I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
− Kiến thức : Hiểu phép trừ trong Z.
− Kĩ năng : Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
− Thái độ : Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
− Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ.
− Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
3. Bài mới : Chúng ta đã biết cách cộng hai số nguyên. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu phép trừ hai số nguyên.
Ta sang: “Tiết 50 : Phép trừ hai số nguyên”.
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Trường : THCS Đồng Khởi Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh Ngày soạn : 28 / 12 / 2004 Tiết 50 : PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải : − Kiến thức : Hiểu phép trừ trong Z. − Kĩ năng : Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên. − Thái độ : Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : − Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ. − Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh. 3. Bài mới : Chúng ta đã biết cách cộng hai số nguyên. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu phép trừ hai số nguyên. Ta sang: “Tiết 50 : Phép trừ hai số nguyên”. 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Hiệu của hai số nguyên. a) Cho học sinh giải bài tập ?. b) Yêu cầu học sinh thử đề xuất (phát biểu) quy tắc trừ. c) Chính xác hóa quy tắc và giới thiệu phần nhận xét. a) Giải bài tập ?. b) Phát biểu quy tắc trừ như SGK. 1. Hiệu của hai số nguyên : a) Quy tắc : Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. b) Ví dụ : 3 − 8 = 3 + (−8) = −5 ; (−3) − (−8) = (−3) + (+8) = +5. c) Nhận xét : (SGK) Hoạt động 2 : Ví dụ. a) Cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ. b) Giải thích thêm cho học sinh phần nhận xét. Chẳng hạn : Kết quả của phép trừ hai số tự nhiên có thể không phải là số tự nhiên (3 − 5 = −2), còn kết quả của phép trừ hai số nguyên luôn là số nguyên. c) Lí do chính cần mở rộng tập hợp N các số tự nhiên thành tập hợp Z các số nguyên là để trong Z phép toán trừ luôn thực hiện được. a) Đọc ví dụ trong SGK. b) Đọc nhận xét trong SGK. 2. Ví dụ : (SGK) Hoạt động 3 : Củng cố. a) Làm bài tập 47 SGK. b) Làm bài tập 48 SGK. c) Làm bài tập 49 SGK. a) −5 ; 3 ; −7 ; 1. b) −7 ; 0 ; a ; −a. c) 15 ; 2 ; 0 ; −3. 5. Hướng dẫn học ở nhà : a) Bài vừa học : − Học bài theo SGK. − Bài tập ở nhà : Bài 50 SGK. b) Bài sắp học : “Luyện tập” Chuẩn bị: Bài tập 51, 52, 53, 54 SGK. IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung : .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm: