I\ Mục tiêu:
-HS nắm được bốn tính chất của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0 và cộng với số đối.
-Biết vận dụng các tính chất để tính nhanh và hợp lí.
-Biết tính tổng của nhiều số nguyên bằng cách kết hợp các tính chất.
II\ Chuẩn bị:
Gv : Bảng tóm tắt c ác tính chất
HS: Ôn lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Tính và so sánh kết quả
a\ (-7)+(-9) và (-9)+(-7)
b\ 25+(-12) và (-12)+25
Hãy nhận xét vị trí của các số hạng mỗi tổng ở mỗi câu.
Tương tự tính chất nào ở phép cộng các số tự nhiên.
a\ (-7)+(-9) = (-9)+(-7) = -16
b\ 25+(-12) = (-12)+25= 13
Các số hạng hoán đổi vị trí với nhau và có tổng bằng nhau.
Tính chất giao hoán
HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN
Thực hiện ?1
Rút ra nhận xét phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán.
Nêu ý nghĩa của tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên ?
a+b= b+a
Tổng không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng của tổng.
Tiết 48 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN I\ Mục tiêu: -HS nắm được bốn tính chất của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0 và cộng với số đối. -Biết vận dụng các tính chất để tính nhanh và hợp lí. -Biết tính tổng của nhiều số nguyên bằng cách kết hợp các tính chất. II\ Chuẩn bị: Gv : Bảng tóm tắt c ác tính chất HS: Ôn lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. III\ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ Tính và so sánh kết quả a\ (-7)+(-9) và (-9)+(-7) b\ 25+(-12) và (-12)+25 Hãy nhận xét vị trí của các số hạng mỗi tổng ở mỗi câu. Tương tự tính chất nào ở phép cộng các số tự nhiên. a\ (-7)+(-9) = (-9)+(-7) = -16 b\ 25+(-12) = (-12)+25= 13 Các số hạng hoán đổi vị trí với nhau và có tổng bằng nhau. Tính chất giao hoán HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN Thực hiện ?1 Rút ra nhận xét phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán. Nêu ý nghĩa của tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên ? a+b= b+a Tổng không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng của tổng. HOẠT ĐỘNG 3: TINH CHẤT KẾT HỢP Làm ?2 Kết luận phép cộng cá số nguyên cũng có tính chất kết hợp. Chú ý : sgk Ta có thể đổi chỗ và nhóm các số hạng tùy ý trong tổng có nhiều số hạng Bài 36 sgk: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp a\ 126+(-20)+2004+(-106) b\ (-199)+(-200)+(-201) 3 hs thực hiện (a+b)+c= a +(b+c) a\ 126+(-20)+2004+(-106) = 126+[(-20)+(-106)]+2004 =[126 +(-126)]+2004 =0+2004=2004 b\ (-199)+(-200)+(-201) =[(-199)+(-201)]+(-200) =(-400)+(-200) = -600 HOẠT ĐỘNG 4: CỘNG VỚI 0 Hãy tính tổng: (-13)+0 0+ (-3111) Nêu dạng tổng quát: (-13)+0 = - 13 0+ (-3111) = -3111 a+0= 0+a = 0 HOẠT ĐỘNG 5: CỘNG VỚI SỐ ĐỐI Thực hiện các phép tính: a\ (-17)+17 b\ 28+(-28) Gọi 2 học sinh Vậy tổng của hai số đối nhau là số nào? Số đối của số nguyên a kí hiệu là –a Khi đó số đối của –a chính là a: -(-a) =a Nếu a là số nguyên dương thì số đối của a là –a là số nguyên dương hay số nguyên âm? Cho ví dụ: Nếu a là số nguyên âm thì số đối của a là –a là số nguyên dương hay số nguyên âm? Nêu tính chất Áp dụng : Tính tổng của các số nguyên x: với -4<x<3 a\ (-17)+17 =0 b\ 28+(-28) = 0 Tổng của hai số đối nhau luôn là 0 a là số nguyên dương thì –a là số nguyên âm . VD: -(+2)= -2 a là số nguyên âm thì –a là số nguyên dương . - (-3)=3 a+ (-a)=0 x= -3;-2;-1;0;1;2 tổng : (-3)+(-2)+(-1)+0+1+2 =[(-3)+0]+[(-2)+2]+[(-1)+1]=(-3)+0+0= -3 HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP Làm bài tập 39 sgk 2 hs lên bảng HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Nắm vững các qui tắc của phép cộng các số nguyên Làm các bài tập 41,42,43 sgk Chuẩn bị máy tính bỏ túi (nếu có)
Tài liệu đính kèm: