy nếu chỉ mua vở loại II thì Tâm mua được nhiều nhất là 14 quyển vở.
Bài 54: Mỗi toa có 12 ngăn, mỗi ngăn có 8 chỗ . Nên mỗi toa có số chỗ ngồi là: 
 12.8 = 96 ( chỗ)
Do 1000 : 96 = 10 (dư 40) nên cần thêm ít nhất là một toa nữa. Vậy để chở hết số khách cần ít nhất là 10 + 1 = 11( Toa)
Bài 55: Sử dụng máy tính bỏ túi, giáo viên hướng dãn nhấn nút chia : và cách sử dụng máy tính để làm tính chia.
+) Vận tốc ô tô là : 48km/h.
+) Chiều dài miếng đất là 45m.
Hoạt động 5: Củng cố
 Chữa bài tập vào vở, về nhà xem lại.
Tập sử dụng máy tính bỏ túi để làm tính chia cho thành thạo.
 Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
Bài tập: 76, 77, 78, 79, 80, 83 ( SBT).
Bài tập thêm : 
1) Hiệu của hai số là 4. Nếu tăng một số gấp ba lần , giữ nguyên số kia thì hiệu của chúng bằng 60 .Tìm hai số đó .
2)Tìm hai số tự nhiên có thương bằng 35 , biết rằng nếu số bị chia tăng thêm 1056 đơn vị thì thương bằng 57.
3) Chứng minh rằng các số sau có thể viết được thành một tích của hai số tự nhiên liên tiếp : 
 a) 111222 b)444222
Ngày soạn : 21/9/2008
Tiết 12 luỹ thừa với số mũ tự nhiên
 nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
- Học sinh biết viết gọn 1 tích có nhiều thừa số giống nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân các luỹ thừa cùng cơ số.
 - Học sinh thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng luỹ thừa.
II. Phương tiện dạy học:
SGK, bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 
1. Bài cũ:
 Viết gọn tổng sau bằng phép nhân:
 3 + 3 + 3 + 3 = ?
 a + a + a = ?
GV: Nếu tổng có nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng phép nhân. Còn nếu tích có nhiều thừa số bằng nhau ta viết gọn như thế nào ? => Bài mới:
2. Bài mới
 Hoạt động 2: Xét các tích sau và nhận xét: 2.2.2 
Tích gồm mấy thừa số ? các thừa số đó như thê nào ?
Viết tích a.a.a.a dưới dạng luỹ thừa.
GV dưới thiệu cách đọc, phần cơ số, số mũ của luỹ thừa 
 an là một luỹ thừa.
 a là cơ số.
 n là số mũ.
Viết theo diễn đạt bằng lời: 
- Luỹ thừa bậc m của x
- 9 mũ 2
- 3 luỹ thừa 5
HS làm bài tập ?1
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
GT của luỹ thừa 
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
GV giới thiệu cách gọi các luỹ thừa với số mũ 2, 3.
- Giới thiệu bảng bình phương, lập phương có sẵn.
GV nhấn mạnh
Cho HS làm bài tập 56 SGK
Tính nhẩm 92 ; 112 ; 33 
GV giới thiệu bảng
 Hoạt động 3: Tích hai luỹ thừa cùng cơ số
Hai luỹ thừa bên có cơ số như thế nào ?
Viết các luỹ thừa bên thành tích rồi viết gọn thành luỹ thừa.
Xét các thừa số và tích rồi so sánh mũ ?
Hoạt động 4: Củng cố bài tập ?2
a = a luỹ thừa mấy ?
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
VD: 2. 2.2 = 23 gọi là 1 luỹ thừa
 a. a. a. a = a4 Gọi là 1 luỹ thừa
Đọc là: 23 (hai mũ ba, hoặc hai luỹ thừa ba
 a4 (a mũ bốn hoặc a luỹ thừa bốn).
2, a gọi là cơ số, 3, 4 gọi là số mũ
Tổng quát
Cơ số Số mũ
 a n = a. a ............. a (n ẻN* )
Luỹ thừa n thừa số 
Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
?1. Điền vào ô trống
 Chú ý: a2 còn gọi là a bình phương ( hay bình phương của a)
a3 còn gọi là a lập phương ( hay lập phương của a)
Qui ước: a1 = a
* Trong 1 số luỹ thừa với số mũTN(khác0)
- Cơ số cho biết giá trị của mỗi thừa số bằng nhau.
- Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau.
2. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
VD: Viết tích 2 luỹ thừa sau thành 1 luỹ thừa
32.33 = (3.3).(3.3.3) = 3.3.3.3.3 = 35(=32+3)
23.25= (2.2.2).(2.2.2.2.2)=28 (=23+5)
a4.a3 = a.a.a.a. a.a.a = a7 (=a4+3)
Tổng quát:
am .an = am+n
Chú ý Khi nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ với nhau.
Bài tập ?2: Viết tích của 2 luỹ thừa thành 1 luỹ thừa.
x5. x4 = x5+4 = x9
a4. a = a4+1 = a5
Cho học sinh làm bài tập 57, 60 SGK
Bài 57: a) 23 = 8 ; 24 = 16 ; 25 = 32
Yêu cầu học sinh có cách tính nhanh bằng cách: 25 = 24. 2 = 16 . 2 = 32
e) 62 = 36 ; 6 3 = 62 . 6 = 36. 6. = 216 ; 64 = 216. 6 = 1296
Bài 160: a ) 33. 34 = 33 +4= 37
	 b) 52. 57 = 52+7 = 59
	 c) 75 .7 = 75+1 = 78
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững khái niệm về luỹ thừa, cơ số, số mũ của luỹ thừa.
- Về nhà làm các bài tập 58, 59, 61, 62, 63, 64, 65, 66 (SGK)
HD bài 66: 112 = 121 ; 1112 = 12321 Dự toán: 11112 = 1234321
Tổng quát cho 11 ..........12 = 1234 ...... (n-1) (n-2) (n-3) ..........1 (1 < n < 10)
 NCS 1
Bài tập về nhà : 
1.với số tự nhiên n nào thì với mọi số a,b,c N* ta đều có :.
2. Tìm số tự nhiên n biết :
a) =16 ,b) =9.27 , c)=134: 169.
3. Số nào lớn hơn trong các số sau :
a) 23 và 32 b) 24 và 42 c) 25 và 52 d) 210 và 100
Ngày soạn : 23/9/2008
tiết 13 Luyện tập
I. Mục tiêu:
-Làm cho học sinh nắm chắc hơn nữa định nghĩa về luỹ thừa, cách viết gọn 1 tích có nhiều thừa số bằng nhau dưới dạng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số một cách thành thạo.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập
II. Phương tiện dạy học
SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Hãy viết tích của nhiều thừa số bằng x dưới dạng 1 luỹ thừa cho biết trong lũy thừa đó ở đâuy là cơ số ? Đâu là số mũ ?
- Tích của hai luỹ thừa cùng cơ số được tính như thế nào ? Viết biểu thức tổng quát ? áp dụng tính: 25. 23 = ? ; 73. 72 = ?
2. Bài mới
Câu
Đúng
Sai
a) 23.22=26
x
b) 23.22=25
x
c) 54. 5=54
x
Chia nhóm: Cho HS từng nhóm làm bài tập 61
Sau đó Gv cho đại diện từng nhóm đọc kết quả giải của nhóm mình.
GV ghi lên bảng kết quả từng nhóm, HS và GV nhận xét và chữa.
1 HS lên bảng làm bài tập 62.
102= tích của mấy thừa số bằng 10
=> tích = ?
 103 = ?.......................
 106 = ? ......................
Gọi học sinh lên bảng làm bài b.
Qua bài tập 62a em có nhận xét gì về số mũ và chữ số 0 ở tích => 62b.
- GV dùng bảng phụ hoặc kẻ sẵn bảng bài 63 cho học sinh lên điền dấu (x) vào ô thích hợp.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 64.
Em có nhận xét gì về cơ số trong các luỹ thừa của các tích trên ?
Vậy để tính ta áp dụng công thức nào ?
Cho HS làm bài 65.
23 = ?
32 = ? 23 và 32
24 = ? 24 và 42
42 = ? =>Như thế nào? 
25 = ? => so sánh
52 = ? 
210 = ? So với 100 như thế nào ?
Cho học sinh dự đoán số ở bài 66.
Vì sao em dự đoán như thế ?
Số tạo thành được lập thành theo quuy luật nào ? 
Bài 61: Trong các số 
8, 16, 20, 27, 60, 64, 81, 90, 100 thì:
 8 = 23 ; 16 = 24 = 42
27 = 33 ; 64 = 82 = 26 = 43
81 = 34 = 92.
100 = 102
Bài 62: Tính
a) 102 = 10 .10 = 100
 103 = 10.10.10 = 1000
 104 = 10.10.10.10 = 10 000
 105 = 10.10.10.10.10. = 100 000
 106 = 10.10.10.10.10.10. = 1 000 000
b) 1000 = 103
 1 000 000 = 106 
 1 tỷ = 100.....0 = 1012
 12 cs0
Bài 63:
Bài 64: 
Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa ?
a) 23.22.24 = 23+2+4 = 29
b) 102 . 103 .104 = 102+3+5 = 1010
c) x.x5 = x1+5 = x6
d) a3 .a2 .a5 = a3+2+5 = a10
Bài 65: Bằng cách tính, em hãy cho biết số nào lớn hơn trong hai số sau:
a) 23 và 32
Ta có: 23 = 2.2.2 = 8 
 32 = 3.3 = 9 => 23 < 32
b) 24 và 42 vì 24 = 16
 42 = 16 => 24 = 42
c) 25 = 32
 52 = 25 => 25 >52
d) 210 = 1204 > 100 => 210 > 100
Bài 66: 
Ta biết: 112 = 121
1112 = 12321
Vậy 11112 = 1234321
Tổng quát:111...12=1234...n(n-1)(n-2)
 n csố 1 (1 n <10)
 Hướng dẫn về nhà: 
Ghi các bài chữa vào vở về nhà xem lại 
Làm thêm các bài tập 93, 94, 95 & BTT 6 tập 1.
Bài tập thêm :
tìm số tự nhiên x biết rằng :
a) 2x . 4 =128 , b)x15 =x , c) (2x +1 )3 =125 , d) ( x-5)4 = (x-5)6
Cho A = 3+ 32 +33 +  +3100
 Tìm số tự nhiên n , biết rằng 2A + 3 =3n.
Ngày soạn : 25/9/2008
Tiết 14 chia hai luỹ thừa cùng cơ số
i. Mục tiêu:
 Học sinh nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Quy ước a0 = 1 ( a0 ).
Rèn luyện cho HS biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số, rèn luyện tính chính xác khi vận dụng các quy tắc nhân và chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.
II. Phương tiện dạy học:
SGK, bảng phụ ( Ghi sẵn BT 69)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 
1. Bài cũ:
Tính: 72 .79 = ?
 a3 . a6 = ?
Từ 72 .79 = 711 Ta có 711 : 72 = 79 ; 711: 79 = 72
Em có nhận xét gì về số mũ ở thương với số mũ ở số bị chia và số chia ?
2. Bài mới:
Hoạt động 2: Cho HS tính tích các luỹ thừa sau:
 53 . 54 = 57
 a4 .a5 = a9 Từ đó suy ra:
 57 : 53 = ? 57 : 54 = ?
 a9 : a4 = ? a9 : a5 = ? ( a0 ).
Nếu m =n thì an như thế nào với an (am= an)
Trong trường hợp đó thương bằng bao nhiêu ?
Từ đây ta có biểu thức tổng quát 
Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào ?
Cũng cố cho HS làm bài tập ?2
Cả lớp làm bài tập vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm bài.
Hoạt động 3: Viết số tự nhiên dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
Viết số 4257 dưới dạng tổng giá trị các hàng đơn vị ?
4 . 103 = Tổng của mấy luỹ thừa của 10.
( 4. 103 = 103+103+103+103)
Cho HS làm bài tập ?3.
áp dụng viết các số sau dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
1Ví dụ
Ta đã biết: 53 . 54 = 57
=> 57 : 53 = 54 ; 57 : 54 = 53
a4.a5 = a9 => a9: a = a4 ( = a9-5)
 a9 : a = a5 ( = a9-4) với a0
2. Tổng quát:
Với m > n ta có: am: an = am-n ( a0)
Tính 53 : 53 = 1 ( số bị chia bằng số chia)
Vậy 53-3 = 50 = 1.
Ta quy ước: a0 = 1. (a0)
am : an = am-n (a0; m>n)
Vậy: Muốn chia 2 luỹ thừa cùng cơ số ( khác 0) ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
?2 áp dụng viết thương của hai luỹ thừa sau dưới dạng 1 luỹ thừa:
a) 712: 74 = 712-4 = 78
b) x6 : x3 = x6-3 = x3 (x0)
c) a4 : a4= a4-4 = a0 ( a0)
3. Chú ý: Viết các số 4257 thành tổng giá trị các hàng đơn vị ta có:
4275 = 4 000 + 200 + 70 +5
 = 4.1000 + 2.100 + 7.10 + 5.1
 = 4.103 + 2.102 . 7.101 + 5.100
mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
538 = 5.102 + 3.101 + 8.100
abcd = a.103 + b.102 + c.10 + d .100
 Hoạt động 4:
Củng cố, luyện tập cho HS làm bài tập 67, 69, 70 tại lớp.
Bài 67: 1 học sinh lên bảng làm
 a) 38 :34 = 38-4 = 34
 b) 108 : 102 = 108-2 = 106
 c) a6: a = a6-1 = a5 (a0)
Bài 69: GV treo bảng phụ kẻ sẵn bài 69 cho HS lên bảng điền (Đ) (S) 
Bài 70: Viết các số sau dưới dạng luỹ thừa của 10
 987 = 9. 102 + 8.10 + 7.100
 abcde = a.104 + b.103 +c.102 + d.10 + e.10
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
 - Nắm vững công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
 - làm tiếp các bài tập 68, 71, 72 ( SGK T30)
 - Làm thêm BT 99, 100, 101, 102, SBT toán 6 tập 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 714.doc