Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu

a) Kiến thức

- Học sinh nắm vững qui tắc trừ hai số nguyên.

b) Kĩ năng

- Học sinh tính đúng hiệu của hai số nguyên.

c) Thái độ

- Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, nhạy bén và cẩn thận khi tính.

2. Trọng tâm

Nắm vững qui tắc trừ hai số nguyên

3. Chuẩn bị

GV: Thước thẳng có chia khoảng.

HS: Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định

- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng

GV: Nêu yêu cầu

HS1:

1) Phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu? (5 điểm)

2) Tính (5 điểm)

a) (–57) + 47

b) 469 + (–219) HS1:

1) Qui tắc: như SGK.

2) Tính

a) (–57) + 47 = – (57 – 47) = –10

b) 469 + (–219) = 469 – 219 = 250

HS2:

1) Viết công thức tổng quát các tính chất của phép cộng số nguyên? (5 điểm)

2) Tính (5 điểm)

(–2) + 4 + (–6) + 8 + (–10) + 12

 HS2:

1) a + b = b + a; (a + b) + c = a +(b + c)

2) Tính

(–2) + 4 + (–6) + 8 + (–10) + 12

= 2 + 2 + 2 = 6

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Tiết: 54 ; bài 7 
Tuần 18 	
Ngày dạy: 25/12/2010
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh nắm vững qui tắc trừ hai số nguyên.
b) Kĩ năng
- Học sinh tính đúng hiệu của hai số nguyên.
c) Thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, nhạy bén và cẩn thận khi tính.
2. Trọng tâm
Nắm vững qui tắc trừ hai số nguyên
3. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng.
HS: Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng
GV: Nêu yêu cầu
HS1: 
1) Phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu? (5 điểm) 
2) Tính (5 điểm)
a) (–57) + 47
b) 469 + (–219)
HS1: 
1) Qui tắc: như SGK.
2) Tính
a) (–57) + 47 = – (57 – 47) = –10
b) 469 + (–219) = 469 – 219 = 250
HS2: 
1) Viết công thức tổng quát các tính chất của phép cộng số nguyên? (5 điểm)
2) Tính (5 điểm)
(–2) + 4 + (–6) + 8 + (–10) + 12
HS2:
1) a + b = b + a; (a + b) + c = a +(b + c)
2) Tính
(–2) + 4 + (–6) + 8 + (–10) + 12
= 2 + 2 + 2 = 6
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1
1. Hiệu của hai số nguyên
GV: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào?
HS: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
GV: Vậy phép trừ hai số nguyên thực hiện được khi nào?
+ Yêu cầu HS thực hiện ? theo nhóm và rút ra nhận xét?
HS:Thực hiện ?
 ? a)3–4= 3+(–4)
3–5= 3+(–5)
b)2–(–1)= 2+1
2–(–2)= 2+2
HS: Hoạt động theo nhóm 
+ Đại diện các nhóm nêu nhện xét: Muốn trừ hai số nguyên a và b, ta cộng a với số đối của b.
Qui tắc: (SGK/81)
a – b = a + (-b)
GV: Hướng dẫn học sinh tính:
2 –7 = 2 + ? = ?
2 – (–7) = 2 + ? = ?
HS: Một HS đứng tại chỗ trả lời
2 –7 = 2 + (–7) = – (7 –2) = –5 
2 – (–7) = 2 + 7= 9
Ví dụ:
2– 7 = 2 + (–7) = – (7 –2) = –5 
2 – (–7) = 2 + 7= 9
Hoạt động 2
2. Ví dụ
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ / SGK
HS: Hai HS lần lượt đọc to ví dụ
GV: Nhiệt độ hôm nay ở Sapa là bao nhiêu?
HS:Trả lời
GV:Vậy phép trừ trong số nguyên khác gì so với phép trừ trong số tự nhiên?
HS:Luôn thực hiện được
Nhiệt độ hôm nay ở Sapa là:
30C – 40C = 30C + (–40C) = –10C
* Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cung thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện được.
4.4 Củng cố và luyện tập
GV: Nêu câu hỏi:
Em hãy cho biết phép trừ trong N và phép trừ trong Z khác nhau như thế nào?
HS: Một HS đứng tại chỗ trả lời.
+ Trong N, a–b thực hiện được khi ab.
+ Trong Z, a – b luôn thực hiện được với mọi a, bỴ Z 
GV: Yêu cầu HS thực hiện bài 77/ SBT/ 63 theo nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm.( 3 phút)
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.
HS: Đại diện nhóm trình bày bảng.
GV:Nhận xét bài làm của nhóm.
Bài 77/ SBT/ 63.
a) (–28) – (–32) = (–28) + 32 = 4
b) 50 – (–21) = 50 + 21 = 71
c) (–45) –30 = (–45) + (–30) = –75
d) x – 80 = x + (–80)
e) 7 – a = 7 + (–a)
g) (–25) – (–a) = –25) + a
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài 47/ SGK/ 82
 HS: Cả lớp thực hiện ( 1 phút)
+ Một HS lên bảng thực hiện .
GV: Kiểm tra tập của vài HS.
Bài 47/ SGK/ 82.
1 – (–2) = 1 +2 = 3
(–3) – 4 = (–3) + (–4) = –7
(–3) – (–4) = (–3) + 4 = 1
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Đối với tiết học này
Học thuộc: Qui tắc trừ hai số nguyên
- Đối với tiết tiếp theo
Làm bài tập: bài 49; 50; 51;53/ SGK/ 82.
- Hướng dẫn: Bài 50/ SGK/ 82
+ Dòng 1 kết quả là –3. Vậy số bị trừ nhỏ hơn số trừ nên 3.2 – 9 = –3.
+ Cột 1 kết quả là 25. Vậy 3.9 – 2 = 25.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 55moi.doc