Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 55: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 55: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)

I – MỤC TIÊU :

1/- Kiến thức : Ôn tập kiến thức cơ bản về tập hợp mối quan hệ giưã N, N*,Z,số và chữ số, thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau , biểu diễn 1 số trên trục số

2/- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số

 3/- Thái độ : Rèn luyện khả năng hệ thống hoá cho HS

II- CHUẨN BỊ :

1/- Đối với GV : Câu hỏi ôn tập, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng có chia khoảng

2/- Đối với HS : Ôn bài , thước thẳng có chia khoảng

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 1/- Hoạt động 1 :

a)- Ổn định : Kiểm tra sĩ số

b)- Kiểm tra bài cũ : Nêu ký hiệu của tập hợp các số tự nhiên, các số nguyên

Điền vào ô các dấu , cho thích hợp

2 Z ; -3 N ; 0 N *

HS lên bảng trả lời câu hỏi và điền ký hiệu vào ô trống

2 Z

-3 N

0 N*

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 55: Ôn tập học kỳ I (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Tiết : 55 
Ngày soạn : .
Ngày dạy : ..
Tên bài: ÔN TẬP HỌC KỲ I ( TIẾT 1) 
I – MỤC TIÊU : 
1/- Kiến thức : Ôn tập kiến thức cơ bản về tập hợp mối quan hệ giưã N, N*,Z,số và chữ số, thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau , biểu diễn 1 số trên trục số 
2/- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số 
 3/- Thái độ : Rèn luyện khả năng hệ thống hoá cho HS 
II- CHUẨN BỊ : 
1/- Đối với GV : Câu hỏi ôn tập, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng có chia khoảng 
2/- Đối với HS : Ôn bài , thước thẳng có chia khoảng 
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/- Hoạt động 1 : 
a)- Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
b)- Kiểm tra bài cũ : Nêu ký hiệu của tập hợp các số tự nhiên, các số nguyên
Điền vào ô các dấu , cho thích hợp 
2 Z ; -3 N ; 0 N *
HS lên bảng trả lời câu hỏi và điền ký hiệu vào ô trống 
2 Z
-3 N
0 N*
1/ Ôn tập chung về tập hợp 
 Có 2 cách viết 1 tập hợp 
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp 
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó 
_ Số phần tử của 1 tập hợp 
Một tập hợp có thể có 1 phần tử , nhiều phần tử vô số phần tử hoặc không chưá phần tử nào 
Tập hợp con 
Nếu mọi phần tử thuộc tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B 
VD : A = 1, 3
 B = 1,2, 3
 A B 
Nếu A B , B A thì A = B 
2/ - Hoạt động 2 : 
HĐ 2.1 : Để viết 1 tập hợp người ta có những cách nào ?
_ Cho VD gọi HS lên bảng ghi 2 cách viết tập hợp A vơí A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
_ Chú ý cho HS mỗi phần tử , của tập hợp chỉ liệt kê 1 lần 
HĐ 2.2 : GV đặt câu hỏi 
_ Một tập hợp có bao nhiêu phần tử 
Cho ví dụ : yêu cầu HS mỗi trường hợp lấy ví dụ minh họa 
HĐ 2.3 : GV đặt câu hỏi 
Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B 
cho Ví dụ 
_ Thế nào là hai tập hợp bằng nhau 
Trả lời có 2 cách 
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp 
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó 
A = 0,1,2,3 hoặc 
A = x N / x < 4
Một tập hợp có thể có 1 phần tử , nhiều phần tử vô số phần tử hoặc không chưá phần tử nào ?
VD : A = 5
B = -2, -3, -4, -5
C = x N 
D = x N / x + 5 =3
Nếu mọi phần tử thuộc tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B 
VD : A = 1, 3
 B = 1,2, 3
 A B 
Nếu A B , B A thì A = B 
2/- Tập hợp N, tập hợp Z
a) Khái niệm về tập hợp N,tập Z
+ Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên 
N = 0,1,2,3,...
+ Tập hợp N* là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 0
N* = 1,2,3,....
+ tập hợp Z là tập hợp các số nguyên gồm số nguyên âm số nguyên dương và số 0
Z= ..., -2,-1,0,1,2,...
b) Mối quan hệ giưã N, N*, Z
N* N Z
b/ - Thứ tự trong N, trong Z
 Trong 2 số tự nhiên bất kỳ có 01 số nhỏ hơn số kia 
_Trên trục số nằm ngang điểm biểu diễn số bé hơn sẽ nằm bên trái điểm biểu diễn
_ Mỗi số chỉ có duy nhất 1 số liền trước và 1 số liền sau 
3/ - Hoạt động 3 
HĐ 3.1 : GV đặt câu hỏi 
Thế nào là tập hợp N, tập N*.Biểu diễn các tập hợp đó 
Treo kết luận đã được ghi sẳn lên bảng
_ Mối quan hệ giưã các tập hợp đó như thế nào ?
Vẽ sơ đồ lên bảng 
_ Hướng dẫn HS chú ý nghĩa của sơ đồ
_ Tại sao cần mở rộng tập hợp N thành tập hợp Z
HĐ 3.2 : GV đặt câu hỏi 
_ Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên . hãy nêu thứ tự trong Z
_ Trên trục số nằm nganh, nếu a < b thì điểm biểu diễn điểm a nằm phiá bên nào của điểm b
_ Cho HS lên bảng biểu diễn các số -3, -2 ,0,1 lên trục số 
Tìm số liền trước của 3 số liềøn sau của -5
_ Nêu qui tắc so sánh 2 số nguyên 
Trả lơì 
+ tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên 
N = 0,1,2,3,...
+ Tập hợp N* là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 0
N* = 1,2,3,....
+ tập hợp Z là tập hợp các số nguyên gồm số nguyên âm số nguyên dương và số 0
Z= ..., -2,-1,0,1,2,...
b) Mối quan hệ giưã N, N*, Z
N* N Z
N* chưá trong N hay chưá N*
N* chưá trong Z hay chưá N*
Z chưá N 
_ Để phép trừ luôn luôn thực hiện được và dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng có 2 hướng ngược nhau 
TRong 2 số nguyên khác nhau có một số lớn hơn số kia, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b được ký hiệu là a a
_ Điểm diễn các số đã cho lên trục số 
 0	
 -2 -1 1 2 3
_ Liền trước số 3 là số 2
+ Liền sau số -5 là -4
_ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0
_ Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0 
 Mọi số nguyên âm đều bé hơn số nguyên dương 
Hoạt động 4
_ Ôn lại các kiến thức đã ôn 
_ Xem lại các bài tập đã sưả 
_ Chuẩn bị trước các câu hỏi 
+ Phát biểu qui tắc tìm giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, qui tắc cộng 2 số nguyên , trừ số nguyên, qui tắc dấu ngoặc
+ Dạng tổng quát các tính chất phép cộng trong Z
+ Chuẩn bị tiết sau ôn tiếp thi học kỳ I 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 55 - SO HOC.doc