Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50, Bài 7: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2009-2010 (bản 2 cột)

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50, Bài 7: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2009-2010 (bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

- HS biết và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho các số hạng vào trong dấu ngoặc)

 - HS biết khái niệm tổng đại số, các phép biến đổi trong tổng đại số.

II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

HS 1: Phát biểu quy tắc trừ số nguyên

Tính a) 8 +(3 - 7)

b) (-5) - (9 -12)

HS 2: Chữa bài 84 (SBT/64)

Tìm số nguyên biết

a) 3 +x = 7

b) x +5 = 0

c) x + 9 = 2

? Tính gía trị của biểu thức

5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17)

GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính bằng cách nhanh nhất.

GV: Muốn bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu + và - thì ta phải làm gì? HS 1: Phát biểu quy tắc và thực hiện phép tính

a) 8 +(3 - 7) = 8 + (-4) = 4

b) (-5) - (9 -12) = (-50 +3 = -2

HS 2: chữa bài tập

a) a) 3 +x = 7 => x = 7 -3 = 4

b) x +5 = 0=> x= 0 - 5 = -5

c) x + 9 = 2=> x=2 - 9 = -7

HS : Ta có thể tính giá trị của từng ngoặc rồi thực hiện từ trái sang phải

HS : Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 +17 vì vậy nếu bỏ được dấu ngoặc thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50, Bài 7: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2009-2010 (bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 14 tháng 12 năm 2009.
Tiết 50. 	Đ 7. Quy tắc dấu ngoặc
Mục tiêu:
- HS biết và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho các số hạng vào trong dấu ngoặc)
 - HS biết khái niệm tổng đại số, các phép biến đổi trong tổng đại số.
Tiến trình dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. kiểm tra bài cũ
HS 1: Phát biểu quy tắc trừ số nguyên
Tính a) 8 +(3 - 7)
b) (-5) - (9 -12)
HS 2: Chữa bài 84 (SBT/64)
Tìm số nguyên biết 
a) 3 +x = 7	
b) x +5 = 0
c) x + 9 = 2
? Tính gía trị của biểu thức 
5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17)
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính bằng cách nhanh nhất.
GV: Muốn bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu + và - thì ta phải làm gì?
HS 1: Phát biểu quy tắc và thực hiện phép tính 
a) 8 +(3 - 7) = 8 + (-4) = 4
b) (-5) - (9 -12) = (-50 +3 = -2
HS 2: chữa bài tập 
a) a) 3 +x = 7 => x = 7 -3 = 4
b) x +5 = 0=> x= 0 - 5 = -5
c) x + 9 = 2=> x=2 - 9 = -7
HS : Ta có thể tính giá trị của từng ngoặc rồi thực hiện từ trái sang phải 
HS : Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 +17 vì vậy nếu bỏ được dấu ngoặc thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn 
Hoạt động 2. Quy tắc dấu ngoặc
- GV cho HS làm ?1 SGK/83
a) Tìm số đối của 2 - 5; 2 + (-5)
b) So sánh số đối của tổng 2 +(-5) và tổng các số đối của 2 và (-5)
? GV cho HS so sánh và yêu cầu HS nêu nhận xét 
 Hãy so sánh số đối của tổng (-3 + 5 + 4) với tổng các số đối của các số hạng
? Qua ví dụ các em có nhận xét gì về dấu của số hạng khi bỏ dấu ngoặc đằng trớc có dấu -
- GV yêu cầu HS làm ?2
Tính và so sánh kết quả 
a) 7 + (5 -13) và 7 + 5 + (-13)
b) 12 - (4 - 6) và 12 - 4 +6
? Qua ?2 em hãy cho biết khi bỏ dấu ngoặc có dấu - đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào?
? Khi bỏ dấu ngoặc mà đằng trước có dấu + thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào ?
 GV giới thiệu quy tắc SGK/84 
 GV nhấn mạnh lại quy tắc sau đó cho HS làm vd SGK/84
Tính nhanh
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
b) (-257) - [(-251+156) - 56]
ở câu a, b GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện bỏ dấu ngoặc ( yêu cầu HS nêu cả 2 cách bỏ dấu ngoặc)
C1: Bỏ ngoặc ( ) trước 
C2: Bỏ ngoặc [ ] trước
- GV yêu cầu HS làm bài tập ra lúc đầu 
5+ (42 - 15 + 17) -(42 +17)
- GV cho HS làm ?3 sgk/84
Tính nhanh
a) (768 - 39) - 768
b) (-1579) - (12 - 1579)
HS làm ra vở nháp sau đó trả lời 
Số đối của 2 là - 2
Số đối của - 5 là 5
Số đối của 2 + (-5) là -[2 + (-5)]
HS : số đối của tổng 2 + (-5) là -[2 + (-5)] = -(-3) = 3
Tổng các số đối của 2 và -5 là (-2) +5 = 3
HS nêu nhận xét : Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng
HS làm bài và trả lời
(-3 + 5 + 4) = -6
3 + (-5) + (-4) = -6
Vậy -(-3+5+4) = 3+(-5) =9-4)
HS : Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu - ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
HS cả lớp cùng làm sau đó 2 HS trình bày kết quả và so sánh 
a) 7 + (5 -13) = 7 + 5 + (-13) = -1
b) 12 - (4 - 6) = 12 - 4 +6 = 14
HS Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu - đằng trớc thì ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
HS : ... dấu của các số hạng vẫn giữ nguyên 
HS đọc quy tắc SGK/84
HS làm 
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
= 324 - 324 = 0
b) (-257) - [(-251+156) - 56]
= (-257) + 257 - 156 +56 = -100
- HS trao đổi bài làm để kiểm tra kết quả 
HS làm 
5+ (42 - 15 + 17) -(42 +17)
= 5 + 42 - 15 +17 - 42 - 17 
= -10
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính , HS cả lớp cùng làm 
a) = -39
b) = -12
Hoạt động 3. tổng đại số
- GV cho HS chuyển phép trừ thành phép cộng
5 -3 + 6 - 7 - 5 + (-3) + 6 + (-7)
- Gv giới thiệu
+ Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là 1 tổng đại số 
+ Khi viết tổng đại số ta có thể bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc
VD: 5 + (-3) - (-6) -(+7)
= 5 + (-3) + (+6) +(-7)
= 5 - 3 + 6 - 7
- GV giới thiệu các phép biến đổi trong một tổng đại số 
- GV nêu ví dụ
a - b - c = - b + a - c = -b -c +a
a - b - c = (a-c) - c = a- (b+c)
- GV yêu cầu HS áp dụng để tính 
a) 97 - 150 - 47
b) 284 - 75 - 25 
GV giải thích rõ các phép biến đổi sử dụng để thực hiện phép tính 
GV nêu chú ý SGK/85
HS đọc kết quả 
HS đọc phần in nghiêng SGK 
HS thực hiện phép tính 
a) 97 - 150 - 47 = (97 - 47) - 150 
= 50 - 150 = -100
b) 284 - 75 - 25 = 284 -(75 +25) 
= 284 - 100 = 184
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc quy tắc bỏ dấu ngoặc, đặt dấu ngoặc, các phép biến đổi tổng đại số.
 - Làm bài 58, 60 SGK. Làm bài 92, 93, 94 SBT 
 - Trả lời các câu hỏi ra vở bài tập 
 Câu 1: Nêu các cách viết một tập hợp? Cho ví dụ?
 Câu 2: Thế nào là tập hợp N, N* , Z, nêu mối quan hệ giữa các tập hợp đó.
 Câu 3: Biểu diễn các số nguyên trên trục số: nêu thứ tự trong tập hợp N, Z. Cách xác định số liền trớc, số liền sau.
 Câu 4: Định nghĩa luỹ thừa bậc n của a? Nêu quy tắc nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số, chia hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai luỹ thừa cùng cơ số?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 50.doc