Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6, Bài 5: Phép cộng và phép nhân

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6, Bài 5: Phép cộng và phép nhân

I. Mục tiêu :

– HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó .

– HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh .

– HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán .

II. Chuẩn bị :

- GV chuẩn bị bảng “ Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên”.

- HS ôn lại phép cộng và phép nhân số tự nhiên ở tiểu học.

III. Hoạt động dạy và học :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6, Bài 5: Phép cộng và phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 	Ngày soạn:
Tiết 6	Ngày dạy :
Bài 5 : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
Mục tiêu : 
– HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó .
– HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh .
– HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán .
Chuẩn bị :
GV chuẩn bị bảng “ Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên”.
HS ôn lại phép cộng và phép nhân số tự nhiên ở tiểu học.
Hoạt động dạy và học :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của Gvvà Hs
Ghi bảng
Bổ sung
Gv: giới thiệu bài
Ở Tiểu học các em đã học phép cộng và phép nhân các số tự nhiên
- Tổng của hai số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự nhiên duy nhất.
- Tích của hai số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự nhiên duy nhất.
Phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhâúm, tính nhanh. Đó là nội dung bài học hôm nay.
3. Dạy bài mới :
HĐ1: Tổng và tích hai số tự nhiên ( 15 phút)
Hãy tính chu vi và diện tích của một sân hình chữ nhật có chiều dài 32 m và chiều rộng bằng 25 m.
? Hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó
GV: gọi một HS lên bảng giải
Cả lớp làm bài vào vở
GV: Nếu chiều dài của một sân hình chữ nhật là a (m), chiều rộng là b (m) ta có công thức tính chu vi, diện tích như thế nào?
GV: giới thiệu thành phần phép tính cộng và nhân như SGK
GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập ?1 SGK
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
Gọi hai HS lên trả lời ?2
GV chỉ vào ?1 để HS kiểm tra.
Bài tập áp dụng 30a(sgk) 
Tìm x, biết (x –34) .15 =0
? Hãy nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích
? Thừa số còn lại phải như thế nào? 
? Tìm x dựa trên cơ sở nào?
HĐ2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên (10 phút)
GV sử dụng bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
? Phép cộng số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu tính chất đó
– Liên hệ cụ thể với bài tập ?3.
Tính nhanh: 46+17+54
GV: Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì? Hãy phát biểu?
Aùp dụng: 4.37.25
Gọi hai HS phát biểu lại
? Tính chất nào liên quan đến phép cộng và phép nhân? Phát biểu tính chất đó?
Aùp dụng: Tính nhanh
87.36+87.64
4. Củng cố :
Phép cộng và phép nhân số tự nhiên có tính chất gì giống nhau
Bài tập 26 ( Tính tổng các đoạn đường )
HN VY VT YB
 54 km 19 km 82 km
? Muốn đi từ Hà Nội lên Yên Bái phải qua Vĩnh Yên và Việt Trì, em hãy tính quãng đường bộ từ Hà Nội lên Yên Bái.
? Em nào có cách tính nhanh tổng đó
BT 27
Gv: cho HS HĐN
HS: nghe GV giới thiệu bài
HS: Đọc kỹ đề bài và tìm cách giải.
HS: Chu vi hình chữ nhật bằng chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.
- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng.
HS: Chu vi của hình chữ nhật là:
(32 + 25) x 2 =114 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
32 x 25 = 800(m2)
HS: Tổng quát:
 P= (a+b).2
 S= a x b.
HS: nghe GV giới thiệu
HS: đọc nội dung bài ?1
HS: Trả lời
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
HS: 
a/ Tích của một số với số 0 thì bằng 0
b/ Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0
HS: Kết quả của tích bằng 0. Có một thừa số khác 0
Thừa số còn lại phải bằng 0.
(x –34) .15 =0
 x-34=0
x=0+34
x=34
Số bị trừ= số trừ + hiệu
HS: quan sát bảng phụ và trả lời
HS: 
- Tính chất giao hoán: Một tổng không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng trong tổng đó.
- Tính chất kết hợp: Muốn cộng tổng hai số hạng với số hạng thứ ba, ta có thể lấy số hạng thứ nhất cộng với tổng của số hạng thứ hai và số hạng thứ ba`
HS: lên bảng
46+17+54= (46+54)+17
=100+17=117
HS trả lời như SGK
HS: 4.37.25
= (4.25).37
=100.37=3700
HS: ghi vào vở
HS: Tính chất của phép nhân đối với phép cộng.
Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng hạng tử của tổng rồi cộng các kết quả lại.
HS: 87.36+87.64
= 87(36+64)=84.100
=8400
HS: Phép cộng và phép nhân số tự nhiên có tính chất giao hoán và tính chất kết hợp
HS: lên trình bày
- Quãng đường bộ Hà Nội lên Yên Bái là:
54+19+82=155 (km)
HS: (54+1)+(19+81)=155
HS làm BT 27
1. Tổng và tích hai số tự nhiên :
a+b=c
a,b :số hạng; c: tổng.
a.b=c
a,b: thừa số; c : tích.
*Lưu ý : a.b = ab 
 4.x.y = 4xy 
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân. (SGK)
Vd: Tính nhanh: 
a)46 + 17 + 54 
= (46 + 54)+ 17
= 100 + 17 
= 117
b)4.37.25
=(4.25).37
=100.37
= 3700
c)87.36 + 87.64
= 87.(36 + 64)
= 87. 100
= 8700
BT 27
a/ 86+357+14
=(86+14)+357
=100+357=457
b/ 72+69+128
=(72+128)+69
=100+69=169
c/ 25.5.4.27.2
= (25.4)(5.2).27
=100.10.27
=27000
d/ 28.64+28.36
=28(64+36)
=28.100=2800
5.Dặn dò: 
- BT 28; 29;30b(sgk) : giải tương tự việc tìm thừa số chưa biết .
- Aùp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân làm bài tập luyện tập1 (sgk: tr 17,18). Chuẩn bị tiết luyện tập .
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2-tiet 6.doc