Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54: Ôn tập học kỳ I (tiết 2) - Trần Ngọc Tuyền

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54: Ôn tập học kỳ I (tiết 2) - Trần Ngọc Tuyền

 I/ MỤC TIÊU:

 *Kiến thức:

 - Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9.

 - Tính chất chia hết của một tổng.Số nguyên tố.Hợp số

 - Cách tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.

 * Kỉ năng:

 - Rèn kĩ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2,3,5,9.Tìm ƯCLN, BCNN.

 - Thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, biết t ìm x.

 * Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.

 - Hs vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.

 II/ KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

 HS biết vận dụng các kiến thức đã được học. khi làm tính toán cho hợp lí.

 III/ PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ:

 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.

 IV/ TÀI LIỆU THIẾT BỊ CẦN THIẾT:

 GV: Bảng phu ghi quy tắc và các bài tập.

HS: Ôn lại các kiến thức đã học, máy tính bỏ túi.

 V/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54: Ôn tập học kỳ I (tiết 2) - Trần Ngọc Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :17
Tiết : 54
NS:
ND:
:
 ÔN TẬP HỌC KÌ I ( Tiết 2)
 –&—
 I/ MỤC TIÊU:
 *Kiến thức:
 - Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9. 
 - Tính chất chia hết của một tổng.Số nguyên tố.Hợp số
 - Cách tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
 * Kỉ năng:
 - Rèn kĩ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2,3,5,9.Tìm ƯCLN, BCNN.
 - Thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, biết t ìm x.
 * Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
 - Hs vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.
 II/ KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
 HS biết vận dụng các kiến thức đã được học. khi làm tính toán cho hợp lí.
 III/ PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ: 
 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.
 IV/ TÀI LIỆU THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
 GV: Bảng phu ghi quy tắc và các bài tập.
HS: Ôn lại các kiến thức đã học, máy tính bỏ túi.
 V/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Thầy
Nội dung
Hoạt động 1: KTBC(5’)
HS1 : Thế nào là tập hợp N, N*, Z. Hãy biểu diễn các tập hợp đó.
Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên.
HS2 : Chữa bài tập 27 trang 58 SGK
a/ Số nguyên a lớn hơn 5, số a có chắc chắn là số nguyên dương không ?
b/ Số b < 1. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không ?
c/ Số c > (-3) . số c có chắc chắn là số nguyên dương không ?
d/ Số nguyên d nhỏ hơn hoặc bằng -2 . số d có chắc chắn là số nguyên âm không ? Minh họa trên trục số ?
Hoạt động 2 (9’)
Bài 1 : Cho các số 160 ; 534 ; 2511 ; 48309 ; 3825. Hỏi trong các số đã cho :
a/Số nào chia hết cho 2
b/Số nào chia hết cho 3
c/Số nào chia hết cho 9
d/Số nào chia hết cho 5
e/ Số nào chia hết cho cả 2 và 5
f/ Số nào chia hết cho 2 và 3
g/ Số nào chia hết cho cả 2 , 5 và 9
Bài 2 : Điền chữ số vào dấu * để :
a/ 1*5* chia hết cho cả 5 và 9.
b/ *46* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Bài 3 : Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ? Giải thích ?
a/ 717
b/ 6 . 5 + 9 . 31
c/ 3 . 8 . 5 - 9 . 13
 Hoạt động 2:
Bài 4 : 
Cho hai số 90 và 252. Hãy cho biết BCNN(90 ;252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của hai số đó ?
Hãy tìm ƯC (92 ;252) 
Hãy tìm BC (92 ;252) 
GV : Muốn biết BCNN(90 ;252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN (90 ;252) trước tiên ta phải làm gì ?
Hướng dẫn HS phân tích các số ra TSNT dưới dạng cột.
Tìm ƯC (92 ;252) 
Tìm BC (92 ;252) 
Bài 5 : (Bài 126 SBT trang 28)
GV gọi HS đọc đề và tóm tắt
Nếu gọi a là số HS khối 6 thì a cần có điều kiện gì ?
GV gọi HS lên bảng giải.
Hoạt động 3:
Bài 6 :
Tìm x , biết :
a/ 3(x + 8) = 18
b/ (x +13) : 5 = 2
c/ 2 + (-5) = 7
HS lên bảng thực hiện
a/ số a có chắc chắn là số nguyên dương .
b/ Số b không chắc chắn là số nguyên âm vì có số O
c/ số c không chắc chắn là số nguyên dương. Vì còn có số 
( -1), (-2)
d/ số d có chắc chắn là số nguyên âm 
a/ 160 ; 534 
b/ 534 ; 2511 ; 48309 ; 3825.
c/ 2511 ; 3825
d/ 160 ; 3825.
e/ 160  
f/ 534 
g/ Không có
HS lên bảng thực hiện
a/ 1755; 1350
b/ 8460
a/ Là hợp số vì 717 3
b/ Hợp số vì (6 . 5 + 9 . 31) 3
c/ Số nguyên tố vì 
3 . 8 . 5 - 9 . 13 = 3 (40 - 39) = 3
Tìm BCNN và ƯCLN của 90 ; 252
90 = 2 . 32. 5
252 = 22 . 32 .7
ƯCLN (90 ;252) = 2 . 32 = 18
BCNN(90 ;252) = 22 . 32. 5 .7 = 1260
BCNN(90 ;252) gấp 70 lần ƯCLN (90 ;252) 
ƯC (92 ;252) = Ư (18)= 
BC (92 ;252) = B (1260) = 
Số HS khối 6: 200 đến 400 HS
Xếp hàng 12, 15, 18 đều thừa 5 HS. Tính số HS khối 6?
12 = 22 .3
15 = 3 .5
18 = 2 . 32
BCNN(12;15;18) = 22. 32.5 = 180
BC (12;15;18) = B (180) = 
 a – 5 = 360 => a = 365
Vậy số HS khối 6 là 365 HS
a/ 3(x + 8) = 18
 (x + 8) = 18 : 3
 x = 6 – 8
 x = -2
b/ (x +13) : 5 = 2
(x +13)  = 2 . 5
x = 10 – 13 
x = -3
c/ 2 + (-5) = 7
2 = 7 + 5
 = 12 : 2
 = 6
1/ Ôn các dấu hiệu chia hết. Tính chất chia hết của một tổng. Số nguyên tố. Hợp số: 
2/ Ôn tập về BC, ƯC , BCNN, ƯCLN: (9’)
3/Ôn tập toán tìm x:
4/ Củng cố:
Tìm x , ƯCLN, BCNN
Củng cố các dạng toán đố
5/ HDVN(1’)
Ôn tập các kiến thức đã ôn.
Xem lại lí thuyết từ đầu năm học và làm thêm bài tập trong SBT
Chuẩn bị thi HKI gồm cả số học và hình học

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6 (TIET54).doc