Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59, Bài 9: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59, Bài 9: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương

Trường THCS Đức Phổ Giáo án Số Học 6

Giáo viên : Phan Hoàng Kiều Phương Năm Học 2008 – 2009

I – MỤC TIÊU

 1.Kiến thức : Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a+c=b+c và ngược lại; nếu a = b thì b = a .

 2.Kĩ năng :Học sinh hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : Khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.

 3.Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác và tính thẩm mĩ khi học toán.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

· Giáo viên : Chiếc cân bàn, 2 quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.

· Học sinh : Bảng nhóm.

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

· Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ

HS1: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc và chữa bài tập 60/SGK/tr85

HS2:Chữa bài 89c,d/SBT/tr65.

Bài 60(SGK – tr85):Bỏ dấu ngoặc rồi tính

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)

= 27 + 65 + 346 – 27 – 65

= (27 – 27) + (65 – 65) + 346

= 0 + 0 + 346 = 346

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

= 42 – 69 + 17 – 42 – 17

= (42 – 42) + (17 – 17) – 69

= 0 + 0 -69 = -69Bài 89(SBT – tr65):Tính tổng

c) (-3) + (-350) + (-7) + 350

= [(-3) + (-7)] + {(-350) + 350]

= 0 + 0 = 0

d) (-9) + (-11) + 21 + (-1)

= [(-9) + (-11)] + [21 + (-1)]

= (-20) + 20 = 0

· · Hoạt động 2 : Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59, Bài 9: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20	 Ngày soạn : 27/12/2008
Tiết : 59	 Ngày dạy : 29/12/2008
§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ 
I – MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức : Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a+c=b+c và ngược lại; nếu a = b thì b = a .
 2.Kĩ năng :Học sinh hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : Khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
 3.Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác và tính thẩm mĩ khi học toán.
II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Giáo viên : Chiếc cân bàn, 2 quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.
 Học sinh : Bảng nhóm.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
HS1: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc và chữa bài tập 60/SGK/tr85
HS2:Chữa bài 89c,d/SBT/tr65.
Bài 60(SGK – tr85):Bỏ dấu ngoặc rồi tính 
a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65) 
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= (27 – 27) + (65 – 65) + 346
= 0 + 0 + 346 = 346 
b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)
= 42 – 69 + 17 – 42 – 17 
= (42 – 42) + (17 – 17) – 69
= 0 + 0 -69 = -69
Bài 89(SBT – tr65):Tính tổng 
c) (-3) + (-350) + (-7) + 350 
= [(-3) + (-7)] + {(-350) + 350]
= 0 + 0 = 0 
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1)
= [(-9) + (-11)] + [21 + (-1)]
= (-20) + 20 = 0
Hoạt động 2 : Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2.1 : TÍNH CHẤT CỦA ĐẲNG THỨC
*GV cho HS thực hiện làm ?1 
(?) Tương tự cân đĩa nếu ban đầu ta có hai số bằng nhau, kí hiệu a = b ta được 1 đẳng thức. Từ phần thực hành trên cân đĩa, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức ?
-GV đưa ra tính chất của đẳng thức trên bảng phụ 
- HS thực hiện làm ?1
Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời thêm vào 2 vật có khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng và ngược lại 
- Nếu thêm (hoặc bớt) cùng một số vào 2 vế của đẳng thức, ta vẫn được một đẳng thức 
a=ba+c = b+c hoặc 
a+c = b+ca = b 
-HS nhắc lại tính chất của đẳng thức trên bảng phụ 
1. Tính chất của đẳng thức 
* Tính chất 
* Nếu a = b thì a + c = b + c 
* Nếu a + c = b+ c thì a = b 
* Nếu a = b thì b = a 
HOẠT ĐỘNG 2.2 : VÍ DỤ 
* GV cho HS làm ví dụ trên bảng 
(?) Làm thế nào để vế trái chỉ 
còn x?
*GV cho HS làm ?2 
-Gọi 1 HS lên bảng thực hiện 
-HS làm ví dụ trên bảng 
- Cộng thêm 2 vào 2 vế 
x – 2 + 2 = -3 + 2 
 x + 0 = -3 + 2 
 x = -1 
*GV cho HS làm ?2
1 HS lên bảng thực hiện 
x + 4 = - 2 
x + 4 – 4 = - 2 – 4 
x = -6
2. Ví dụ 
Tìm số nguyên x biết : x – 2 = -3 
-Giải-
x – 2 + 2 = -3 + 2 
x + 0 = -3 + 2 
x = -1
?2 Tìm số nguyên xbiết 
x + 4 = - 2 
x + 4 – 4 = - 2 – 4 
x + 0 = -2 – 4 
x = -6 
HOẠT ĐỘNG 2.3 : QUY TẮC CHUYỂN VẾ
*GV chỉ vào phép biến đổi ở trên 
x – 2 = - 3
x = - 3 + 2 
x + 4 = -2
x = - 2 – 4 
?- Em có nhận xét gì khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức ?
-GV nêu quy tắc chuyển vế/SGK
-GV cho HS làm ví dụ giáo viên đưa ra trên bảng 
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện 
*Gv cho HS làm ?3 
-Gọi 1 HS lên bảng thực hiện 
?-Ta đã học phép cộng và phép trừ các số nguyên. Ta hãy xét xem 2 phép toán này quan hệ với nhau như thế nào?
-HS thảo luận theo bàn và rút ra nhận xét:
Khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó.
-HS phát biểu quy tắc 
-HS cả lớp làm ví dụ giáo viên đưa ra trên bảng 
-2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 1 câu 
a) x + 9 = -7 
 x = -7 – 9 
 x = -16
b) x – 12 = 20
 x = 20 + 12 
 x = 32 
HS làm ?3 
- 1 HS lên bảng thực hiện 
- Hiệu của a – b là một số khi cộng với trừ (b) ta được số bị trừ (a) 
3. Quy tắc chuyển vế 
* Quy tắc (SGK – tr86)
* Ví dụ :Tìm số nguyên x biết 
a) x + 9 = -7 
 x = -7 – 9 
 x = -16
b) x – 12 = 20
 x = 20 + 12 
 x = 32 
?3 Tìm số nguyên x biết
x + 8 = (-5) + 4 
x = (-5) + 4 – 8
x = -13 + 4 
x = -9 
Hoạt động 3 : Củng cố 
- Nhắc lại tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế 
-GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập 61,63/SGK/tr87
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc tính chất dẳng thức và quy tắc chuyển vế
BTVN : Bài 62;63;64;65(SGK - tr87)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 59.doc