I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu và biết áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Nhớ và khắc sâu kiến thức : tích hai số khác dấu bao giờ cũng có kết quả là số âm
2.Kĩ năng:
- Vận dụng vào một vài bài toán thực tế
- Có ý thức vận dụng quy tắc vào thực hiện phép tính
3. Thái độ:
- Hs chú ý phát biểu xây dựng quy tắc nhân.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Giáo án điện tử(đèn chiếu)
HS: Ôn lại kiến thức : nhân hai số tự nhiên
III/ PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp; Từ lý thuyết đến thực hành; Hoạt động nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Tính: 3+3+3+3+3
-3-3-3-3-3-3
GV: Có thể tính nhanh như thế nào?
GV: Dựa vào phép tính nào để tính nhanh
Cơ sở nào cho phép ta thay phép cộng trên bằng phép nhân?
HS: Vì phép cộng này có các số hạng giống nhau nên có thể thay bằng phép tính nhân để làm
Vậy nếu có các phép nhân sau:
-3 . 4 ; -5 . 3
Hãy thay các phép tính trên bằng phép cộng để tính
Tính -3 . 4
Có thể minh họa tích -3 . 4 theo -3 . 4 như thế nào?
HS: -3 . 4 = - (-3 . 4 )
Vậy muốn nhân hai số nguyên trái dấu ta làm như thế nào?
3. Bài mới
HỌC KÌ II: SỐ HỌC Ngày dạy: 28/12/2010 Lớp dạy: 6D1 Tiết 59,60: QUY TẮC CHUYỂN VẾ- LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: HS biết sử dụng thành thạo quy tắc chuyển vế vào các dạng bài tập liên quan Làm các bài tập liên quan đến quy tắc này Rèn kĩ năng làm toán cho h/s thông qua các bài tập cụ thể Có ý thức đứng trước một bài toán chọn cách làm nào là hợp lý II/ CHUẨN BỊ: GV: GAĐT HS: Phim trong III/ PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn; kết hợp lý thuyết với thực hành; hoạt động nhóm nhỏ IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ 2 h/s lên bảng tìm x trong các trường hợp sau: x – 2 = -3 4 + x = -2 Vào bài: Hãy giải thích cách tìm x trong 2 trường hợp trên? Còn cách giải thích nào không? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Tiết 59:Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức Từ Hình 50/T85 sgk , điền vào (...) để có các kết luận đúng Áp dụng t/c vào bài tập sau: Điền đúng /sai vào cuối các khẳng định sau: Cho a = b nên: 1/ a – 3 = b – 3 2/ a + x = b + y 3/ 1 – a = 1 – b Hoạt động 2: GV cho h/s quan sát phần kiểm tra bài cũ x – 2 = -3 x = -3 + 2 x = -1 GV: Dùng t/c của đẳng thức để giải thích? Gợi ý: Làm thế nào để vế trái chỉ còn x? GV viết lên bảng nhận xét của h/s Dựa vào cách làm trên cho 1 hs lên bảng làm ?2 theo cách sử dụng t/c của đẳng thức GV: Như vậy hãy cho biết trong 2 ví dụ trên số nào được chuyển từ vế này sang vế kia ? Khi chuyển như vậy các số có gì thay đổi? Đó chính là quy tắc chuyển vế Hoạt động 3: GV cho h/s nêu quy tắc theo sgk/T86 Vậy theo quy tắc chuyển vế ta có thể làm bài tìm x một cách dễ dàng hơn nhiều GV cho 2 h/s lên bảng trình bày 2 ví dụ khác sgk GV cho h/s nhận xét Qua các ví dụ đó muốn tìm x ta làm như thế nào? HS: Chuyển hạng tử không chứa x sang vế kia Sau đó thực hiện phép tính Áp dụng làm ?3sgk Vậy a + b + c = d Þ a + b = d – c Đúng vì sao? Vậy x + b = a thì sau khi chuyển vế ta có x bằng gì? Vậy hiệu a-b là số khi cộng với b sẽ được a suy ra phép trừ là phép tính nược của phép cộng Tiết 60 :Hoạt động 4: GV cho 2 h/s lên bảng trình bày 2 HS lên bảng trình bày GV cho h/s quan sát trên màn hình a/ Tính chất của bất đẳng thức a>b Þ a +b>b + b b + c > a + c Þ b > a b/ Cho x,yÎZ. Chứng tỏ Nếu x>y thì x-y>0 Nếu x-y>0 thì x>y 1. Tính chất của đẳng thức T/C: sgk/T86 2. Ví dụ: x – 2 = -3 x – 2 + 2 = -3 + 2 x = -1 ?2. x + 4 = -2 x + 4 – 4 = -2 – 4 x = -6 3. Quy tắc chuyển vế Sgk/T86 Ví dụ: Tìm số nguyên x , biết: x – 2 = -7 x – (-5) = 2 ?3 Tìm số nguyên x , biết: x + 8 = (-5) + 4 x = (-5) + 4 – 8 x = -9 Nhận xét: sgk/T86 4. Luyện tập Dạng 1: Tìm x a/ 4 – (27 – 3) = x – (13 -4) b/ 7 – x = 8 –(-7) Dạng 2: Thực hiện phép tính Bài 70/T88sgk Dạng 3: Quy tắc chuyển vế trong biểu thức 4. Củng cố Xem lại các dạng bài tập đã làm 5. HDVN Bài tập về nhà : 61 ; 62 ; 63 ; 64 ; 65 ; 67 ; 68 ; 69 ; 71 ; 72 /T88sgk Bài tập thêm: Tính tổng: 1-2+3-4+5-6+7-8+...-2002 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : Ngày dạy:31/12/2010 Lớp dạy : 6D1 Tiết 61: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu và biết áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Nhớ và khắc sâu kiến thức : tích hai số khác dấu bao giờ cũng có kết quả là số âm 2.Kĩ năng: Vận dụng vào một vài bài toán thực tế Có ý thức vận dụng quy tắc vào thực hiện phép tính 3. Thái độ: - Hs chú ý phát biểu xây dựng quy tắc nhân. II/ CHUẨN BỊ GV: Giáo án điện tử(đèn chiếu) HS: Ôn lại kiến thức : nhân hai số tự nhiên III/ PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp; Từ lý thuyết đến thực hành; Hoạt động nhóm IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra Tính: 3+3+3+3+3 -3-3-3-3-3-3 GV: Có thể tính nhanh như thế nào? GV: Dựa vào phép tính nào để tính nhanh Cơ sở nào cho phép ta thay phép cộng trên bằng phép nhân? HS: Vì phép cộng này có các số hạng giống nhau nên có thể thay bằng phép tính nhân để làm Vậy nếu có các phép nhân sau: -3 . 4 ; -5 . 3 Hãy thay các phép tính trên bằng phép cộng để tính Tính ç-3 ç. ç4 ç Có thể minh họa tích -3 . 4 theo ç-3 ç. ç4 çnhư thế nào? HS: -3 . 4 = - (ç-3 ç. ç4 ç) Vậy muốn nhân hai số nguyên trái dấu ta làm như thế nào? Bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hoạt động 2: GV cho h/s nên bảng tính: -5 . 6 ; 9 . (-3) ; 7 . 0 ; 0 . (-4) Từ đó nêu chú ý theo sgk Hoạt động 3: GV cho h/s làm bài ? Vậy tích 2 số trái dấu(khác dấu) là gì HS: là 1 số âm Dựa vào đó hãy cho biết kết quả sau đúng hay sai: -2 .6 >0 ; -2 . 10<0 -2 .6 -2 HS đọc và làm theo sgk 1.Nhận xét mở đầu ?1 ; ?2 ; ?3 sgk/T88 2.Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: . Quy tắc:sgk/T88 Chú ý: sgk/T89 3.Luyện tập ?4 sgk ; Bài 73/T89 sgk ; Bài 76sgk Toán thực tế: Ví dụ : sgk/T89 4. Củng cố Tính (a-b).(a-b) Ta có (a-b) . a – (a-b).b = a.a – a.b – a.b – b.(-b) = a2 – 2ab + b2 Trắc nghiệm Lựa chọn đáp án đúng: 1/ Kết quả phép tính -25 . 4 là A. 100 ; B. -100 2/ Tích của số nguyên âm với 1 số nguyên dương bao giờ cũng : A. nhỏ hơn số 0 ; B. lớn hơn số 0 3/ tích của hai số nguyên khác không trái dấu là : một số nguyên dương một số nguyên âm Lựa chọn đáp án sai: 4/ phép tính -3 . 2 là kết quả của : -3 + (-3) -2 + ( -2) + (-2) 3 . (-2) ç-3 ç. ç2 ç 5.HDVN Thuộc quy tắc Bài tập về nhà: 74 ; 77/T89sgk Các bài tập trong sbt phần “ Nhân hai số nguyên khác dấu” 6.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Ngày dạy:3/01/2011 Lớp dạy: 6D1 Tiết 62: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm 2. Kĩ năng Biết vận dụng quy tắc để tính tích của hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số 3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt. II/ CHUẨN BỊ GV: Đèn chiếu HS: Phim trong , bảng con III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp ; hoạt động nhóm ; kết hợp lý thuyết với thực hành IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra: HS1: Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Chữa bài 77/T89sgk Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là: 250 . 3 = 750(dm) 250 . (-2) = -55(dm) nghĩa là giảm 500dm HS2: Chữa bài 115/T68sbt m 4 -13 13 -5 n -6 20 -20 20 m.n -24 -260 -260 -100 Vào bài: Nếu tích 2 số nguyên là số âm thì hai thừa số đó có dấu như thế nào? HS: Có dấu khác nhau Vậy Nếu tích 2 số nguyên là số dương thì hai thừa số có dấu như thế nào? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Theo các em : Nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào? HS: Nhân như nhân hai số tự nhiên GV cho h/s làm ví dụ Vậy tích hai số nguyên dương là số như thế nào? HS: là 1 số nguyên dương Hoạt động 2: GV cho h/s làm hỏi 2 Trong 3 tích này có gì đặc biệt? HS: Một thừa số không đổi Các thừa số còn lại giảm dần Tích tăng dần thêm 4 đơn vị GV dựa vào quy luật đó hãy điền tiếp kết quả của các phép tính sau GV: Kết quả các em làm là đúng Vậy muốn nhân 2 số nguyên âm ta làm như thế nào? HS: ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau GV viết trên bảng Vậy tích hai số nguyên âm là một số như thế nào? HS: Là 1 số nguyên dương Vậy từ hai trường hợp trên , cho biết tích hai số nguyên cùng dấu là gì , cách làm như thế nào? HS: Là một số nguyên dương. Chỉ cần nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng với nhau Hoạt động 3 GV yêu cầu HS làm bài số 7/T91sgk Thêm: (-45) . 0 Kết luận : Nhân 1 số nguyên với 0? Nhân hai số nguyên cùng dấu? Nhân hai số nguyên khác dấu? GV viết công thức tổng quát lên trên bảng Hoạt động nhóm bài 79/T91sgk Từ đó rút ra nhận xét theo chú ý sgk HS làm tiếp ?4 sgk 1.Nhân hai số nguyên dương ?1sgk 12 .3 = 36 5 . 120 = 600 2.Nhân hai số nguyên âm ?2 3 . (-4) = -12 2 . (-4) = -8 1 . (-4) = -4 0 . (-4) = 0 -1 . (-4) = 4 -2 . (-4) = 8 0 . (-4) = 0 . 4 = 0 -1 .(-4) = 1 . 4 = 4 -2 .(-4) = 2 . 4 = 8 3.Kết luận Với a,bÎZ ta có: a. 0 = 0 . a = 0 a . b = ça ç. çb ç ( a,b cùng dấu) a . b = - ça ç. çb ç (a,b khác dấu) Chú ý :SGK 4.Củng cố: Điền đúng/sai(Đ/S) vào cuối các kết luận sau: 1/ Tổng hai số nguyên âm là 1 số nguyên dương 2/ Tích hai số nguyên âm là 1 số nguyên âm 3/ Tích hai số nguyên âm là 1 số nguyên dương 4/ Tổng hai số trái dâu bao giờ cũng là số nguyên âm 5/ Tích hai số khác dấu bao giờ cũng là số nguyên âm 6/ Tích các số âm là 1 số âm 7/ Trong tích có lẻ thừa số âm thì tích sẽ âm, có chẵn thừa số âm thì tích sẽ dương Làm bài tập 82/T92sgk 5.HDVN Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên chú ý: (-) . (-) ®(+) BTVN: 83,84/T92sgk 120 đến 125/T69,70sbt 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tài liệu đính kèm: