Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Tính chất của phép cộng các số nguyên - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Tính chất của phép cộng các số nguyên - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :

 − Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

 − Kĩ năng: Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

 − Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.

 3. Bài mới : Ta đã biết cách cộng các số nguyên, vậy phép cộng các số nguyên có những tính chất gì ?

 Muốn biết điều đó, ta sang: “Tiết 48: Tính chất của phép cộng các số nguyên”.

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Tính chất của phép cộng các số nguyên - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	Ngày soạn : 24 / 12 / 2004
Tiết 48:	TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
	I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
	− Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
	− Kĩ năng: Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
	− Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
	3. Bài mới : Ta đã biết cách cộng các số nguyên, vậy phép cộng các số nguyên có những tính chất gì ? 
 	Muốn biết điều đó, ta sang: 	“Tiết 48: Tính chất của phép cộng các số nguyên”.
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tính chất giao hoán.
a) Cho học sinh làm bài tập ?1.
b) Các kết quả của phép tính giống nhau vì thực chất phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán. 
a) Đáp số: −5 ; 2 ; −4.
b) Ghi vở.
1. Tính chất giáo hoán:
a + b = b + a
Hoạt động 2 : Tính chất kết hợp.
a) Cho học sinh làm bài tập ?2.
b) Các kết quả của phép tính giống nhau vì thực chất phép cộng các số nguyên cũng có tính chất kết hợp.
c) Giới thiệu phần chú ý. Nhờ có tính chất trên mà ta có thể viết (−7) + 4 + (−9) là {(−7) + 4} + (−9) hoặc (−7) + {4 + (−9)} 
a) Đáp số: 3.
b) Ghi vở.
2. Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
 Chú ý: (SGK)
Hoạt động 3 : Cộng với số 0.
a) Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời tính chất này.
b) Nhận xét và bổ sung.
a) Bất kì số nguyên nào cộng với 0 cũng bằng chính nó.
b) Nhận xét.
3. Cộng với số 0:
a + 0 = a
Hoạt động 4: Cộng với số đối.
a) Gọi học sinh đọc mục 4 SGK.
b) Giới thiệu tính chất a + (−a) = 0.
c) Giới thiệu tiếp: ngược lại nếu a + b = 0 thì theo quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, ta kết luận : b = −a hoặc a = −b.
d) Kết hợp cả hai mệnh đề, ta có thể nói rằng : hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
e) Cho học sinh làm ?3. Gợi ý : Trước tiên ta phải tìm tất cả các số đó (trên trục số chẳng hạn).
a) Đọc mục 4 SGK.
b) Ghi vở.
e) Đáp số : 0. 
4. Cộng với số đối: (SGK)
a + (−a) = 0
Hoạt động 5: Củng cố.
a) Làm bài tập 36.
b) Làm bài tập 37.
c) Làm bài tập 40.
a) Đáp số: 2004 ; −600.
b) Đáp số: −3 ; 0.
c) Chia làm 4 nhóm.
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học bài theo SGK.
	− Bài tập ở nhà : Bài 38, 39 SGK.\
	b) Bài sắp học :	“Luyện tập”
 	Chuẩn bị: Bài tập 41, 42, 43, 44 SGK.
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc48. Tinh chat cua phep cong cac so nguyen.doc